Chương trình phát thanh tổng hợp trưa 30 tết
Danh mục
Phóng sự Tết
NỘI DUNG

Chương trình phát thanh tổng hợp

Phát sóng trưa 27 tháng 1 năm 2017 (30 tết)

MC1: Kính chào quý vị và các bạn!

Chỉ còn ít giờ nữa thôi, chúng ta sẽ đón năm mới Đinh Dậu 2017.  Hy vọng quý vị đã chuẩn bị được những thứ cần thiết, để những ngày tết sum vầy bên gia đình thật vui vẻ và đầm ấm.

MC2: Quý vị và các bạn thân mến!

Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết đến xuân về là khoảng thời gian đánh dấu cho những điều thật thiêng liêng.

Chính vì lẽ đó, treo một bức thư pháp, một bức tranh mùa xuân, làm những thứ bánh dân dã dâng cúng ông bà tổ tiên, quây quần bên những mâm cơm ngày tết là những hình ảnh quen thuộc và rất đẹp đẽ, trong ngày tết ở mỗi gia đình.

MC1:Hãy cùng chúng tôi đến với những nét văn hóa ngày tết ấy, trong chương trình phát thanh tổng hợp trưa nay.

Nhạc cắt

BÀI 1: NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN THƯ PHÁP

MC2: Thưa quý vị và các bạn!

Mùa xuân đến, đất trời và con người đang hòa chung trong không khí náo nức, hồ hởi, đón chào những gì mới mẻ và tốt đẹp nhất đến với mình, những người thân yêu nhất và cho tất cả mọi người.

Cùng với sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ “như phượng múa rồng bay” mà thi nhân đã gửi lời, gửi ý, gửi những hoài vọng trong câu đối, câu chúc tết để đón chào năm mới, cũng là một trong những món quà tinh thần được vật chất hóa để biểu thị cho những ước vọng ngày xuân.

MC1:Vì vậy, nghệ thuật thư pháp từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Mở đầu chương trình, chúng ta cùng trò chuyện với  nhà văn Nguyễn Trung Hữu, về thư pháp mùa xuân.

Xin chào nhà văn.

Trước hết, tôi muốn được biết trong những năm tháng tuổi thơ của mình, ông đã được tiếp xúc với thư pháp như thế nào?

Ông Hữu trả lời:

Và những hình ảnh trong ký ức tuổi thơ đó đã để lại trong ông những ấn tượng đặc biệt gì?

Ông Hữu trả lời:

 

MC2: Vâng thưa quý vị và các bạn!

Tôi nghĩ rằng không chỉ với tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Trung Hữu mà với rất nhiều người thuộc thế hệ của nhà văn, hình ảnh những ông đồ râu tóc bạc phơ bên trang giấy đỏ, những nét chữ bay bổng diệu kỳ, những bức thư pháp được treo ở vị trí trang trọng nhất trong gia đình mỗi khi xuân đến là những ký ức thật đẹp.

Cá nhân ông, khi yêu thích và tìm hiểu về nét văn hóa này, có thông tin nào khác mà ông muốn chia sẻ cùng mọi người?

Ông Hữu trả lời:

MC1: Vâng, nét chữ nét người. Các nhà nghiên cứu về thư pháp đã từng nhận định rằng: Thư pháp Việt đã phản ánh đậm nét những đặc trưng tiêu biểu của người Việt như tính linh hoạt, tính biểu cảm, tính tổng hợp….những đặc tính vốn có của các loại hình nghệ thuật văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa nông nghiệp nói chung.

Quay trở lại với chủ đề thư pháp mùa xuân. Nội dung của những bức thư pháp viết vào mùa xuân sẽ có gì khác biệt so với nét chữ được viết trong các dịp đặc biệt khác thưa nhà văn?

Ông Hữu trả lời:

MC2: Có ý kiến cho rằng Ngày Tết là ngày mọi người được nghỉ ngơi sau một năm làm việc, ngày đoàn tụ gia đình, ông bà, cha mẹ, con cháu cùng sum vầy, có được bức tranh thư pháp treo trong nhà sẽ tạo không khí ấm cúng và nội dung của những con chữ thư pháp là lời răn dạy của các bậc hiền nhân về đạo lý làm người, qua hồn chữ Việt, lời dạy ấy sẽ thấm sâu hơn vào tâm thức của cháu con. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Hữu trả lời:

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Cùng với những điều mà nhà văn Nguyễn Trung Hữu vừa chia sẻ, chúng tôi cũng đã ghi nhận được một số ý kiến khác, về những bức thư pháp trong ngày xuân. Đó là ý kiến của bà Hoàng Thị Thu Hương- PGĐ Sở VHTT&DL, họa sỹ Trương Minh Dự và họa sĩ Trương Đình Dung

Phóng sự

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị và các bạn!Ông bà xưa có câu "Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ gốm". Thú chơi tranh ngày Tết được dân gian xếp thứ nhì ngay sau tục xin chữ đầu năm. Chơi tranh là một trong những thú chơi lịch lãm và tao nhã của rất nhiều người không kể giàu nghèo.

BÀI 2: XUÂN VỀ TRONG TRANH

MC1: Cứ mỗi độ xuân về, tranh Tết xuất hiện làm cho không khí đón chờ năm mới thêm náo nức, tưng bừng. Thường sau ngày đưa ông Táo, dù nhà giàu hay nghèo người ta cũng lựa mua những bức tranh Tết với hy vọng đón vinh hoa, phú quý về nhà, “Tống cựu, nghinh tân”.

Với sắc màu rực rỡ, đề tài phong phú, đường nét độc đáo, tranh Tết không chỉ mang lời chúc năm mới hòa hợp thịnh vượng mà nó còn là một phần hồn Việt, trong lành và nhân hậu.

MC2:Việc treo tranh, chơi tranh không đơn giản là chơi cho có không khí Tết, mà bức tranh còn đồng thời là vật trang trí để kiến tạo nên được một không gian sang trọng và quí phái. Nó còn chứng tỏ được gu thẩm mỹ của chủ nhà hay thậm chí cái lễ giáo gia phong của gia đình.

Anh Trần Viết Liễn – KP Tây Trì – Phường 1 – Đông Hà cho biết:

Trích băng

MC1: Dịp Tết, mỗi gia đình Việt trước kia đều dán vài tờ tranh Tết cho không khí Tết ùa vào trong nhà.  Bên cạnh những bức tranh Tết mang đậm sắc thái văn hóa, lịch sử, tâm linh, mọi người còn dành vị trí trang trọng trong không gian ngôi nhà để đón chào năm mới bằng những bức vẽ hình con giáp đại diện cho năm. Đây là những tranh có nội dung và hình thức đẹp thuần tuý, mộc mạc, phản ánh nét sinh hoạt lao động của người nông dân trong khung cảnh thanh bình, yên ả cùng những ước mơ bình dị nhưng bay cao.Trải qua hàng trăm năm gắn bó với đời sống, thú chơi tranh Tết thực sự đã trở thành một phần hồn Việt trong lành, nhân hậu; đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần và tâm linh sâu sắc.

Họa sỹ Trương Đình Dung chia sẻ:

Trích băng

MC2:Có thể nói, chơi tranh ngày tết là thú chơi tao nhã của người Việt, trãi qua thời gian với nhiều thay đổi, gu thưởng tranh, chơi tranh ngày tết cũng có nhiều đổi thay. Và người họa sỹ với phong cách nghệ thật riêng có của mình đã góp phần không nhỏ vào việc định hướng thẩm mỹ cho người yêu tranh. Với người nghệ sỹ, mùa xuân luôn là mạch nguồn cảm xúc sáng tạo nghệ thuật. Bằng tình yêu và niềm đam mê hội họa, nhiều thế hệ họa sỹ Quảng Trị đã lưu lại trong tranh những mùa xuân vĩnh cửu.

Họa sỹ Trương Minh Dự chia sẻ cảm hứng về những bức tranh mùa xuân

Trích băng

Họa sỹ Ngô Hiền chia sẻ thêm

Trích băng

 

MC1: Chơi tranh Tết đã có từ bao nhiêu thế kỷ nay, qua bao nhiêu thế hệ người Việt. Dù cho nhịp sống ngày một hiện đại, con người ta vẫn không quên cái thú đi ngắm tranh, thưởng thức nghệ thuật, và mùa xuân luôn gợi đến cho mỗi người, đặc biệt là các nghệ sỹ những cảm xúc rất đặc biệt để từ đó họ thổi hồn vào các tác phẩm nghệ thuật của mình. Trải qua hang trăm năm gắn bó với đời sống, thú chơi tranh Tết thực sự đã trở thành một phần hồn Việt trong lành, nhân hậu; đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần và tâm linh sâu sắc.

Nhạc cắt

 

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Tết  nghĩa là sum họp, tết nghĩa là đoàn viên. Tết cũng là dịp để mọi người quây quần cùng nhau thưởng thức những loại bánh trái  được làm ra từ chính bàn tay khéo léo của mẹ...Tiếp theo chương trình mời QV và CB cùng ghé thăm làng Nhĩ Thượng xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh để cùng thưởng thức hương vị ngọt thơm của món bánh học.

BÀI 3: DÂN DÃ MÓN BÁNH HỌC

          MC1: Nhĩ Thượng xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh là một làng quê có bề dày về lịch sử, độc đáo về văn hóa. Vùng đất chiêm trũng thuần nông này là nơi ngụ cư, gắn bó của hơn 300 hộ gia đình. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay người dân nơi đây có nhiều thói quen và tập tục văn hóa gắn bó với nền văn minh lúa nước. Là những công trình kiến trúc, những ngày hội làng,  những ngành nghề  truyền thống , hay đơn giản là những sản vật, bánh trái quê hương.

MC2:Nếu muốn có món bánh học đãi khách vào dịp tết, những người phụ nữ trong gia đình phải biết chọn lọc, bảo quản những mẻ nếp căng tròn từ mùa trước. Để đến khi cái lạnh tàn đông, thời tiết ấm dần, họ lại đem ra chuẩn bị cho việc đóng bánh.

Sở dĩ người dân đặt tên cho loại bánh này là bánh học bởi vì dụng cụ quan trọng góp phần tạo ra dáng bánh chính là 1 hộc gỗ nhỏ. Nếp rang bung, thơm lừng, được trộn với nước đường đen , sau khi cho thêm các phụ gia như đậu lạc, gừng sẽ được định hình trong những hộc gỗ.

MC1: Thường thì sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu, việc đóng bánh diễn ra rất nhanh chóng và khẩn trương. Cũng bởi vậy nên các gia đình thường chờ đến ngày sát Tết, có khi đến đêm 30 mới hò hẹn nhau cùng đóng bánh.

Nhớ  về những kỉ niệm xưa, Ông Nguyễn Văn Hùng, làng Nhĩ Thượng chia sẽ:

Trích băng

Chị Hoàng Thị Vượng nói thêm:

Trích băng

MC2:Có câu chuyện kể lại rằng, có giai đoạn nghề đóng bánh học ở Nhĩ Thượng bị mai một, đến Tết cả làng chẳng còn nhà nào đóng bánh, xóm làng vì thiếu vắng cái thứ âm thanh kì cọc mà buồn hẳn. Thế rồi mọi người nghĩ ra một cách, thôi thì không làm bánh nữa cũng được, nhưng cái tiếng kì cọc là phải có, rồi mọi người cùng nhau đi kiếm gỗ, kiếm dùi, cứ đêm 30 là cùng nhau đánh gõ kì cọc, âu cũng là một cách để níu kéo niềm vui…

MC1:Bây giờ, mỗi năm làng Nhĩ Thượng có luôn mấy cái hội làng, mà hội nào cũng tổ chức thi đóng bánh học…Những người nông dân quen tay năm nào cũng đóng bánh, vậy mà cứ vào hội lại nôn nao, khẩn trương trong từng thao tác , và hồi hộp mỗi khi từng hộc bánh được ra lò. Có hộc đóng chắc tay, trộn đúng tỉ lệ công thức thì bánh đẹp, bánh thơm, còn nếu vội vàng bánh lại vỡ.

Người chơi tham gia đóng bánh, người cổ vủ lại hết sức reo hò, tình làng nghĩa xóm cứ vậy mà bền chặt, vui vầy theo năm tháng…

Ông Nguyễn Ngọc chia sẽ về bí quyết để có bánh ngon:

Trích băng

MC2:Món bánh học là món quà quê dân dã, được chắt chiu, tượng hình từ chính hương vị ngọt thơm của những hạt gạo quê hương. Và cái cách thưởng thức bánh học cũng khác so với khi nhâm nhi những loại bánh bán sẵn…Là vị bùi giòn của nếp, vị béo của lạc, là hương thơm của gừng, và cả cái âm thanh kì cọc vui tai mà ai nấy đều háo hức để được lắng nghe vào mỗi dịp Tết đến xuân về…

Với những người con quê hương, có lẽ đúng là như vậy:  Ăn một chút bánh, mà đậm thêm một chút tình ………

Nhạc cắt

 

MC2: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình phát thanh tổng hợp trưa 30 tết, do BTV Kim Hồng cùng PTV….và KTV thu âm Vĩnh Lộc thực hiện.

Không biết chị …và quý vị có cảm giác như thế nào chứ còn với riêng tôi, không khí của ngày 30 tết luôn có một điều gì đó thật đặc biệt. Đặc biệt chính sự nôn nao của những người đi xa vội vã trở về, bởi sự tất bật của các mẹ, các chị cho mâm cơm gia đình ngày 30 tết, bởi chính cả sự náo nức của trẻ thơ..

MC1: Đúng vậy …à. Có thể nói ngày 30 tết là một ngày rất đặc biệt, với riêng mỗi người. Đặc biệt là với ký ức về những bữa cơm gia đình.

Bữa cơm cuối cùng của năm cũ là khoảng khắc sum vầy ấm áp nhất, là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, tỏ lòng thành kính với gia tiên. Bởi thế mà, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt không ai là không nhớ đến bữa cơm chiều 30 Tết.

BÀI 4: THÂN THƯƠNG BỮA CƠM CHIỀU 30

MC2: Người Việt rất coi trọng bữa cơm chiều 30 Tết, bữa cơm cuối cùng của năm cũ. Mọi thành viên trong gia đình đi làm, đi học xa, dù còn nấn ná bận tới tận 29 Tết thì cũng cố gắng về tụ họp với đi đình trong khoảnh khắc quan trọng này. Vậy nên người ta thường gọi mâm cơm chiều cuối cùng của năm cũ là bữa cơm đoàn viên, là khoảng khắc đáng trân trọng nhất trong cả năm dài.

Công cuộc sắm sửa Tết đã bắt đầu từ nhiều ngày trước, nhưng đến 30, không khí tất bật chừng như vẫn còn hiện hữu. Ai cũng tranh thủ những giờ phút còn lại ngắn ngủi của năm cũ để mong chu toàn 3 ngày Tết. Các mẹ đi chợ sắm sửa nốt những thứ cần thiết như cau trầu, gia vị, hoa tươi; các ông, các bố thì chăm lo cho bàn thờ đón gia tiên về ăn Tết bên con cháu; trẻ nhỏ lăng xăng quét nhà, lau thêm bàn ghế... Nhưng trên hết là chuẩn bị bữa cơm tất niên đủ đầy, đầm ấm.

MC1: Bữa cơm tất niên là bữa ăn cuối cùng của năm cũ nên thường được thực hiện vào chiều 30 Tết. Lúc đó, mọi công việc chuẩn bị Tết cơ bản đã hoàn thành, nhà cửa trang hoàng, bàn thờ đã ngay ngắn, đầy đủ, nhang mời tổ tiên được trịnh trọng thắp lên, cũng là mời ông Công, ông Táo tiếp tục về cai quản bếp núc. Bữa cơm tất niên, bữa cơm đoàn viên có ý nghĩa thiêng liêng mà trọng đại, là sợi dây vô hình kết nối các thành viên, các thế hệ mỗi độ xuân về. Gia đình nào bữa cơm ấy càng đông, càng nhiều thế hệ quây quần càng chứng tỏ gia đình đó hạnh phúc, viên mãn, là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình.

MC2:Trong không khí ấm áp, khói trầm thơm ngát, bên mâm cơm có đủ bánh chưng xanh, dưa hành, giò mỡ… con cháu thành kính báo cáo với ông bà, cha mẹ những việc đã làm tốt trong năm, từ chuyện học hành, làm ăn đến chuyện tình cảm, hiếu nghĩa hay cả những luyến tiếc, những điều chưa hoàn thành và niềm hi vọng về một năm mới thuận lợi, bình an…Ông bà cũng không quên nhắc nhở con cháu phải phát huy  truyền thống quê hương, gia đình, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng người, trong đó có việc phải đến chúc tết, thăm hỏi những cụ cao niên trong họ.

MC2:Bữa cơm tất niên kết thúc, cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là nhằm xua đi những điều xấu, dở của năm cũ, đón lấy điều mới mẻ, tốt lành của năm mới. Lễ thường được tổ chức tại gia đình và tại chùa, đình, miếu mạo. Sau lễ cúng giao thừa, các gia đình thường tổ chức một bữa tiệc nhỏ để con cháu chúc phúc ông bà, cha mẹ, người lớn cũng dành những đồng tiền lẻ còn mới để mừng tuổi con trẻ, mong chúng ngoan ngoãn học hành giỏi giang, tiến bộ.

MC1:Dù đã ở bất kì độ tuổi nào, mỗi khi xuân về, cảm giác hồi hộp, thiêng liêng, phấn chấn khi được dự bữa cơm tất niên và đón năm mới giữa những người thân cũng đều vẹn nguyên các giá trị. Điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, kể cả những người Việt xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi Tết đến, xuân về.

MC2:Quý vị và các thân mến! Như vậy là hành trình của một năm mới với những điều chúng ta đã cùng như chưa làm được cũng đã khép lại, mở ra một trang mới với nhiều niềm tin mới.

Hy vọng rằng quý vị sẽ luôn có những bữa cơm gia đình ngày cuối năm thật ấm áp.

MC1: Cám ơn quý vị đã đồng hành cùng chúng tôi trong 30 phút vừa qua.

Xin chào tạm biệt

 

         

 

Chú thích duyệt

 

chương trình tết đã được phòng CMCĐ duyệt bước 1. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

Ok

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hoàng Thị Kim Hồng 24/01/2017 17:08 Lê Vĩnh Nhiên 25/01/2017 08:29
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà