Tạp chí Dân tộc và miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

 

Tạp chí dân tộc ngày 22.8.21

PS1: Làm giàu từ phát triển mô hình Vườn – ao – chuồng

 

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Xuất thân trong một gia đình khó khăn, đông anh chị em, bản thân không có nghề nghiệp ổn định, sau khi kết hôn, chị Hồ Thị Hương, ở thôn Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị phải cùng chồng đi làm thuê, làm mướn, thu nhập thấp lại không ổn định. Với khát khao phát rộng, thuận lợi cho việc phát triển trồng các loại cây cho thu nhập ổn định như cây tràm, sắn, ngô. Bên cạnh đó, được Hội Phụ nữ xã giúp đỡ, cho đi học các lớp tập huấn về nông nghiệp, chị mạnh dạn đầu tư nuôi thêm bò giống, bò thịt và đào ao nuôi cá. Từ một hộ nghèo, đến nay, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo chính đáng. Bây giờ, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi phóng sự ngay sau đây.

Hưởng ứng phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" thời gian qua đã có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Tà Long huyện Đakrông phát huy đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng. Nhiều chị em phụ nữ đã biết vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong đó, tiêu biểu là gia đình chị Hồ Thị Hương. Nhờ đổi mới tư duy, tích cực lao động sản xuất, gia đình chị Hương đã vươn lên làm giàu chính đáng.

Chị Hồ Thị Hương xuất thân trong một gia đình nghèo khó, những năm đầu mới kết hôn, hoàn cảnh của chị Hương gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập hàng năm không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày, ngoài trồng sắn, ngô và chăn nuôi lợn, vợ chồng chị xoay xở đủ nghề để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình và lo việc học hành cho 02 con nhưng vẫn không thoát khỏi sự nghèo khó. Với khát khao phát triển kinh tế làm giàu trên mảnh đất quê hương, cộng với lợi thế đất đai rộng, thuận lợi cho việc phát triển, trồng các loại cây cho thu nhập ổn định như cây tràm, sắn, ngô. Nghĩ là làm, năm 2015, thông qua Hội LHPN xã Tà Long, vợ chồng chị mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Từ số tiền này chị mua 02 con bò để chăn nuôi bò sinh sản. Sau hai năm, bò đẻ được 2 con bê. Đến nay, đàn bò lên đến gần 20 con. Để đàn bò phát triển nhanh, ít chi phí, lợi nhuận cao, chị Hương trồng hơn 2ha sắn, ngô để làm nguồn thức ăn tại chỗ.

Chị Hồ Thị Hương

Thôn Tà Lao, Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Trước đây gia đình tôi khó khăn lắm. Con cái không đủ ăn. Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Hội phụ nữ xã về ứng dụng Khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên giờ đây, gia đình tôi đã thoát nghèo, làm được nhà mới để ở, con cái có cuộc sống đỡ vất vả hơn. Trung bình mỗi năm gia đình tôi thu nhập sau khi trừ chi phí thu lại hơn 100 triệu đồng. Thời gian tới, tôi tính mở rộng thêm diện tích để trồng cây lâu năm, mong muốn là tạo thêm việc làm cho bà con ở đây để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Từ việc được đào tạo về trồng trọt và chăn nuôi, chị Hồ Thị Hương đã đầu tư trồng hơn 1ha rừng tràm. Bên cạnh đó, chị đầu tư theo hướng lấy ngắn nuôi dài. Chị trồng thêm sắn. Ngoài trồng sắn để làm thức ăn cho bò, chị trồng thêm sắn để bán cho thương lái. Mỗi vụ cho thu hoạch trên 30 triệu đồng. Từ nguồn vốn sẵn có, chị quyết định mở rộng thêm diện tích chăn nuôi, trồng trọt. Việc mở rộng diện tích đòi hỏi chị cần thuê thêm người lao động. Vừa tạo công ăn việc làm cho người dân, vừa có hiệu quả kinh tế.


Qua thời gian dài tích lũy, năm 2017, gia đình chị mở rộng thêm trang trại mô hình kết hợp chăn nuôi vườn - ao - chuồng. Hiện tại, chị nuôi được khoảng 10 con heo để nhân giống. Về nuôi cá nước ngọt như: Cá mè, cá trắm, rô phi đơn tính với diện tích 0,75ha. Ngày đầu, gia đình chị Hương gặp vô vàn khó khăn, vì vừa phải lo vốn đầu tư, vừa lo quy hoạch, kỹ thuật xây dựng các bể, đường dẫn nước ra vào sao cho phù hợp, khoa học. Sau gần một năm, gia đình đã xây dựng thành công 2 ao thả cá các loại với hệ thống bơm, dẫn, thoát nước. Các loại cá trắm, cá rô phi, cá trê của nhà chị Hương được nhiều thương lái thu mua, đặc biệt là sự tin tưởng của bà con làng bản nên bán nhanh, giá cả hợp lý. Thông qua một số người bạn nuôi cá nước ngọt, gia đình chị còn nhập cá cho nhiều nhà hàng. Vài lứa đầu, chị Hương phải đi mua cá giống, nhưng chỉ sau 1-2 năm, chị Hương tự tìm tòi, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật để ươm nuôi cá giống, tiết kiệm được vốn đầu tư ban đầu. Từ 2 bể cá như hiện nay, thời gian tới, gia đình chị Hồ Thị Hương mở rộng thêm diện tích ao hồ. Kể từ khi tạo dựng mô hình nuôi cá nước ngọt tại vùng gò đồi, nơi nguồn nước phụ thuộc hoàn toàn vào nước từ suối trên nguồn đổ về. Nhận thấy hộ gia đình chị Hương làm được, nhiều hộ dân trên địa bàn cũng học hỏi, làm theo để có thể vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mãnh đất quê hương. Từ mô hình vườn – ao – chuồng đến mùa vụ gia đình chị đã tạo việc làm cho lao động tại địa phương tăng thu nhập. Hiện tại chị đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, cuộc sống của gia đình chị luôn hòa thuận hạnh phúc, hai được học hành đến nơi đến chốn.

Chị Hồ Thị Vương

Thôn Tà Lao, Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Tôi là hàng xóm gia đình chị Hồ Thị Hương, trước đây gia đình chị cũng nghèo khó, nhưng mấy năm trở lại đây, nhờ chăm chỉ làm ăn, cộng với việc chị áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, tham gia nhiều lớp tập huấn do Hội phụ nữ tạo điều kiện học tập, giờ đây gia đình chị đã khá hơn rất nhiều. Trước đây chúng tôi cứ nghĩ ở vùng đất này thì không thể nuôi cá được, nhưng thấy chị Hương làm nên chúng tôi mới tin và mới học hỏi làm theo. Tôi bàn với chồng nên làm theo kinh nghiệm của gia đình chị Hương để gia đình mình có thế vươn lên thoát nghèo, có tiền nuôi con đến trường và cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình làm kinh tế, chị Hồ Thị Hương cho biết, cái khó nhất ở đây là đường sá đi lại khó khăn. Nhất là vào chỗ rừng nên khi trồng rừng thường khó bán hoặc bị ép giá. Hơn nữa, khí hậu nơi đây cũng rất khắc nghiệt khiến cây hoặc vật nuôi bị chết…Thiệt hại nặng nề là vậy nhưng không khiến cho người phụ nữ vùng cao chùn bước trước những khó khăn. Và cũng như nhiều chị em khác trong xã Tà Long, Hồ Thị Hương mong muốn kiếm thêm nhiều việc làm cho bà con nơi đây bớt đi cái đói, cái nghèo…Từ những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, cộng với sự hăng hái và nhiệt tình trong công tác, Hồ Thị Hương đã vận động được rất nhiều gia đình trong thôn Tà Lao xã Tà Long từ bỏ thói quen chăn thả rông gia súc, mạnh dạn vay vốn làm kinh tế theo mô hình chăn nuôi chuồng trại.

Chị Hồ Thị Ngâm

Chi Hội trưởng CHPN Tà Lao, Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Chị Hồ Thị Hương là một con người chịu thương, chịu khó, dám nghĩ dám làm, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị thật đáng trân trọng. Chị đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ trong thôn, trong xã học tập làm theo.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Hồ Thị Hương còn là một người nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động do Hội LHPN thôn, xã tổ chức, vận động hội viên trong chi hội cùng xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; giúp đỡ những hội viên khó khăn về cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng. Thường xuyên ủng hộ các phong trào quyên góp ở địa phương và tự nguyện đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

PS2: CẦU TRÀN HƯ HẠI KHIẾN NGƯỜI DÂN ĐI LẠI GẶP KHÓ KHĂN

PTV: Thưa đồng bào và các bạn! Mặc dù đã bị hư hại gần một năm nay, tuy nhiên, đến thời điểm này, cầu Tràn thuộc thôn Gia Giả, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông vẫn chưa được khắc phục sửa chữa. Trước tình hình mùa mưa lũ đang đến gần, nếu cầu Tràn vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa kịp thời thì nguy cơ chia cắt lâu dài có thể xảy ra, làm ảnh hưởng lớn đến nhiều hộ dân trên địa bàn này.

Theo đó, do ảnh hưởng trực tiếp từ đợt mưa lũ lịch sử năm 2020, Cầu tràn tại thôn Gia Giả đã bị hư hại nghiêm trọng.  Cầu tràn được thiết kế thấp, không có thành cầu ở hai bên và xuất hiện nhiều hố to nhỏ trên bề mặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân. Nhất là đối các em học sinh hằng ngày phải lội qua con suối này để đến trường học.

Em HỒ LY NA

Thôn Gia Giã - Hướng Hiệp - Đakrông - Quảng Trị

Anh HỒ VĂN VINH

Thôn Gia Giã - Hướng Hiệp - Đakrông - Quảng Trị

Thôn Gia Giả, xã Hướng Hiệp hiện đang có có hơn 200 hộ dân. Theo ước tính, mỗi ngày có hàng trăm lượt người đi lại qua cầu tràn này. Từ khi cây cầu hỏng hoàn toàn, việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn, đặc biệt là nổi lo mỗi khi mùa mưa lũ đến gần. Để đảm bảo cho việc giao thương, đi lại hằng ngày của bà con, chính quyền xã Hướng Hiệp đã nhiều lần huy động người dân triển khai các biện pháp tạm thời để có thể qua lại an toàn trên bề mặt cầu.

Ông HỒ VĂN SÁU

Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp - Đakrông - Quảng Trị

Mùa mưa lũ lại sắp tới gần, mỗi lo về tính mạng, sức khoẻ, giao thông đi lại của bà con nơi đây lại càng thể hiện rõ, khi cầu tràn vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn chưa thể khắc phục. Niềm mong mỏi lớn nhất của bà con nơi đây, chính là việc cầu tràn sớm được quan tâm sửa chửa, đảm bảo an toàn cho việc thông thương đi lại, các em học sinh được yên tâm đến trường.

 

Dẫn 3:

Thưa đồng bào và các bạn. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cây cà phê từ lâu đã là một trong những cây trồng chủ lực tại huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, do thiếu đầu tư chăm sóc, nhiều diện tích trồng cà phê đã dân bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm sút. Trước thực trạng đó, đã có nhiều đơn vị, tổ chức liên kết với nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu sạch… và bước đầu đã mang lại kết quả tích cực.

Nâng cao giá trị cây cà phê

 

Được thành lập từ năm 2018 với 7 thành viên, HTX Nông sản Khe Sanh tập trung vào việc liên kết các nhóm sản xuất với sản phẩm chính là cà phê mang thương hiệu Khe Sanh. Hiện HTX đang liên kết với hơn 100 hộ nông dân người đồng bào dân tộc thiểu số trong việc canh tác, thu hoạch theo các tiêu chí sạch do HTX đưa ra và cam kết thu mua toàn bộ với giá cao hơn so với thị trường. Nhờ chú trọng đầu tư từ quy trình sản xuất đến khâu chế biến, sản phầm cà phê của HTX đã dần có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 

Bà Nguyễn Thị Hằng

 Giám đốc HTX Nông sản Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

Do điều kiện canh tác sản xuất, cây cà phê ở Khe Sanh được bà con canh tác thuận theo tự nhiên, trong nhiều năm không được chăm sóc, bón phân đầy đủ, cay già cỗi, chất lượng xuống cấp kéo theo giá cả thấp xuống theo.  Do vậy chúng tôi thành lập HTX để phối hợp với hội viên của mình chăm sóc cây cà phê theo hướng cà phê hữu cơ, cà phê sạch hướng đến sức khỏe của người tiêu dung và tăng thêm thu nhập cho hội viên của mình.

Còn tại xã Hướng Phùng, với niềm đam mê chế biến cà phê sạch dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, những thành viên của Nhóm cà phê đặc sản Quảng Trị đã nỗ lực vận động người dân trồng cà phê theo đúng quy trình từ cách chăm sóc đến thu hoạch để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Đồng thời, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia đầu ngành về chế biến cà phê. Mới đây, sản phẩm cà phê của nhóm đã đạt giải nhất, giải nhì tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2021. Đây là dấu mốc quan trọng để hướng đến phát triển cà phê Quảng Trị một cách hiệu quả và bền vững.

Anh Hoàng Luận

Nhóm cà phê đặc sản Quảng Trị

Để tìm ra được sản phẩm tốt như thế này chúng tôi phải dồng hành cùng người dân, hướng dẫn họ thực hình đúng quy trình, chăm bón sạch, cách thu hái phải đảm bảo quả chín 100%, tiếp theo đó là hướng dẫn họ sơ chế đúng kỹ thuật theo những gì đã được học, sau đó phơi sấy đúng tiêu chuẩn. Sản phẩm sau đó mang đi thi hàng chất lượng cao và chúng tôi đạt giải hàng chất lượng cao của cà phê đặc sản Việt Nam

Ông Hà Ngọc Dương

Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Hướng Phùng xác định cà phê là cây thế mạnh, cây chủ lực của địa phương. Việc nhóm cà phê đặc sản Hướng Phùng tham gia và đạt giải cà phê sạch của Việt Nam trong thời gian qua đã khích lệ, động viên đối với cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng thương hiệu cà phê của xã nhà, nó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc canh tác cà phê hữ cơ, xây dựng thương hiệu cà phê sạch

Mới đây, tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn là 1 trong 8 tỉnh phát triển cà phê đặc sản theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển và nâng cao hơn giá trị từ cây cà phê. Tuy nhiên, để thực hiện thành công Đề án này, rất cần sự vào cuộc tích cực của địa phương và các cơ quan chuyên môn trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu, kỹ thuật chăm sóc, chế biến… để cây cà phê bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người trồng cà phê.

Dẫn 4:

Thưa đồng bào và các bạn! Thực hiện Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị, toàn tỉnh tập trung thực hiện nhiệm vụ tái thiết kinh tế nông nghiệp bị thiệt hại sau bão, lũ. Tại các địa phương vùng núi, công tác này được triển khai nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ ở các mặt trong đời sống kinh tế của người dân, qua đó hỗ trợ đồng bào sớm khắc phục những thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà ở, đất sản xuất do mưa lũ năm 2020 gây ra.

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng về tái thiết sản xuất nông nghiệp ở vùng núi

Với việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung khắc phục hậu quả bão lũ, tái thiết lại sản xuất, ổn định cuộc sống sinh hoạt và sinh kế cho người dân bị thiệt hại, Nghị quyết của HĐND tỉnh chính là cơ sở để các địa phương vùng núi cũng như ngành chức năng nỗ lực triển khai việc tái thiết sản xuất sau mưa lũ.

Tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, địa phương này dựa trên các phương án của huyện và tỉnh cụ thể hóa vào công tác tái thiết sản xuất sau mưa lũ. Theo đó, địa phương đã sớm khôi phục lại 108 héc ta đất hoa màu kịp thời đưa vào sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên, Đakrông, Quảng Trị

Sau mưa lũ cuối năm 2020, hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa là địa phương bị ảnh hưởng nặng về cơ sở, mặt bằng phục vụ cho tái thiết sản xuất nông nghiệp với hàng trăm héc ta đất lúa, hoa màu bị bồi lấp, hàng trăm km kênh mương thủy lợi bị hư hỏng nặng.  Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh tập trung nhiệm vụ tái thiết kinh tế nông nghiệp bị thiệt hại sau bão, lũ, núi, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục hậu quả trả lại mặt bằng sản xuất cho người dân sau mưa lũ. Bên cạnh đó, chú trọng đến hệ thống kênh mương, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Riêng đối với địa bàn huyện Đakrông có 485/940 héc ta đất lúa và hoa màu các loại được khôi phụ sản xuất trong vụ Đông Xuân 2021 và mang lại năng suất, sản lượng cao. Ở Hướng Hóa có hơn 800 héc ta lúa nước được khôi phục đưa vào sản xuất chỉ đạt 23% so với cùng kì năm trước.

Ông Lê Quang Thuận

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Trên cơ sở nghị quyết HĐND tỉnh, đối với mỗi địa phương vùng núi cũng đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống hiệu quả. Tuy nhiên, bước vào vụ Hè Thu năm 2021 tại các địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Bà Hoàng Y Lê Va

Chủ tịch UBND xã Ba Lòng, Đakrông, Quảng Trị

Ông Lê Đại Lợi

Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, Quảng Trị

Vẫn còn không ít những diện tích bị bồi lấp chưa thể khắc phục sau mưa lũ, nhiều hệ thống kênh mương bị san phẳng, việc tái thiết sản xuất hoàn toàn hầu như khó để người dân vùng núi thực hiện được. Về lâu dài, họ vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa từ các ngành chức năng để khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

 

 

 

 

Chú thích duyệt

Lưu ý lỗi chính tả

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 19/08/2021 09:09 Lê Vĩnh Nhiên 23/08/2021 15:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà