Mỗi xã một sản phẩm phát thanh 3 3 2022 – Đồng hành đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng
Danh mục
Mỗi xã 1 sản phẩm
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Chương trình OCOP thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Thông qua chương trình, người sản xuất nhận thức được tiềm năng của mình, học hỏi được các yêu cầu bắt buộc về sản xuất an toàn, bền vững, từ đó phát huy được lợi thế, nâng cao chất lượng, giá trị và mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên khi đảm bảo các tiêu chí OCOP thì việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng hành cũng như chiến lược phát triển của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP. Đây là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Mỗi xã một sản phẩm phát thanh 3 3 2022 – Đồng hành đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng

Thưa quý vị và các bạn! Chương trình OCOP thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Thông qua chương trình, người sản xuất nhận thức được tiềm năng của mình, học hỏi được các yêu cầu bắt buộc về sản xuất an toàn, bền vững, từ đó phát huy được lợi thế, nâng cao chất lượng, giá trị và mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên khi đảm bảo các tiêu chí OCOP thì việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng hành cũng như chiến lược phát triển của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP. Đây là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Nỗ lực của chủ thể trong việc đưa sản phẩm ra thị trường

Thưa quý vị và các bạn! Chương trình OCOP thực sự đã tạo động lức cho những chủ thể doanh nghiệp, người dân, HTX trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Để từng bước tạo được chỗ đứng với người tiêu dùng thì ngoài xây dựng các điểm bán hàng theo kiểu truyền thống, việc tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử hay phát huy thế mạnh của internet để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng là cách làm mà mỗi chủ thể đã và đang chú tâm thực hiện. Bài viết sau chia sẻ về nội dung này của một số chủ thể sản phẩm OCOP, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Cơ sở sản xuất Liên Giang tại thành phố Đông Hà là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng nông sản tinh bột nghệ, ngũ cốc, sắn dây và các loại trà. Sản phẩm của đơn vị được công nhận OCOP từ năm 2019. Để thuận lợi hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, tiếp cận người tiêu dùng, ngoài nỗ lực của mình, cơ sở đã được sự quan tâm từ các cấp chính quyền, ngành chức năng. Trong đó, Sở Công Thương đã hỗ trợ đơn vị xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm với kinh phí khoảng 130 triệu đồng. Xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm là điều kiện thuận lợi để đơn vị đưa sản phẩm OCOP ra thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chị Phạm Thị Giang, Chủ cơ sở sản xuất Liên Giang, thành phố Đông Hà chia sẻ:

Trích băng:

Hỗ trợ tạo gian hàng trên càng sàn thương mại điện tử có uy tín và lượng người truy cập lớn như Alibaba, shopee, postmart, voso... là một trong những cách làm đồng hành với chương trình OCOP của ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Du kịch tỉnh; Sở Công Thương đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến thương mại có sự tham gia của sản phẩm OCOP trên địa bàn. Trong điều kiện dịch bệnh, việc kết nối sản phẩm qua hình thức trực tuyến đã được các đơn vị triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường. Chị Trần Thị Mỹ Dung, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Để sản phẩm OCOP được tiếp cận thị trường và tạo được lòng tin cũng như chỗ đứng trong người tiêu dùng thì vấn để quảng bá giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại là yếu tố quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã phối hợp có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm. Trong đó, chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm qua các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, tùy tình hình từng thời điểm, các ngành chức năng đã linh động nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, các ngành chức năng còn hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị sản phẩm phục vụ xúc tiến thương mại sau khi dịch bệnh được kiểm soát như hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đăng kí bảo hộ và phát triển thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ ứng dụng công nghệ qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá sản phảm cho các chủ thể OCOP. Từ đó, từng bước đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách hiệu quả, đưa lại giá trị kinh tế cao cho từng sản phẩm./.

Nhạc cắt

Bài 2 – Ngành chức năng vào cuộc đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng

Sau thời gian triển khai thực hiện, chương trình OCOP thực sự đã có tác động mạnh mẽ, thu hút sự tham gia tích cực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các Hợp tác xã, doanh nghiệp. Các chủ thể tham gia OCOP đã nỗ lực để phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của Bộ tiêu chí do đó đạt được những kết quả so với mục tiêu của tỉnh đã đề ra. Có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của chủ thể tham gia OCOP thì còn có sự đồng hành, vào cuộc của ngành chức năng, chính quyền các địa phương để các sản phẩm được công nhận và có chỗ đứng trên thị trường. Bài viết sau chia sẻ nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Phát triển các sản phẩm OCOP từ cây dược liệu đang là hướng đi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều địa phương, đơn vị. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Cam Lộ chú trọng đầu tư phát triển cây dược liệu để ngày càng có nhiều hơn sản phẩm từ dược liệu được chứng nhận OCOP. Huyện Cam Lộ là địa phương dẫn đầu tỉnh khi có nhiều sản phẩm được công nhận và xếp hạng trong chương trình OCOP. Trong đó, phần lớn sản phẩm OCOP ở huyện Cam Lộ đã được xếp hạng đều sản xuất, chế biến từ vùng nguyên liệu tại địa phương. Để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp tham gia đánh giá phân hạng OCOP, nâng cao giá trị nông sản địa phương, huyện Cam Lộ quan tâm hỗ trợ ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các hợp tác xã tham gia các quy trình từ chứng nhận, chế biến sâu, nhãn mác đến việc đưa sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm tiêu đóng gói của HTX hồ tiêu Cùa là một trong những sản phẩm đã được chứng nhận OCOP và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Chia sẻ thêm về việc tham gia sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Thanh Phong, HTX Hồ Tiêu Cùa, Cam Lộ cho biết:

Trích băng:

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và nâng cấp hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhà nước ban hành khung pháp lý và cơ chế, chính sách để hỗ trợ các chủ thể thực hiện chương trình OCOP. Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đào tạo nguồn nhân lực, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 87 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP. Ngoài việc đồng hành để chứng nhận OCOP thì việc đồng hành đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, đến với người tiêu dùng là nhiệm vụ cùng chung tay xây dựng OCOP được ngành nông nghiệp và các địa phương, các ngành chức năng quan tâm. Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Để xây dựng chương trình OCOP, tỉnh Quảng Trị tập trung mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn. Tỉnh tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm thế mạnh, phấn đấu có sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt, thông qua chương trình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để làm được điều này, đòi hỏi chính chủ thể phải nỗ lực và các ngành chức năng cũng cần tiếp tục có những giải pháp căn cơ trong triển khai thực hiện cùng tham gia chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới./.

GTPS - Chương trình OCOP thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Thông qua chương trình, người sản xuất nhận thức được tiềm năng của mình, học hỏi được các yêu cầu bắt buộc về sản xuất an toàn, bền vững, từ đó phát huy được lợi thế, nâng cao chất lượng, giá trị và mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên khi đảm bảo các tiêu chí OCOP thì việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng hành cũng như chiến lược phát triển của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP. Đây là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm kì này, CM được phát sóng vào lúc 11h20 ngày 3 3, mời quý vị và các bạn đón nghe./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 26/02/2022 12:01 Lê Vĩnh Nhiên 28/02/2022 08:51
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà