Tạp chí Dân tộc và miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

 

Tạp chí dân tộc ngày 26.9.21

PTV: Xin kính chào đồng bào các bạn. Đồng bào và các bạn đang theo dõi chuyên mục Tạp chí Dân tộc của Đài PTTH Quảng Trị. Trong thời lượng hôm nay, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi các phóng sự sau: Phụ nữ Đakrông vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp đó là nội dung: Chàng trai vùng cao làm phim hoạt hình tuyên truyền phòng dịch cho trẻ em. Hai nội dung cuối sẽ được chúng tôi gửi đến đồng bào và các bạn đó là: Ứng phó rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và Thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng ở Hướng Linh. Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên mục.

PS1: Phụ nữ Đakrông vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Trước sự diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 trên đại bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung, những ngày này, cùng với các cấp các ngành, Hội LHPN huyện ĐaKrông đã tiếp tục xác định cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con nhân dân, nhất là bà con vùng núi, vùng sâu, vùng xa về phòng chống dịch, không lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoang mang dao động. Vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên mục.

Việc thực hiện mục tiêu kép là vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa ổn định phát triển kinh tế, xã hội là rất quan trọng. Bởi đây là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2021, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các ban ngành đoàn thể nói chung, Hội Phụ nữ huyện Đakrông nói riêng, trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Krông Klang đã linh hoạt, chủ động, hài hòa trong thực hiện kế hoạch để có thể thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại khóm A Rồng, thị trấn KrôngKlang huyện ĐaKrông, hàng ngày vào những khung giờ quen thuộc, hệ thống loa phát thanh đều phát đi những thông báo về tình hình, diễn biến dịch Covid-19. Đồng thời thông tin đến bà con nhân dân cách bảo vệ sức khỏe, những biện pháp để phòng, chống dịch bệnh; các yêu cầu về khai báo y tế, giãn cách xã hội trong thời gian cao điểm. Việc tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân là rất quan trọng trong nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, ngay khi có thông tin về dịch bệnh, Hội LHPN huyện phối hợp với Hội LHPN các xã, thị trấn thành lập Tổ tuyên truyền gồm các thành viên của MTTQ, Hội Phụ nữ để triển khai các biện pháp tuyên truyền đến người dân. Với đặc thù là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp cận với tin tức còn nhiều hạn chế, do vậy, các thành viên trong Tổ tuyên truyền xác định nhiệm vụ là đi từng ngõ, gõ từng nhà, đồng thời, phát tờ rơi và tuyên truyền cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, từ đó tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch. Xã cũng giao cho cán bộ các thôn nắm tình hình địa bàn dân cư, thực hiện tuyên truyền, vận động một số hộ tạm hoãn việc cưới hỏi, tổ chức việc tang theo hình thức gọn nhẹ; không tổ chức gặp gỡ, tập trung đông người...

Anh HỒ VĂN LUỖI

Khóm A Rồng – KrôngKlang – Đakrông – Quảng Trị

Dịch: Từ khi có dịch bệnh diễn ra, trên địa phương chúng tôi ở luôn nghe tuyển truyền về phòng, chống dịch bệnh ở loa, rồi được các chị em phụ nữ đi hướng dẫn cách đeo khẩu trang, rồi rửa tay thật sạch, tránh tiếp xúc đông người. Không những thế, chúng tôi còn được nhận khẩu trang, xà bông miễn phí. Như bản thân tôi đây đã già, nhiều khi không nghe rõ trên loa phát ra nhưng sau đó được tuyên truyền tận nhà như thế này tôi thấy yên tâm để phòng, chống dịch bệnh. Ở đây, hầu như bây giờ gia đình nào cũng nêu cao tinh thần, ý thức để phòng dịch.

Với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, những giải pháp cấp bách để phòng ngừa, hạn chế lây lan dịch Covid-19 đã được triển khai quyết liệt. Bên cạnh việc tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi tại từng thôn, bản, huyện cũng yêu cầu các xã đẩy mạnh việc tuyên truyền bằng tiếng DTTS để tăng hiệu quả. Mục tiêu là tất cả người dân đều được phổ biến, nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 và những giải pháp phòng, chống dịch. Vận động bà con nhân dân không tổ chức các ngày hội truyền thống của đồng bào DTTS, không tập trung đông người, thực hiện nghiêm các yêu cầu của Chính phủ, của tỉnh, huyện về phòng, chống dịch Covid-19. Nhất là đối với các hộ ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện để biết nhiều thông tin, người già và trẻ nhỏ.

Chị HỒ THỊ NGƯ

Thôn Khe Xong – KrôngKlang – Đakrông – Quảng Trị

Dịch: Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Krông Klang huyện Đakrông luôn đề cao tinh thần vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa ổn định phát triển kinh tế. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi liên tục tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19 như: tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt thông điệp 5K, thường xuyên phát trên loa phát thanh để bà con nghe và chú ý thực hiện. Bên cạnh đó chúng tôi vận động các nguồn tài trợ khác nhau để mua khẩu trang, bánh xà bông, in các tờ tuyên truyền để minh họa, giúp bà con nhận biết rõ hơn về nguy hiểm của dịch bệnh. Giờ đây, thấy bà con đã ý thức rất nhiều như ra đường đã đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và mỗi người đều có trách nhiệm hướng dẫn những người chưa thực sự là thực hiện tốt. Đó là điều chúng tôi rất vui mừng.

Tổng số hội viên của Hội LHPN khóm A Rồng hiện nay trên 120 hội viên, chủ yếu sinh sống ở thôn, bản vùng cao, xã khó khăn. Để giúp hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ khóm A Rồng đứng ra làm đầu mối, giúp các cấp hội mua khẩu trang, nước rửa tay với giá rẻ. Đến nay, đã đưa được nhiều khẩu trang cũng như nước rửa tay đến với từng hội viên. Hội cũng chỉ đạo các cấp hội tăng cường lồng ghép tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch tới hội viên trong những cuộc sinh hoạt; tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống dịch của địa phương.

Cùng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình, các cấp hội phụ nữ vận động cán bộ, hội viên, các mạnh thường quân cùng chung tay, góp sức hỗ trợ cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân trong huyện, thị trấn, thôn bản bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 giảm bớt khó khăn với những phần quà ý nghĩa. Trong đó, hội LHPN các huyện, thị trấn mua vải may khẩu trang tặng hội viên, phụ nữ và người dân trên địa bàn.

Chị HỒ THỊ DÃ TA

Khóm A Rồng – KrôngKlang – Đakrông – Quảng Trị

Dịch: Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Hội phụ nữ thị trấn. Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhà có người già yếu, biết được điều đó nên Hội phụ nữ đã tặng cho gia đình nhiều phần quà thiết thực, ý nghĩa. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều.

Dịch Covid-19 hiện vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, song mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện, thị trấn, thôn bản tiếp tục bằng hành động và việc làm cụ thể, thiết thực chung tay cùng cả nước ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, góp phần bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của cộng đồng.

Chị PHAN THỊ CHUNG

Chủ tịch Hội LHPN Thị  trấn KrôngKlang – Đakrông – Quảng Trị

Dịch: Tiếng Kinh

Lời: Trong thời gian vừa qua, trước tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh sự phối hợp của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đối với Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Krông Klang đã tuyên truyền đến từng người dân trên thị trấn cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19 bằng các hoạt động thiết thực như: Phát trên loa phát thanh, cấp phát tờ rơi, khẩu trang, nước sát khuẩn. Các chị là tổ trưởng của các hội phụ nữ đều tham gia vào tổ phòng, chống Covid nên công tác tuyên truyền phát huy rõ hiệu quả. Trong thời gian dịch bệnh thì bà con cũng gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp nhiều nên chúng tôi đã kịp thời đến hỗ trợ các gia đình đặc biệt khó khăn và các hộ nằm trong khu vực phong tỏa. Lâu dài hơn, Hội cũng đã có các biện pháp hỗ trợ bà con làm sao vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế như tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao tay nghề, đứng ra tín chấp để bà con được vay vốn, từ đó kinh tế của bà con ổn định thì việc phòng dịch ngày càng được nâng cao hơn.

Bên cạnh việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh Covid 19, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Krông Klang cũng đã thực hiện song song với việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hỗ trợ các nguồn vốn để bà con phát triển kinh tế. Gia đình chị Hồ Thị Thơm là một trong nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn vốn vay để chăn nuôi lợn để nhân giống và dê nhốt. Tận dụng lợi thế đất đai rộng, chị trồng cỏ để chăn nuôi dê ngay tại vườn nhà để có nguồn thức ăn tại chỗ, lại không mất thời gian chăn dê và không sợ dê bị lạc. Từ đó, gia đình chị đã bán 4 đợt dê với trên 15 con, đưa lại thu nhập khá cho gia đình. Đến nay, chị đã trả hết số vốn vay nợ ban đầu và có tiền để nâng cao cuộc sống gia đình, các con được đến trường đầy đủ.

Chị HỒ THỊ THƠM

Khóm A Rồng – KrôngKlang – Đakrông – Quảng Trị

Dịch: Khi được Hội phụ nữ thị trấn cho vay rồi hướng dẫn cách nuôi lợn, nuôi dê, tôi đã mạnh dạn vay vốn rồi bắt đầu phát triển kinh tế hộ gia đình. Lúc đầu tôi mua lợn để nhân giống, giờ đây có 2 con lợn mẹ và gần 10 con lợn con. Dê thì tôi nuôi nhiều hơn và cũng nhanh bán. Mỗi năm sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập khá. Tôi đã trở hết nợ, con thì có đầy đủ sách vở, áo quần để đến trường. Tôi cũng khuyến khích các chị em khác cùng mạnh dạn vay vốn, học hỏi kiến thức để làm giàu chính đáng ngay trên chính quê hương của mình.

Những giải pháp, cách làm hay của HPN huyện cũng như HPN các xã, thị trấn, thôn bản đã góp phần nâng cao nhận thức, sự chủ động của người dân, nhất là người dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS trong việc chung tay cùng hệ thống chính trị phòng, chống dịch Covid-19.

Phát triển kinh tế để nâng cao sức mạnh phòng, chống dịch; phòng, chống dịch để xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - đó là hướng đi đúng đắn trong thời gian qua. Do đó, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2021, huyện cũng tăng cường công tác lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, tập trung vào các giải pháp cụ thể, những khâu đột phá nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương.

Dẫn 1:

Thưa đồng bào và các bạn. Để tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng trước thiên tai và biến đổi khí hậu, công tác tập huấn, đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là điều rất cần thiết. Từ đó, giúp người dân tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu cũng như khuyến khích người dân thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai phù hợp và xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hiệu quả tại địa phương. Tại huyện miền núi Đakrông, mô hình ứng phó với rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đang được triển khai với Hội người cao tuổi và các mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ đã và đang huy động tối đa sức mạnh từ cộng đồng, ứng phó hiệu quả với rủi ro thiên tai.

Ứng phó rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Toàn huyện Đakrông có tổng số dân trên 48 nghìn người, trong đó người cao tuổi 11 nghìn người chiếm tỷ lệ 9% dân số. Do đặc điểm và điều kiện sinh sống, số lượng người cao tuổi này chiếm một vị thế đặc biệt trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng. Không chỉ là người làm chủ tinh thần trong cộng đồng, dòng họ, thôn bản, người cao tuổi với tri thức bản địa, kinh nghiệm sống phong phú hiện tại đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động lực lượng tham gia công tác cơ sở, cụ thể như huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự vùng biên giới, huy động lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch Covid- 19, vận động con em dòng họ không vi phạm pháp luật… Đặc biệt với vốn kiến thức đúc kết trong cả cuộc đời, tri thức bản địa và những kinh ngiệm ứng phó với thiên tai vùng miền núi thì việc người cao tuổi được huy động vào tham gia mô hình ứng phó rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là việc làm cần thiết, huy động tối đa vai trò, sức mạnh của đối tượng này trong việc hạ chế rủi ro do thiên tai gây ra.( Hình tư liệu một người lớn tuổi đan lát, lao động sản xuất; Hình a Phương đứng với 2 người dưới nhà sàn)

Ông Hồ Văn Song

Thôn A Rồng, thị trấn Krông klang, Đakrông, Quảng Trị

(Không dịch): Theo kinh ngiệm từ đời ông cha truyền lại mỗi khi mưa bão đến thì phải nhanh chóng chuyển gia súc lớn lên vùng đồi cao; gia súc nhỏ và gia cầm thì chuyển lên nơi khô thoáng gần chổ người ở. Đồ ăn thức uống thì chuyển lên tra cao của nhà sàn; Mỗi khi thấy kiến bò lên trên nhà sàn là sắp có lũ ống cần phải chuẩn bị ứng phó với lũ suối dâng cao, con em không được đi rừng, lội suối trong lúc này; Đi nương đi rẫy mà thấy ong vò vẽ làm tổ trên cao thì năm đó sẽ có lũ lớn… Đặc biệt sau vụ thu hoạch hàng năm, tầm khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch  làm gì làm cần thiết phải chuẩn bị đối phó với mưa bão, lũ ống, lũ quét…

Trong đời sống cộng đồng người Vân Kiều, Pako, người già, người lớn tuổi đóng một vai trò quan trọng trong điều hành đời sống, văn hóa, tinh thần. Tiếng nói của người lớn tuổi đóng vai trò quyết định trong các quyết sách của bản làng, dòng họ. Do vậy tận dụng những kiến thức, tri thức bản địa và kinh ngiệm vốn có của người lớn tuổi, người uy tín với cộng đồng đối với việc ứng phó rủi ro thiên tai là điều cần thiết, giúp cộng đồng có tiếng nói chung, đồng nhất và đoàn kết khi có tình huống thiên tai xảy ra. (Hình anh Phương đứng nói chuyện với ông trưởng thôn đội mũ cối và ông lớn tuổi nơi nhà sàn)

Ông Hồ Văn Tuấn (ông đội mũ cối. Lấy đúp pv cuối cùng)

Trưởng thôn A Rồng, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Để ứng phó và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm, chúng tôi bên cạnh việc áp dụng triệt để những kiến thức, những phương pháp được Hội Chữ thập đỏ, chính quyền các cấp tập huấn thì điều quan trọng nhất là biết tận dụng những kiến thức cha ông truyền lại, những kiến thức kinh ngiệm của người lớn tuổi trong việc nhận định thiên tai như lũ ống lũ quét, sạt lở đất.. để có thêm dữ liệu, có thêm thông tin sữn sàng ứng phó kịp thời.

Với đặc điểm cư ngụ và lao động dựa vào việc làm nương rẫy, những người Vân Kiều, Pako đã đúc rút cho mình nhiều kiến thức trong phòng chống thiên tai. Sống gắn bó với núi rừng, sông suối nên đồng bào vùng cao đã truyền cho nhau những kinh ngiệm quý báu để phòng chống giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra. Đây được xem là những tri thức bản địa, những kiến thức cộng đồng cần được lưu giữ, nhằm hỗ trợ thêm thông tin về thiên tai hàng năm được đánh giá, dự báo của các cơ quan chuyên môn. Đặc biệt đối với những địa bàn vùng sâu vùng xa, khi khó tiếp cận được với thông tin từ cơ quan chức năng và phương tiện truyền thông đại chúng cảnh báo thiên tai thì những tri thức bản địa này cũng là một trong những kinh ngiệm giúp họ đoán định được những rủi ro thời tiết, qua đó nâng cao khả năng sinh tồn khi tình huống thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, việc nắm bắt quy luật thời tiết, diễn biến mưa bão hàng năm sẽ giúp người dân giảm thiểu những thhiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Đối với người vùng cao Quảng Trị, mùa vụ sản xuất nông nghiệp sẽ bắt đầu từ đầu năm và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Sau thời gian này là mưa bão, lũ quét, sạt lở đất… do vậy người dân nhắc nhở nhau cố gắng thu hoạch và hoàn thành công việc sớm nhất trong khoảng thời gian này. (lấy hình đi trong rừng; đứng nói chuyện trên suối; hình ông Hia đi trên suối với con trai…)

Ông Hồ Văn Hia

Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Mò Ó, Đakrông, Quảng Trị

(Không dịch) Đối với người cao tuổi ở miền núi thì việc nắm bắt những kinh ngiệm cha ông để lại là rất quan trọng. Phải biết những kiến thức này để nói lại với con em mình biết mà phòng tránh mưa lũ, biết để làm mùa màng không bị thiệt hại. Khi có mưa lũ xảy ra thì cần biết phải xử lý như thế nào để còn tồn tại…Quan trọng là phải nói đẻ con em biết khi có thiên tai xảy ra thì phải quan tâm, bảo bọc lẫn nhau, chia sẻ giúp đỡ bà con hàng xóm, ai nhà cửa vững chãi chắc chắn thì hỗ trợ, chia sẻ giúp đỡ những nhà nghèo khó vượt qua mưa lũ thiên tai, phải nói cho con cháu biết nhưởng cơm sẻ áo trong mưa lũ, phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.

Để phát huy tối đa vai trò của người lớn tuổi đang sở hữu những tri thức bản địa về ứng phó với thiên tai, việc làm cần thiết là phải tổ chức tập huấn, tuyên truyền tạo cơ hội để những người này có thêm điều kiện trao đổi kiến thức, cùng nhau chia sẻ kinh ngiệm của bản thân, của cộng đồng đến với nhiều người khác, qua đó tạo thành một nền tảng kiến thức chung trong phòng chống thiên tai. Song song với đó, các cơ quan chức năng, các tổ chức hội đoàn thể cần thiết phải thu thập, tập hợp những tri thức này kết hợp với các biện pháp phòng chống thiên tai để tạo thành những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai đối với cộng đồng. (Hình anh Phương trao đổi với bà con trên rừng, bên suối…)

Ông Hồ Phương

Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ huyện Đakrông, Quảng Trị

Kết hợp tri thức cộng đồng với kiến thức khoa học là việc làm càn thiết trong phòng chống giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra. Tuy nhiên về lâu dài, để hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, cần tiếp tục xây dựng chương trình tuyên truyền giảm nhẹ rủi ro thiên tai đến từng gia đình, với mục đích giảm thấp nhất nguy cơ bị ảnh hưởng. Ðồng thời tổ chức xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai tổng thể trên cơ sở hệ thống thông tin đa chiều. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội phải bảo đảm giảm nhẹ rủi ro thiên tai, và điều quan trọng nhất là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về con người trong mọi tình huống thiên tai xảy ra. (Hình phóng sự trước mùa mưa bão của Văn Tiến, Lâm Phương tháng 9)

Dẫn 2:

Thưa đồng bào và các bạn! Mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc đang là hướng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa. Nhờ biết khai thác hiệu quả lợi thế địa hình đồi núi, đồng cỏ nhiều hộ dân từ xuất phát điểm đời sống khó khăn đã vươn lên thoát nghèo. Ghi nhận từ mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi của anh Hồ Văn Chương tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

 

Thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng ở Hướng Linh

 

          Cũng như nhiều hộ nghèo tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, gia đình anh Hồ Văn Chương có rất ít đất để sản xuất tuy nhiên gia đình lại rất đông con. Từ năm 2010 gia đình anh được Ủy ban nhân xã cấp 5 hecta đất để sản xuất. Nếu như nhiều hộ gia đình khác chỉ trồng sắn, cho thu nhập thấp, đầu ra không ổn đinh thì gia đình anh Chương lại đã tận dụng để trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Với mỗi lứa tràm sau 5 năm có thể thu hoạch, anh cho trồng xen kẽ qua từng năm để có thu nhập liên tục, đồng thời quay vòng vốn để đầu tư chăn nuôi trâu vỗ béo. Với cách làm này, đã mang lại thu nhập ổn định gần 150 triệu đồng/ năm, không chỉ giúp gia đình anh Chương thoát nghèo mà trở thành hộ khá giả trong xã.

Anh Hồ Văn Chương

Thôn Cooc,  Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Hiện nay các xã như: Hướng Linh, Hướng Tân và Hướng Sơn của huyện Hướng Hóa đang hỗ trợ nhân rộng các mô hình kinh tế vườn đồi nhằm tạo điều kiện giúp hộ nghèo, cận nghèo được phát triển sản xuất. Việc hỗ trợ sản suất bằng cây con giống hay vay vốn ưu đã đã giúp hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Hướng Hóa thoát nghèo. Tuy nhiên ở một số địa phương có cách làm chưa hiệu quả như cấp giống cây con sai thời điểm, việc giám sát chưa chặt chẻ đã kiến nhiều hộ lơ là, chủ quan trong chăm sóc dẫn đến tái nghèo. Vì vậy, điều quan trong nhất là để người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước mà tích cực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Hồ Văn Ngại

 Phó chủ tịch UBND xã Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Hiệu quả kinh tế từ mô hình phát triển trồng rừng kết hợp chăn nuôi đã tạo động lực để cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm theo. Hiện nay nhiều doanh nghiệp khuyến khích người trồng rừng, tạo nguồn nguyên liệu ổn định thông qua hỗ trợ cây giống, vận chuyển… Từ đó giúp người dân không ngừng phát huy giá trị của kinh tế rừng.

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 24/09/2021 07:57 Lê Vĩnh Nhiên 29/09/2021 09:55
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà