DT&MN Chủ động trong ứng phó thiên tai
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG
Lời dẫn : Tạp chí Dân tộc và miền núi Dẫn 1: Kính chào đồng bào và các bạn! Đồng bào và các bạn đang theo dõi tạp chí dân tộc của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình hôm nay chúng tôi xin gửi đến đồng bào và các bạn phóng sự: Hướng Hóa quan tâm giáo dục con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp đó là ghi nhận về mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản, tiếp sức cho phụ nữ thoát nghèo. Cuối chương trình mời đồng bào và các bạn đến với phóng sự xã Tà Long chủ động trong ứng phó với thiên tai. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi.

 

Hướng Hóa: Quan tâm giáo dục con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 

Dẫn 2: Thưa đồng bào và các bạn! Huyện Hướng Hóa có số học sinh là người đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Ko chiếm khoảng 60% tổng số học sinh toàn huyện. Những năm qua công tác giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số luôn được UBND tỉnh và ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm, từng bước nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

          Với các em học sinh ở trường tiểu học Hướng Tân, huyện Hướng Hóa thì năm học 2021 – 2022 là một năm học khá đặc biệt. Các em đến trường trong thời điểm dịch bệnh covid 19 đang có những diễn biến phức tạp, vì vậy ngoài việc truyền dạy cho các em những kiến thức cần thiết trong sách vở thì vấn đề nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống dịch bệnh được thầy cô quan tâm. Với các em học sinh là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà trường đã dành sự quan tâm đặc biệt, nhất là với học sinh đầu cấp, nhà trường đã phân công giáo viên phụ đạo, giúp các em làm quen với tiếng việt, để các em tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.

Cô giáo Hồ Thị Mỹ

Trường Tiểu học Hướng Tân, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Trong thời gian dịch bệnh phức tạp thì nhà trường đã xây dựng các phương án như dạy trực tuyến và trực tiếp, một lớp được chia ra để dạy hai buổi. Chúng tôi tập trung hỗ trợ cho các em đầu cấp lớp 1. Nâng lên các buổi tăng cường tiếng việt cũng như các tiết sinh hoạt đầu giờ, hoạt động ngoài giờ chúng tôi cố gắng phụ đạo để các em nhớ chữ, đọc được chữ và viết tốt hơn)

Trường Tiểu học Hướng Tân có 4 điểm trường với tổng số hơn 400 học sinh và 19 lớp học, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học nhưng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động trẻ đến trường. Giáo viên đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có nhiều đổi mới trong cách dạy để giúp học sinh tiếp cận với bài học, qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và hướng đến giáo dục mũi nhọn ở trường.

Ông Lê Văn Quảng

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hướng Tân, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Từ đầu năm học đến nay, nhà trường cũng  có kế hoạch dạy học theo tình hình thực tế của địa phương, tuần đầu chúng tôi chia một lớp chia thành hai buổi để dạy để đảm bảo được chất lượng. Sau đó nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày. Việc phòng chống dịch bệnh covid được đặt lên hàng đầu và việc thứ hai là huy động số lượng, nâng cao chất lượng để đảm bảo kế hoạch năm học đặt ra)

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển của Trung ương. Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS miền núi nói chung và ở huyện Hướng Hóa nói riêng đã có những chuyển biến đáng kể; hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm; học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm tăng rõ rệt. Ngoài ra, hệ thống giáo dục chuyên biệt ngày càng phát huy hiệu quả tích cực.

Với các em học sinh ở các vùng xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn thì trường phổ thông dân tộc nội trú thực sự là nơi để các em đeo đuổi ước mơ được tiếp tục cắp sách đến trường. Em Hồ Thị Tuyết Trinh ở xã Ba Tầng là người dân tộc Pa Cô, trước đây, để đến được lớp học, Tuyết Trinh phải vượt qua một quãng đường dài hơn 5 km, đường đi quanh co, nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa bão nên nhiều hôm em phải nghỉ học ở nhà. Bước vào lớp 6, Tuyết Trinh may mắn được theo học tại trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện. Cũng như bao người bạn khác, Tuyết Trinh phải sống xa gia đình, phải tập làm quen với môi trường nội trú và cuộc sống tập thể. Bỡ ngỡ, lo lắng những ngày đầu nhập học là tâm lý chung của Tuyết Trinh cũng như các em học sinh người đồng bào thiểu số. Thế nhưng được sự quan tâm, chăm sóc của các thầy cô giáo nên các em cảm thấy tự tin hơn. Trường nội trú đã trở thành ngôi nhà chung, thầy cô giáo chính là cha mẹ, còn bạn bè trang lứa là các anh, chị, em với nhau, cùng hỗ trợ, san sẽ với nhau trong học tập cũng như đời sống.

Em Hồ Thị Tuyết Trinh

Lớp 6A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

(Cháu mới lên cấp hai nên rất lo lắng làm sao để học thật tốt, may mắn ra đây có nhiều bạn bè, thầy cô giúp đỡ nên cháu quen dần, vơi đi nỗi nhớ nhà. Cháu sẽ cố gắng học tập để có kết quả thật tốt)

Năm học 2021-2022, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa có 340 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Với mục tiêu đào tạo các em phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp tình hình thực tế. Các em học sinh đều ở nội trú, xa gia đình, xa bố mẹ, phải tự chăm sóc bản thân nên nhà trường luôn quan tâm, chăm lo cho các em về mọi mặt; tìm tòi, đổi mới các phương pháp giảng dạy để các em dễ tiếp thu. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức văn hóa, các thầy cô giáo luôn quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn các em thực hiện tốt nội quy khu nội trú, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, giáo dục kỹ năng sống với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm lý lứa tuổi.

Cô giáo Hồ Thị Tư

Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

(Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa là một trường chuyên biệt, vừa giáo dục vừa nuôi dưỡng cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa được lựa chọn về nhà trường để học tập. Nhà trường cũng quán triệt giáo viên quan tâm hết sức đến đời sống vật chất, tinh thần của các em trong điều kiện các em học tập, gắn bó với trường)

Song song với chính sách tổ chức trường học nội trú và bán trú, ngành Giáo dục cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NÐ-CP của Chính phủ. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội đã và đang phát huy tốt hiệu quả, nhất là trong thời gian các địa hương thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid -19. Hàng nghìn học sinh vùng khó khăn đã được cấp phát gạo theo định suất hàng tháng theo từng học kỳ, bảo đảm các em yên tâm học tập, duy trì sĩ số, đồng thời chất lượng dạy và học toàn diện cũng được nâng lên.

Để tạo điều kiện cho giáo viên và con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm học tiếp theo, tỉnh Quảng Trị xác định ưu tiên tập trung đầu tư vốn để triển khai chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2020 - 2025, đề xuất các chương trình, dự án giáo dục cho vùng khó khăn, miền núi nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho vùng dân tộc thiểu số theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại. Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng chuẩn quốc gia; tăng cường huy động học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số đi học và học hết cấp học; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cha mẹ học sinh trong việc tạo điều kiện cho trẻ em đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đi học; tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2020- 2025, định hướng đến 2030”; chú trọng các nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở bậc học tiểu học nhằm thu hút học sinh đi học, nhập học đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình tiểu học;

Ông Nguyễn Văn Đức

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

(Phòng giáo dục và đào tạo Hướng Hóa phải quan tâm và đặc biệt quan tâm đến giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị trường học để từng bước đáp ứng tổi thiểu việc dạy và học cho các trường vùng bản. Bên cạnh đó, chúng tôi kêu gọi các tổ chức, cá nhân để ủng hộ sách giáo khoa cho các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trợ dụng cụ học tập cho các em học sinh vùng bản)

Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn huyện Hướng Hóa những năm gần đây tuy đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của tỉnh và các cấp, ngành, địa phương, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa sẽ được tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất, góp phần đổi mới toàn diện về giáo dục, chắp cánh ước mơ cho các em, để thúc đẩy phát triển giáo dục đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản: Tiếp sức cho phụ nữ thoát nghèo

Dẫn 3: Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đakrông đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên, đặc biệt là chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong đó, mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản được đánh giá là cách giúp phụ nữ vùng khó làm ăn phù hợp, hiệu quả nhất.

Tiết kiệm và vốn vay thôn bản là một phương thức phát triển dựa vào cộng đồng, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, trong đó có chị em phụ nữ. Sự ra đời của mô hình giúp huy động các khoản tiết kiệm trong cộng đồng. Từ đây, vốn tiết kiệm trở thành quỹ cho vay và quỹ xã hội để hỗ trợ thành viên trong nhóm khi có nhu cầu. Thông qua quản lí nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản, mọi người, trong đó có chị em phụ nữ được nâng cao kiến thức về quản lí tài chính gia đình, hình thành thói quen tiết kiệm, đặc biệt là giúp đồng bào nghèo tiếp cận với nguồn vốn để có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Xã Tà Rụt là một trong những địa phương đầu tiên ở huyện Đakrông xây dựng mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản. Lúc mới đi vào hoạt động vào năm 2009, xã chỉ có 7 nhóm, số vốn tiết kiệm rất ít. Qua tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tận tình của cán bộ hội phụ nữ xã, chị em đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây dần nắm bắt được mục đích, quy trình hoạt động cũng như lợi ích mà mô hình mang lại nên tham gia đông hơn. Nhờ vậy, nguồn vốn tiết kiệm ở các nhóm ngày càng tăng, giúp nhiều hội viên phụ nữ có điều kiện mở rộng chăn nuôi, trồng trọt nâng cao thu nhập gia đình. Đến nay, 100% thôn bản ở xã Tà Rụt đều đã thành lập Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản với 100% hội viên phụ nữ tham gia.

Chị Hồ Thị Dòn ( mặc áo quần dân tộc, nói tiếng bru)

Thôn A Đăng, Xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị

( Mới lập gia đình nên vợ chồng tôi thiếu vốn làm ăn và thiểu cả kiến thức trong phát triển nuôi trồng, tham gia Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản, tôi được các chị tạo cơ hội cho vay vốn nên tôi đầu tư nuôi gà, nuôi lợn bản. Đến nay đàn vật nuôi của gia đình tôi phát triển tốt. Tôi sẽ đầu tư nuôi thêm dê để nâng cao thu nhập, có thêm điều kiện để chăm lo cuộc sống của gia đình mình tốt hơn)

Chị Hồ Thị Sở ( chị áo trắng)

Thôn A Đăng, Xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị

(Thời gian đầu tiếp cận, chúng tôi còn ái ngại không dám tham gia nhóm vì thấy rằng tiền sinh hoạt hằng ngày đã khó khăn thì lấy đâu ra tiền để tiết kiệm. Được sự tư vấn, hướng dẫn tận tình của cán bộ phụ nữ các cấp, dần dần chị em chúng tôi hiểu được mục đích, ý nghĩa của mô hình, từ đó biết cách tiết kiệm các nguồn chi phí của gia đình để gửi vào nhóm. Tích lũy hàng tháng để danh dụm đến khi có công việc cần số tiền lớn, chúng tôi lại được hỗ trợ vay nên rất thuận lợi)

Từ những hỗ trợ ban đầu của mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản, nhiều chị em có điều kiện để lên kế hoạch phát triển kinh tế gia đình mình, nhiều mô hình gia trại, trồng rừng, phát triển chăn nuôi đã được xây dựng. Nhiều phụ nữ là chủ hộ đã được tiếp sức để cải thiện đời sống, qua đó số hộ nghèo ngày một giảm, đến nay đã có hơn 80 chị đã thoát nghèo. Không chỉ cải thiện về đời sống kinh tế mà thông qua những buổi sinh hoạt tổ các chị em còn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, xây dựng hạnh phúc gia đình, cũng cố thêm tình đoàn kết, yêu thương, chia sẽ với nhau trong cuộc sống.

PV Chị Hồ Thị Hằng ( Mặc áo vàng, nhỏ nhỏ, nói tiếng bru, đoạn cuối)

Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị

( Tính từ khi mới thành lập đến nay, nguồn vốn huyđộng được hơn 9 tỷ, trong đó đã cho chị em vay khoảng 8,5 tỷ, hầu hết các chị em đều được tiếp cận nguồn vốn này, tùy theo nhu cầu của mình, có  chị vay nhiều, có chị vay ít, nhưng đều vay đúng mục đích. Các chị vay một triệu thì để mua gà, vịt, ngan, lợn, các chi vay từ hai triệu trở lên thì đầu tư mua bò, dê hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình, nhờ đó cuộc sống hiện tại của chị em đã thay đổi rất nhiều)

Tại huyện Đakrông, sau khi đi vào hoạt động, nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản đã nhanh chóng phát huy hiệu quả. Trước hết, mô hình đã góp phần giải quyết nguồn vốn tại chỗ cho chị em khi tham gia nhóm. Thành viên trong nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ nhau có nguồn vốn phát triển kinh tế. Đặc biệt, nhóm có nguồn quỹ xã hội để phục vụ cho việc thăm hỏi nhau khi ốm đau, qua đó thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên. Cũng nhờ nguồn quỹ này mà chị em có điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… Từ mô hình của 7 xã đầu tiên gồm: A Bung, Mò Ó, A Ngo, Tà Rụt, Hướng Hiệp, Tà Long, Đakrông do Plan hỗ trợ. Hội LHPN huyện đã chủ động nhân rộng đến 7 xã còn lại. Đến nay, toàn huyện Đakrông có 285 nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản, thu hút sự tham gia của  hơn 4600 thành viên với tổng số vốn huy động được trong năm 2020 hơn 5,5 tỷ.  Từ nguồn vốn này, các hội viên đã vay để phát triển kinh tế gia đình hoặc đầu tư cho các con học hành, hoặc đầu tư xây dựng nhà xí hợp hợp vệ sinh… Một số đơn vị triển khai thực hiện tốt mô hình như : Tà Rụt, Hướng Hiệp, Mò ó, A Bung...

Chị Hồ Thị Hai ( chị ở vườn chuối, nói tiếng vân kiều)

Xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

( Không chỉ được vay vốn để nuôi con lợn, con dê mà chúng tôi còn được các chị em hướng dẫn cách phòng bệnh cho vật nuôi, được tham gia các lớp tập huấn, tham gia các mô hình chăn nuôi có hiệu quả ở các xã bạn để học tập kinh nghiệm, phát triển đàn vật nuôi có hiệu quả)

Sau  hơn 10 năm triển khai và nhân rộng, mô hình nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản đã khẳng định được tính ưu việt. Cái được lớn nhất của mô hình là đã giúp hội viên hình thành thói quen tiết kiệm, biết tính toán trong chi tiêu và ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn thông qua các mô hình tiết kiệm của chị em phụ nữ tuy không lớn nhưng đã và đang là giải pháp hữu hiệu, đáp ứng một phần nhu cầu về vốn vay phát triển kinh tế gia đình cho hội viên, phụ nữ tại nhiều địa phương. Đến nay, có hơn 650 hộ dân đã thoát nghèo khi chị em tham gia vào nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản. Việc cho vay vốn qua nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản cũng góp phần gắn kết, giúp chị em yêu thương, sẻ chia với nhau nhiều hơn. Thông qua việc triển khai mô hình, các cấp hội trên địa bàn cũng đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong công tác vận động, hỗ trợ, đoàn kết hội viên phụ nữ.

Chị Lê Thị Tây Nguyên ( Chị áo vét đỏ)

PCT Hội LHPN huyện Đakrông, Quảng Trị

(Sau khi dự án kết thúc thì Hội LHPN huyện đã chủ động nhân rộng ra hết cả 13 xã, thị trấn. Về hiệu quả kinh tế, nó có tác động rất lớn. Chị emtruwowcs đây không biết cách tiết kiệm nhưng bây giờ đã biết được khoản nào cần chi têu,khoản nào cần tiết kiệm, khoản nào để danh đầu tư vào cây, con, giống, khoản nào đầu tư vào giáo dục…tất cả những việc này góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống gia đình, giúp chị em thoát nghèo)

Mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản ở huyện Đakrông thực sự phát huy được hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hội viên khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Mặt khác, thông qua mô hình này, hội viên phụ nữ đồng bào DTTS có điều kiện được tiếp cận kiến thức xã hội, kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc… Thời gian tới, các cấp Hội LHPN huyện Đakrông sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản với các mục tiêu cụ thể là 100% chi hội có mô hình tiết kiệm và vốn vay thôn bản; 100% hội viên tham gia tiết kiệm. Hội LHPN huyện cũng rất mong Tổ chức Plan Việt Nam tại Quảng Trị quan tâm, hỗ trợ mở một số lớp tập huấn nhắc lại cách thức hoạt động nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản cho các ban quản lí nhóm của các đơn vị; hỗ trợ sinh kế cho một số hộ phụ nữ nghèo tham gia các nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản, lồng ghép thêm nhiều hoạt động hỗ trợ khác để giúp nhiều hội viên có cơ hội thoát nghèo bền vững.

        Tà Long: Chủ động trong ứng phó với thiên tai

Dẫn 4: Thưa đồng bào và các bạn! Mùa mưa bão đang đến gần, tại các địa bàn miền núi của tỉnh Quảng Trị, thực tế mưa lũ trong những năm qua khiến nhiều xã vùng sâu vùng xa bị chia cắt giao thông, nhiều địa phương bị sạt lở đất và cô lập hoàn toàn nên việc tiếp cận để ứng cứu, hỗ trợ là không thể. Bên cạnh thực hiện phương châm 4 tại chỗ huy động các lực lượng khắc phục thiên tai thì việc chủ động trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là việc làm cần thiết, nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đợt mưa lũ vừa qua khiến gia đình chị Hồ Thị La Hôm ở thôn Trại Cá, xã Tà Long gặp nguy hiểm. Nước lên nhanh vào ban đêm, khi cả nhà đang ngủ nên không ai biết, khi nghe tiêng tri hô của hàng xóm, cả nhà mới chạy lụt, đến tránh tạm ở nhà cộng đồng thôn. Do nhà ở sát bờ sông nên hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, gia đình chị La Hôm lại sống trong thấp thỏm, biết là nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác.

Chị Hồ Thị La Hôm ( chị áo trắng nói tiếng Vân kiều)

Thôn Trại Cá, xã Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

( Nước lên quá sàn nhà nên chúng tôi phải chạy vội để thoát thân, các đồ đạc trong nhà không kịp đưa lên cao hoặc mang theo nên hư hỏng nhiều. Nhà còn có con nhỏ nên đến mùa mưa bão chúng tôi rất sợ)

Anh Hồ Văn Láo ( anh đội mũ cối)

Bí thư Chi bộ thôn Trại Cá, xã Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

( Chúng tôi đã vận động bà con chằng chống nhà cửa, sơ tán những nhà có nguy cơ ngập lụt, nhất là 20 hộ ở bên kia sông. Qua tuyên truyền, vận động, tôi thấy các hộ dân đã chấp hành tốt theo đúng yêu cầu sơ tán của thôn, đến nơi cao hơn để đảm bảo an toàn)

Những năm trở lại đây, thời tiết khu vực miền Trung nói chung, tỉnh quảng Trị nói riêng thiên tai diễn biến không tuân theo quy luật, cực đoan và khó lường. Đáng chú ý, hiện tượng lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn gây ra ở địa bàn miền núi xảy ra rất nhiều. Lũ thường lên nhanh, vào ban đêm nên người dân thiếu cảnh giác, khiến hậu quả để lại nặng nề, nhất là tại những vùng rốn lũ, khu vực nhà ở dọc sông, suối, khu vực bị sạt lở đất. Để Chủ động trong ứng phó với thiên tai, Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của xã cũng như các tổ chức đoàn thể, đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân chủ động các biện pháp đề phòng chống lụt bão. 

Trận lũ lịch sử năm 2020 đã làm ngập nhà và cuốn trôi nhiều tài sản, cây trồng và vật nuôi của nhiều hộ dân trong xã. Tuy nhiên để di chuyển nhà đến vùng đất cao hơn là điều hết sức khó khăn đối với bà con trong vùng vì quỹ đất ở không có, tiền làm nhà lại càng không. Vì vậy, năm nay, khi bước vào mùa mưa người dân đã tích cực chuẩn bị nhiều biện pháp chủ động cho tình huống nước lũ dâng cao.

Chị Hồ Thị Thương ( Chị mặc áo mưa, nói tiếng việt)

Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

( Đây là một trong những địa bàn thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề do bão và lũ hàng năm, nên chúng tôi có rất nhiều hoạt động để cùng với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân như tuyên tuyền chằng chống nhà cửa, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, vận động chị em trong việc trốn tránh lũ, ngoài ra còn có các hoạt động hỗ trợ chị em ở khu di dân, rồi động viên, thăm hỏi bà con, hỗ trợ sinh kế đối với những hộ nghèo, hộ khó khăn, hộ đơn thân.)

Bà Hồ Thị Hoa ( Chị áo vét ở cầu thang)

PCT UBND xã Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

( Đối với địa phương trước khi có thông tin về mưa bão thì các đồng chí phụ trách các thôn chủ động trong công tác di dời bà con, mượn các điểm cao như trường học hoặc nhà dân kiên cố để cho bà con ở tạm. Bà con ở đây đều chấp hành rất tốt, không có tình trạng người dân phản đối, để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong mùa mưa bão)

Nhằm góp phần giải quyết mô%3ḅt cách căn bản vấn đề phòng tránh, giảm nhẹ thiê%3ḅt hại do bão, lũ lụt gây ra cho người dân địa phương, đặc biê%3ḅt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tạo điều kiê%3ḅn để người dân có cuô%3ḅc sống an toàn, ổn định, trong những năm qua, huyện Đakrông đã thực hiện hỗ trợ xây dựng, nâng cấp và sửa chữa  nhà ở cho các hộ nghèo phòng tránh lũ lụt theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, lụt tỉnh Quảng Trị, hy vọng rằng, những hộ dân ở vùng rốn lũ, vùng sạt lở…sớm nhận được sự hỗ trợ này   để ổn định cuộc sống lâu dài.

Chào kết.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 29/10/2021 08:35 Lê Vĩnh Nhiên 29/10/2021 10:10
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà