Cm Đakrông
Danh mục
Truyền hình thực tế
NỘI DUNG

 CM Đakrông, hành trình giảm nghèo bền vững ngày 24/8/2022

Kính chào quý vị và các bạn!Bây giờ là thời lượng của CM Đakrông, hành trình giảm nghèo bền vững.

Thưa quý vị và các bạn! Ngày 31/3/2007 là ngày hai bản  A Xóc (Lào) và Sa Trầm (Việt Nam) ký kết tình hữu nghị anh em, kết nghĩa bản - bản,  người dân 2 bản gọi tháng 3 hằng năm là tháng 3 nghĩa tình, trở thành dấu ấn không thể nào quên trong kí ức của người dân ở đây. Sau 15 năm triển khai thực hiện, trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về đối ngoại nhân dân, thể hiện tình cảm gắn bó, sẻ chia giữa nhân dân hai bên biên giới. Đặc biệt, thông qua kết nghĩa, nhân dân hai bên biên giới đã tích cực tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, thực hiện nghiêm Quy chế biên giới, quy định pháp luật của mỗi nước, chung sức xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. CM Đakrông, hành trình giảm nghèo bền vững kỳ này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự ghi nhận sau!

Xóa đói giảm nghèo nhờ  mô hình kết nghĩa bản -bản

       Từ khi bản Sa Trầm xã Ba Nang và bản A Xóc (Lào) kết nghĩa tình bản – bản cũng là lúc người dân hai bên biên giới thường xuyên hơn động viên nhau để xây dựng đời sống kinh tế ấm no, hạnh phúc. Xác định muốn giúp bạn thì trước hết phải giúp mình, 15 năm qua, lực lượng biên phòng đóng chân trên địa bàn xã Ba Nang đã tuyên truyền vận động người dân và làm thay đổi cách làm cách nghĩ trong xóa đói giảm nghèo. Ông Hồ Văn Lương, thôn Sa Trầm từng là một ví dụ điển hình. Từ hộ khó khăn trong nhiều năm trước nhưng từ khi được tuyên truyền vận động cách làm ăn mới nên đời sống vật chất của ông Lương đã cơ bản ổn định. Người dân thôn Sa Trầm có được cuộc sống như hôm nay, cũng một phần nhờ tinh thần vượt khó, vươn lên mà theo như lời thề hứa của người dân hai bản Sa Trầm và A Xóc trong buổi kết nghĩa bản bản cách đây 15 năm về trước.

*P/v: Ông HỒ VĂN LƯƠNG, thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, Đakrông

(Dịch: Ngày trước, cái đói cái nghèo cứ bám theo dân bản mãi. Nhờ Đảng, Nhà nước, nhờ đồn biên phòng giúp đỡ nên bây giờ có cái ăn cái mặc, con cháu được đến trường. Người dân bên này cùng như bên kia ở đâu thì lâu nay cũng là anh em, xưa nay thường xuyên giúp nhau trong khó khăn và thường xuyên thăm hỏi động viên nhau chăm chỉ làm ăn và cùng đoàn kết để giữ mãi tình anh em Việt Nam và Lào)

  Theo hướng đồi, chúng tôi đi hơn 1km, qua chốt kiểm soát thủ tục hành chính của Trạm Cóc (Đồn Biên phòng Ba Nang) là đến bản A Xóc thuộc huyện Sa Muồi (Salavan - Lào). Bản Sa Trầm và bản A Xóc có mối quan hệ họ hàng thân tộc, cũng trong nghèo khổ nên thương nhau, tình cảm Việt - Lào có từ đời xưa, khi có con người là đã biết yêu thương nhau, đoàn kết nhau chống thú dữ, sau thì chống giặc, ngày nay bảo vệ hòa bình. Hoạt động kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới đã tạo ra môi trường an ninh ổn định tại địa bàn vùng biên để người dân hai bản yên tâm lao động sản xuất, cùng nhau vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ấm no. Từ khi mô hình kết nghĩa được triển khai, việc phát triển kinh tế tại địa bàn càng thêm thuận lợi. Một trong những hiệu quả tích cực từ mô hình này là việc người dân hai bên biên giới mở rộng diện tích trồng rừng, sắn, đưa nhưng loại cây trồng này trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương. Đến nay, nhiều hộ gia đình hai bản đã có thu nhập khá, đời sống kinh tế của nhân dân hai bản không ngừng được cải thiện.

*P/v Bà Giã Mến, bản A Xóc, Cụm bản III, huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan- Lào.

(Dịch: Có được cuộc sống hôm nay, bà con ở đây cảm ơn bộ đội Biên phòng Việt Nam. Người dân biết trồng lúa nước nên đã có gạo để ăn, biết chăn nuôi để có cái để bán. Đời sống nay đã khác trước rồi, tình Việt – Lào luôn đoàn kết.)

*P/v: Ông Hồ Văn Bảy, trưởng thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, Đakrông

Khi có thiên tai, hoạn nạn xảy ra, hai bản sẵn sàng giúp đỡ nhau; cũng như khi mùa màng thất bát, kỳ giáp hạt, hai bên san sẻ cho nhau từng hạt gạo, củ khoai trên tinh thần lá rách ít đùm lá lách rách nhiều. Trong đợt bão lũ năm 2020, trên địa bàn hai xã đã bị thiệt hại nặng nề. Đồn Biên phòng Ba Nang cùng nhân dân hai bản Sa Trầm và A Xóc đã cùng nhau đóng góp hàng trăm ngày công lao động để sửa chữa, khắc phục 4 km đường bị sạt lở do mưa bão gây ra. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, lực lượng Bộ đội Biên phòng, chính quyền, nhân dân bản Sa Trầm, xã Ba Nang đã kịp thời hỗ trợ các lực lượng bảo vệ biên giới bạn Lào và nhân dân bản A Xóc nhiều tấn gạo, 250 chăn màn và các nhu yếu phẩm khác.

*P/v: Ông Hồ Văn Nâng, trưởng bản A Xóc, Cụm bản III, huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan- Lào.

Dịch: Thời gian qua, những tình cảm của chính quyền, nhân dân bản Sa Trầm và lực lượng Bộ đội Biên phòng dành cho nhân dân bản A Xóc chúng tôi rất chân thành và quý giá. Chúng tôi rất phấn khởi vì qua công tác kết nghĩa, nhân dân hai bên biên giới càng thêm gắn bó yêu thương hơn và có điều kiện để cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no.

Đồn Biên phòng Ba Nang cách trung tâm huyện Đakrông hơn 30km, địa bàn đồn đóng quân thuộc xã Ba Nang (huyện Đakrông) một xã khá biệt lập với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều.  Đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Ba Nang chủ yếu sống nhờ vào nương rẫy và trồng rừng, chính quyền cơ sở cùng với nhân dân nhích lên từng bước để cải thiện đời sống, tiếp tục vượt khó để thoát nghèo. Trong quá trình đó chính quyền và nhân dân được sự giúp đỡ rất lớn từ cán bộ chiến sĩ bộ đội Biên phòng Đồn Biên phòng Ba Nang, từ thôn bản đến xã.

*P/v: Ông HỒ MY, Chủ tịch UBND xã Ba Nang, Đakrông

Những năm qua, cán bộ và chiến sĩ biên phòng Đồn Biên phòng Ba Nang vừa thực hiện vai trò giữ vững chủ quyền an ninh biên giới vừa giúp dân phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục những khó khăn. Không những đối với dân cư Việt Nam, việc chăm lo đời sống cho người dân vùng biên nước bạn Lào là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện và đó là nghĩa cử cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Đời sống nhân dân thôn bản biên giới còn rất nhiều khó khăn nên chúng tôi vừa hỗ trợ từ thực lực của mình vừa vận động, huy động các nguồn lực xã hội. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, các đơn vị, tổ chức, cá nhân… hỗ trợ cho thôn bản khá nhiều, phần nào tạo động lực giúp họ khắc phục khó khăn. Nhưng cái lâu dài là sinh kế cho đồng bào, tạo công ăn việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số, đó mới là hướng đi đúng đắn, bền vững.   

          *P/v: Thượng tá Lê Hồng Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ba Nang, BĐBP Quảng Trị

  MC:  Thực tiễn sau 15 năm kết nghĩa giữa bản Sa Trầm và A Xóc đã minh chứng chủ trương đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai bên biên giới; có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng vào việc xây đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi CM Đakrông, hành trình giảm nghèo bền vững, hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong khung giờ này tháng 9.

 

Bảng chữ: KB, LB:Lâm Phương ; QP:  Văn Tiến- Minh Vũ

GTPSSau 15 năm triển khai thực hiện mô hình kết nghĩa bản- bản giữa  hai bản A xóc,  Cụm bản III, huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan- Lào và Sa Trầm xã Ba Nang, Đakrông Quảng Trị,Việt Nam,nhân dân hai bên tuyến  biên giới này đã tích cực tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, thực hiện nghiêm Quy chế biên giới, quy định pháp luật của mỗi nước, chung sức xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. CM Đakrông, hành trình giảm nghèo bền vững kỳ này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự ghi nhận hiệu quả này. Chương trình được phát sóng vào lúc 20h20 ngày 24/8 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 22/08/2022 10:18 Lê Vĩnh Nhiên 22/08/2022 16:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà