TẠP CHI DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI: TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH KHU VỰC BIÊN GIỚI BA TẦNG
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

Kịch bản Tạp chí Dân tộc Miền núi 8/8/2021

(Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại vùng biên giới Ba Tầng; Nỗ lực giảm nghèo theo chuẩn đa chiều ở vùng núi Quảng Trị; Người phụ nữ Vân Kiều vượt khó làm giàu)

Phát sóng 8/8/2021

Thực hiện: Quách Long

Dẫn đầu:

Xin kính chào đồng bào và các bạn, đồng bào và các bạn đang ytheo dõi Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi xin mời đồng bào và các bạn cùng đến với một số nội dung sau: Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại vùng biên giới Ba Tầng; Nỗ lực giảm nghèo theo chuẩn đa chiều ở vùng núi Quảng Trị; Thời lượng còn lại của chương trình là phóng sự về chân dung một cán bộ phụ nữ cơ sở gương mẫu, đã biết tự mình vươn lên thoát nghèo và hỗ trợ cho các hội viên khác xây dựng mô hình kinh tế.

Sau đây là nội dung chương trình.

Dẫn 1:

Là địa bàn có đường biên giới giáp với nước bạn Lào, trong thời gian qua, xã Ba Tầng đã phối hợp tốt với lực lượng biên phòng đồn Ba Tầng làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân tuân thủ các quy định phòng chống dịch, bố trí chốt chặn tại đường mòn, lối mở, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý trường hợp vượt biên trái phép. Song song với đó, hiện tại địa phương đang tập trung chuẩn bị lực lượng, phương tiện để đón các lao động đi làm việc trở về từ miền Nam.

Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại vùng biên giới Ba Tầng

tt

Hình ảnh

Lời bình

Thời lượng

1

Hình ảnh họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid- 19; hình ảnh tại các chốt kiểm soát; hình tuyên truyền tại nhà dân…

Là địa phương có chung đường biên giới với nước bạn Lào, ngay từ khi dịch Covid- 19 diễn ra, xã Ba Tầng đã có nhiều biện pháp phối hợp với lực lượng biên phòng đồn biên phòng Ba Tầng trực gác ở các điểm chốt, ngăn chặn các hành vi vượt biên trái phép. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã đã triển khai lực lượng gồm đoàn viên thanh niên, dân quân, cán bộ 14 thôn bản trên địa bàn phối hợp với Ban chỉ huy đồn biên phòng Ba Tầng trực gác tại các điểm chốt trên toàn tuyến biên giới. Đẩy mạnh cộng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định phòng chống dịch trên địa bàn với nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng

45”

2

Hình ảnh tuyên truyền các biện pháp chống dịch

Song song với các biện pháp phối hợp với bộ đội biên phòng đồn Ba Tầng, lực lượng tại chổ đã được huy động tối đa nhằm làm tốt việc vận động, tuyên truyền người dân chấp hành các biện pháp phòng chống dịch. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, truy vết, khoanh vùng; ra quân kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm việc thực hiện quy định về phòng chống dịch; tăng cường các hoạt động hỗ trợ, thăm hỏ, động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch

40”

3

Phỏng vấn ông Hồ Văn Băng, Chủ tịch UBND xã Ba Tầng

- Hiệu quả của những biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn đặc thù như Ba Tầng.

- Nội dung kế hoạch tuần lễ cao điểm phòng chống dịch trên địa bàn

50”

4

Hình ảnh cán bộ địa phương về thăm các gia đình có người thân đi làm ăn trở về tại thôn Ba Tầng, thôn Loa..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phỏng vấn ông Ăm Ngiên

Phỏng vấn ông Ăm Panh

Thôn Ba Tầng, xã Ba Tầng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Cũng như những địa phương khác, để nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, lực lượng lao động trẻ ở Ba Tầng đã đi nhiều nơi để tìm kiếm việc làm, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Long An… hiện nay do tình hình dịch diễn biến phức tạp, số lao động này đang trở về quê, đợi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Là một lao động trở về từ miền Nam, sau khi hoàn thành việc cách ly tập trung tại thị trấn Lao Bảo, ngay khi mới trở về địa phương anh Hồ Hoàng Hiệp, thôn Ba Tầng, xã Ba Tầng đã được cán bộ y tế và lực lượng chức năng thông báo tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khai báo y tế tại trạm y tế xã, cách ly tại nhà 14 ngày, hàng ngày được cán bộ y tế thăm khám theo dõi, đoa thân nhiệt hai lần… Sau khi hoàn thành các biện pháp phòng dịch, các lao động này mới được tự do đi lại, thăm hỏi bà con và trực tiếp tham gia lao động.

 

- Con em khi đi làm ăn xã về đã được tuyên truyền như thế nào?

- Đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như thế nào?

 

 

5

Hình ảnh gia đình anh Hồ Xuân Vũ, một lao động trở về từ Bình Dương trong tháng 5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo thông tin từ lãnh đạo địa phương, hiện tại số lượng đi làm ăn xa của xã khoảng trên 50 người, chủ yếu làm việc ở Thành phố Hồ Chí Mình, Long An, Bắc Ninh, Bình Dương. Để làm tốt công chống phòng chống dịch, các gia đình này được địa phương tuyên truyền các biện pháp cách ly tại nhà cho các lao động đi làm ăn xa và thực hiện các biện pháp chống dịch an toàn. Bên cạnh đó với đặc thù là xã biên giới, người dân địa phương có mối quan hệ họ hàng thân quen với người dân Lào bên kia biên giới, do vậy trong quá trình đi làm ăn xa trở về, nếu không được tuyên truyền vận động và kiểm tra thường xuyên, lực lượng lao động này có thể sẽ có những hoạt động thăm thân, qua lại biên giới. Do đó, để kiểm soát tình hình và tránh có những hành động dẫn đến việc lây lan dịch bệnh, bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng cán bộ y tế thôn bản thường xuyên đến nhà các lao động này, tìm hiểu tâm tư nguyên vọng, nhắc nhở bà con không được có các hoạt động vượt biên trái phép; tránh không có những hoạt động thăm thân bà con bên kia biên giới; trở về địa phương trực tiếp tham gia lao động cũng phải thực hiện ngiêm các quy định phòng chống dịch.

50”

6

Phỏng vấn Anh Hồ Xuân Vũ

Thôn Loa, Ba Tầng, Hướng Hóa, Quảng Trị

- Khi trở về địa phương đã thực hiện những biện pháp phòng dịch gì?

- Cán bộ y tế đã có những tuyên truyền gì để lao động tại địa phương an toàn?

60”

7

Hình ảnh lực lượng cân bộ đoàn, phụ nữ hỗ trợ các biện pháp phòng dịch tại địa bàn dân cư…

Với đặc thù là địa bàn miền núi biên giới, công tác phòng chống dịch có nhiều đặc thù và khó khăn, bên cạnh việc phòng chống, ngăn chặn dịch vùng biên giới, địa phương cũng phải làm tốt công tác chống dịch đối với lực lượng lao động đi làm ăn xa trở về. Theo danh sách mà UBND xã vừa cập nhật, hiện tại có khoảng 20 lao động đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh thành khác có nguyện vọng trở về địa phương. Đối với số lao động này, địa phương đã có phương những biện pháp chủ động phòng dịch, cụ thể là thông báo cho gia đình các có lao động đi làm ăn xa chuẩn bị các biện pháp phòng dịch, trở về địa phương phải được đi cách ly tập trụng; không được trốn tránh cách ly; sau khi hoàn thành việc cách ly tập trung phải tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà. Hạn chế đến mức thấp nhất việc thăm thân, chào hỏi bà con họ hàng.

40”

8

Phỏng vấn bác sỹ Hồ Văn Sương

Trưởng trạm y tế xã Ba Tầng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Công tác phối hợp phòng chống dịch tại các chốt kiểm soát;

Công tác chuẩn bị đón lao đông đi làm ăn xa trở về…

60”

9

Hình ảnh tuyên truyền vận động, hình ảnh toàn bản làng…

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19, UBND xã Ba Tầng đã triển khai công tác phối hợp các ban nghành đoàn thể tăng cường công tác dân vận, kịp thời triển khai các chủ trương, biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao y thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch Covid- 19. Cùng với đó địa phương đã tập trung triển khai tuyên truyền, phổ biến các quy định về nội dung của “Tuần cao điểm” phòng chống dịch Covid-19 với nhiều hoạt động thiết thực; Ra quân kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm việc thực hiện các quy định phòng dịch. Với những biện pháp đồng bộ đó, hiện tại Ba Tầng là một trong những tuyến biên giới đang thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, đã và đang góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh, an toàn trên toàn tuyến biên giới./.

 

45”

 

Dẫn 2:

Thưa đồng bào và các bạn! Hơn 30 năm sau ngày tái lập tỉnh, Quảng Trị từ một vùng đất phải chịu nhiều hậu quả nặng nề từ chiến tranh đã từng bước hồi phục và phát triển, trong đó công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả. Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 17, giai đoạn 2020 – 2025 tỉnh Quảng Trị phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1 – 1,5%. Để đạt được chỉ tiêu này, công tác giảm nghèo nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vẫn còn không ít những vấn đề đặt ra. Những động lực cũng như giải pháp căn cơ nào được triển khai góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều tại vùng núi tỉnh Quảng Trị là nội dung chúng tôi sẽ chuyển đến đồng bào và các bạn trong phóng sự sau. Nỗ lực giảm nghèo theo chuẩn đa chiều ở vùng núi Quảng Trị

Nỗ lực giảm nghèo theo chuẩn đa chiều ở vùng núi Quảng Trị

tt

Hình ảnh

Lời bình

Thời lượng, ghi chú

1

Hình ảnh toàn bản làng, hình lao động sản xuất, mô hình kinh tế miền núi: chăn nuôi dê, phát triển rừng trồng…

Hình cận cảnh gia đình chị Hồ Thị Mãi, thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Các dự án triển khai thực hiện từng bước phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thu nhập của người dân đã được tăng lên, đời sống được cải thiện. Giai đoạn 2016- 2020 tổng nguồn vốn huy động bố trí cho chương trình giảm nghèo bền vững là hơn 760 tỷ đồng. Trong đó, đó ngân sách trung ương hơn 600 tỉ đồng, gần 50 tỷ đồng vốn huy động từ cộng đồng, còn lại là ngân sách địa phương. Công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đời sống người dân được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 15% đầu năm 2016 xuống còn 6% cuối năm 2020, bình quân giảm 1,77%/năm. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số hộ nghèo giảm 3.200 hộ, bình quân giảm 6%/năm, từ gần 69% xuống còn gần 39%. Trên thực tế, dù được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân vùng núi tỉnh Quảng Trị vẫn còn gặp không ít khó khăn. Gia đình chị Hồ Thị Mải là một trong khá nhiều hộ nghèo ở huyện miền núi Đakrông. Chị Mải không còn nhớ ngôi nhà sàn này làm từ lúc nào chỉ biết rằng mối ăn gần hết các trụ gỗ. Chị đang lo lắng không biết ngôi nhà còn trụ vững qua mùa mưa năm hay không.

45”

2

Phỏng vấn nhân vật

Chị Hồ Thị Mải

Thôn Phú Thiềng, Mò Ó, Đakrông, Quảng Trị

 

Nhà chỉ làm sắn, làm ngô, đất sản xuất ít nên vợ chồng phải đi làm thuê cho người ta. Thu nhập chỉ đủ để ăn uống thôi, không đủ làm nhà được. Tôi rất mong có chính sách hỗ trợ làm nhà từ Nhà nước để yên tâm làm ăn, nuôi con cái.

40”

3

Hình lao động, sản xuất; hình hỗ trợ cây con giống cho hộ nghèo; hình tập huấn kiến thức …

Tỉnh Quảng Trị hiện có 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, có 44 xã miền núi và 28 xã có đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số 16.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì vẫn còn 11.100 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 45% so với hộ nghèo toàn tỉnh. Chiếm 69% so với hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều hộ dân vẫn chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và chưa được hưởng các ưu đãi về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, tư liệu sản xuất giúp cho việc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, mưa lũ cuối năm 2020 cũng chính là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng núi.

45”

4

Hình đầu tư hạ tầng miền núi; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo

Mới đây, Nghị quyết số 120 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là động lực và cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, tại tỉnh Quảng Trị, bố trí 1.531 tỷ đồng để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu.

45”

5

Phỏng vấn đại diện

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

Chương trình có 10 dự án, chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025, giai đoạn 2 từ năm 2026-2030. Mục tiêu của Chương trình là tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên. Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương là chủ đạo cùng với huy động xã hội hóa và ngân sách địa phương

50”

6

Hình bản làng, mô hình kinh tế, hỗ trợ kiến thức cho người dân

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là động lực cũng là cơ sở để tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác giảm nghèo đa chiều. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần có những giải pháp căn cơ để việc thực hiện các chủ trương, chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn khi đi vào thực tiễn.

30”

7

Phỏng vấn Ông Bùi Văn Thảng

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị

Về giải pháp trong thời gian tới, đầu tiên là công tác lãnh đạo, chỉ đạo hàng năm, thống nhất chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo cho toàn tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Thứ hai là công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác giảm nghèo đến với đồng bào thiểu số miền núi. Làm cho họ hiểu được các chính sách giảm nghèo của nhà nước, tuyên để bà con không trông chờ ỷ lại mà phải tự bản thân họ phấn đấu để thoát nghèo. Thứ ba là nâng cao năng lực cán bộ ở cơ sở.

45”

8

Hình cận cảnh một mô hình giảm nghèo, toàn cảnh miền núi, cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư

Xác định công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian tới vẫn là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân trên địa bàn tỉnh phải có sự quyết tâm và nỗ lực lớn để đạt mục tiêu hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 1,0-1,5%/năm. Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang tác động đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, ảnh hưởng đến đời sống người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân. Vì vậy, năm 2021 và những năm tới cần tập trung các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

40”

 

Dẫn 3:

Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân, cộng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của ban nghành các cấp, các đơn vị Hội cấp trên, nhiều phụ nữ vùng cao Quảng Trị đã mạnh dạn, tự tin xây dựng mô hình kinh tế, tăng thu nhập, từng bước xóa được đói, giảm được nghèo. Không những làm giàu cho gia đình, cho bản thân, nhiều chị em đã truyền đạt kinh ngiệm, hỗ trợ vốn cho các chị em khác từng bước vươn lên. Và chị Hồ Thị Lương, thôn Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa là một tấm gương tiêu biểu như thế.

Người phụ nữ Vân Kiều vượt khó làm giàu

tt

Hình ảnh

Lời bình

Thời lượng, ghi chú

1

Hình ảnh chị Lương và mô hinh kinh tế vườn, rừng…

Từng là gia đình thuộc diện hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn do hai vợ chồng không có cộng việc ổn định. Thế nhưng bằng vào sự nỗ lực của bản thân cộng với sự giúp đỡ của Hội phụ nữ cấp trên, chị Lương đã dần định hình được mô hình kinh tế.

30”

2

Cận cảnh mô hình chăn nuôi

Năm 2018, chị được hội phụ nữ xã đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện vay 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Có được vốn chị Lương mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi lợn bản, bên cạnh đó với lợi thế vùng đồi núi chị vay mượn thêm để chăn nuôi trâu bò.

45”

3

Phỏng vấn chị Hồ Thị Lương, thôn Loa, Ba Tầng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Nội dung:

Những hỗ trợ ban đầu; bên cạnh hỗ trợ vốn thì việc hỗ trợ về kiến thức chăn nuôi có tác dụng gì đối với mô hình chăn nuôi của gia đình; Kết quả sau gần 3 năm năm xây dựng kinh tế…

50”

4

Hình ảnh lãnh đạo hội phụ nữ xã, chị em hội viên tham quan mô hình

Sau khi xây dựng được mô hình và thoát nghèo, chị Han đã tích cực tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế của địa phương. Bằng chính kinh ngiệm của bản thân, chị đã hỗ trợ chị em hội viên về giống, vốn; tham gia tích cực vào mô hình tiết kiệm vốn vay thôn bản để có thêm điều kiện giúp đỡ chị em…

45”

4

Phỏng vấn chị Hồ Thị Meng

Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Tầng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Nội dung:

Những nỗ lực của chị Han; việc nhân rộng mô hình trong chị em phụ nữ…

50”

5

Hình ảnh chị Han hỗ trợ kiến thức phát triển mô hình cho chị em khác; hình kiểm tra mô hình vừa được chị Han và Phụ nữ cấp trên hỗ trợ…

Từ mô hình kinh tế của chị Han, phụ nữ cấp xã Ba Tầng đã từng bước xây dựng các mô hình điểm, chú trọng vào nhóm hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân và hiện tại đã có thêm hai mô hình tại thôn Trùm đang được phát triển dựa vào sự giúp đỡ của chị Han và phụ nữ cấp trên. Với hình thức hoạt động này, số lượng hội viên thuộc hộ nghèo của Ba Tầng đã giảm dần qua hàng năm. Trong thời gian tới việc nhân rộng thêm nhiều mô hình là việc làm cần thiết, nhằm góp phần cùng địa phương đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo bền vững.

45”

Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Quách Đình Long 04/08/2021 08:54 Lê Vĩnh Nhiên 04/08/2021 14:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà