Mỗi xã một sản phẩm phát thanh 6 1 2021 – Giải pháp tháo gỡ khó khăn thực hiện chương trình OCOP
Danh mục
Mỗi xã 1 sản phẩm
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Sau thời gian thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và nâng cấp hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với đó, xây dựng sản phẩm OCOP cũng từng bước góp phần quan trọng thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh hiện nay. Quá trình triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm còn gặp những khó khăn gì và giải pháp tháo gỡ là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Mỗi xã một sản phẩm phát thanh 6 1 2021 – Giải pháp tháo gỡ khó khăn thực hiện chương trình OCOP

Thưa quý vị và các bạn! Sau thời gian thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và nâng cấp hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với đó, xây dựng sản phẩm OCOP cũng từng bước góp phần quan trọng thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh hiện nay. Quá trình triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm còn gặp những khó khăn gì và giải pháp tháo gỡ là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Sau thời gian triển khai thực hiện, chương trình OCOP thực sự đã có tác động mạnh mẽ, thu hút sự tham gia tích cực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các Hợp tác xã, doanh nghiệp. Cùng với sự đồng hành, vào cuộc của ngành chức năng, chính quyền các địa phương, vượt qua khó khăn của dịch Covid 19, các chủ thể tham gia OCOP đã nỗ lực để phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của Bộ tiêu chí do đó đạt được những kết quả so với mục tiêu của tỉnh đã đề ra. Đặc biệt, chương trình đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Ông TRẦN THANH HIỀN, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Thời gian qua, Nhà nước ban hành khung pháp lý và cơ chế, chính sách để hỗ trợ các chủ thể thực hiện chương trình OCOP. Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đào tạo nguồn nhân lực, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để chương trình mang lại hiệu quả hơn nữa vẫn còn gặp không ít khó khăn. Ông NGUYỄN THANH PHONG, HTX Nông nghiệp Dịch vụ Hồ tiêu Cùa – Cam Lộ cho biết thêm:

Trích băng:

Chia sẻ thêm về khó khăn của doanh nghiệp, bà TRẦN THỊ MỸ DUNG, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Bà MAI THỊ THỦY, Giám đốc Công ty Cao dược liệu Định Sơn cho biết thêm:

Trích băng:

Trong thời gian tới, để xây dựng chương trình OCOP, tỉnh Quảng Trị tập trung mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn. Tỉnh tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm thế mạnh, phấn đấu có sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt, thông qua chương trình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để làm được điều này, đòi hỏi chính chủ thể phải nỗ lực và các ngành chức năng cũng đã có những giải pháp căn cơ trong triển khai thực hiện.Ông TRẦN PHI TƯỜNG, Phó Giám đốc Trung tâm Đầu tư xúc tiến Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Ông TRẦN THANH HIỀN, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Để chương trình OCOP đi vào thực chất và mang tính bền vững đòi hỏi cần xem xét hướng dẫn cụ thể trong việc xác định tiêu chí sản phẩm OCOP, kiểm tra, giám sát việc công nhận sản phẩm OCOP của các địa phương để tránh tình trạng công nhận theo thành tích, chạy theo chỉ tiêu, số lượng dẫn đến sản phẩm OCOP tràn lan, người tiêu dùng không thấy sự khác biệt giữa sản phẩm OCOP và sản phẩm khác. Về lâu dài sẽ rất khó trong thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực kết hợp các đợt tham quan học tập kinh nghiệm từ các địa phương có cách làm hay, làm tốt của đội ngũ cán bộ các cấp cũng như các chủ thể sản xuất tiêu biểu. Từ đó, có hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần khẳng định được vai trò, vị trí của chương trình Mỗi xã một sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao vị thế sản phẩm, chất lượng đời sống mà còn từng bước hướng tới một nền nông nghiệp phát triển hiện đại và bền vững./. 

GTPS – Thời gian qua, việc xây dựng sản phẩm OCOP từng bước góp phần quan trọng thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm còn gặp không ít những khó khăn. Những định hướng và giải pháp tháo gỡ là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục Mỗi xã một sản phẩm kì này, CM được phát sóng vào lúc 11h20 ngày 6 1 trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 31/12/2021 14:15 Lê Vĩnh Nhiên 04/01/2022 07:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà