Cm Mỗi xã một sản phẩm ( Hợp đồng với VP Điều phối NTM)- Lâm Hạnh
Danh mục
Truyền hình thực tế
NỘI DUNG

Kịch bản chuyên mục Mỗi xã một sản phẩm (14/12/2021)

Chủ đề: Thực hiện  chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm” ở Hướng Hóa

Phát sóng: Ngày 14/12 /2021

STT/TL

Hình ảnh

Nội dung

Ghi chú

1

MC trường quay

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Tại huyện miền núi Hướng Hóa, việc thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trên địa bàn, giúp nâng tầm giá trị của hàng hóa nông sản tại địa phương.

2

Tittle

Thực hiện chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm” ở Hướng Hóa

3

Các sản phẩm OCOP của huyện Hướng Hóa ( Cà phê)

Sau 2 năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP đã từng bước khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế của huyện Hướng Hóa. Đến nay, huyện Hướng Hóa có 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm từ cà phê như Ta Lư coffee, Khe Sanh coffee, Pun coffee(cà phê bột), Pun coffe(cà phê hạt), Trịnh xưa coffee(cà phê bột), Trịnh xưa coffee (Cà phê nhân rang).

4

Phỏng vấn

Chị Nông Thị Hanh

Thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, Hướng Hóa, Quảng Trị

Nội dung: Chia sẻ về quá trình tham gia xây dựng sản phẩm cà phê của mình thành sản phẩm OCOP; lợi ích mang lại?

5

-flycam Hướng Hóa( Nông nghiệp)

- Cà phê, chuối

- Măng tre…

Để triển khai thực hiện chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm”, căn cứ vào thế mạnh của mỗi địa phương, huyện Hướng Hóa đã có kế hoạch cụ thể để khuyến khích người dân tích cực tham gia sản xuất và quảng bá sản phẩm. Đồng thời, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã… trên địa bàn để giới thiệu, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và đăng ký tham gia chương trình. Qua việc tham gia thực hiện chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm”, các chủ thể sẽ xây dựng dữ liệu sản phẩm, được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về thương mại, tạo thế mạnh cho HTX, doanh nghiệp, đáp ứng những yêu cầu khắt khe mà chương trình đưa ra.

6

Phỏng vấn

Ông Hoàng Đình Bình

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Nội dung: Đánh giá về kết quả thực hiện CT OCOP tại huyện Hướng Hóa; Khẳng định, phân tích thêm về hiệu quả nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP?

7

-Flycam chuối Tân Long

-Hình ảnh tại cơ sở chuối sấy Chánh Nhung

Cây chuối là một trong những cây trồng chủ lực tại Hướng Hóa. Là loại cây cho thu hoạch quanh năm, người trồng chuối ở Hướng Hóa chủ yếu bán sản phẩm tươi chưa qua chế biến nên giá cả phụ thuộc vào thị trường không ổn định. Việc chế biến chuối sấy là một hướng đi nhằm mục đích nâng cao giá trị quả chuối và quan trọng hơn là có thể chủ động hơn trong việc bảo quản tiêu thụ sản phẩm một cách chủ động hơn so với chuối tươi.

8

Phỏng vấn

Người trồng chuối

ND: Bán chuối cho cơ sở chuối sấy thuận lợi hơn bán quả tươi phụ thuộc vào thị trường như thế nào?

Người mua chuối

Chủ cơ sở chuối sấy Chánh Nhung

ND: Mong muốn hướng đến khi tham gia chương trình OCOP? Đã được hỗ trợ như thế nào; mong muốn, đề xuất?

9

Hình ảnh đường làng, thôn xóm, thị trấn…

Mặc dù hiệu quả nâng tầm giá trị sản phẩm đã được thấy rõ nhưng trên thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình OCOP ở huyện Hướng Hóa vẫn còn những vấn đề cần quan tâm như khó khăn về nguồn vốn, thiếu sự gắn kết đồng bộ trong công tác quy hoạch vùng sản xuất… Để tiếp tục triển khai chương trình thực sự có hiệu quả, huyện Hướng Hóa đang tiếp tục rà soát các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương bảo đảm về quy mô, sản lượng để có sản phẩm cung ứng ra thị trường; có chính sách khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; nâng cao năng lực hoạt động để thực hiện có hiệu quả chuỗi liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ…

 

10

Phỏng vấn

Ông Hoàng Đình Bình

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

ND: Mục tiêu, giải pháp cho những năm tiếp theo trong thực hiện ct Mỗi xã một sản phẩm.

11

Flycam Hướng Hóa

Các xã vùng bản…

Đối với huyện miền núi Hướng Hóa, việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với chương trình xây dựng NTM là hướng đi đúng để nâng tầm giá trị nông sản. lan tỏa thương hiệu địa phương, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.

GTPS: Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Tại huyện miền núi Hướng Hóa, việc thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trên địa bàn, giúp nâng tầm giá trị của hàng hóa nông sản tại địa phương. CM Mỗi xã 1 sản phẩm được phát sóng vào lúc 20h15 ngày 14/12 trên sóng truyền hình mời quý vị và các bạn đón xem!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 09/12/2021 09:32 Lê Vĩnh Nhiên 09/12/2021 09:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà