Tạp chí DT&MN
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI – THÁNG 3

 

Dẫn PTV: Kính chào đồng bào và các bạn! Cảm ơn đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn những nội dung đáng chú ý sau:

Mở đầu chương trình là phóng sự : Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Tiếp đến là phóng sự: Sinh kế bền vững cho bà con vùng cao. Phần cuối chương trình là ghi nhận về nỗ lực dạy và học trong điều kiện khó khăn của trường tiểu học thị trán Krông Klang:

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG PHỤ NỮ BIÊN CƯƠNG

Thưa đồng bào và các bạn! Với những người dân ở vùng biên giới Quảng Trị, nhiều năm qua, mặc dù được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của các cấp ngành, thế nhưng đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều tổ chức, đoàn thể đã có nhiều chương trình, dự án để giúp đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế. Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phát động từ năm 2018 đến nay thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với phụ nữ nghèo vùng biên giới.

Được triển khai từ năm 2018, đến nay, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho người dân tại một số xã miền núi đặc biệt khó khăn ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa. Tại mỗi địa bàn, lực lượng biên phòng và phụ nữ thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với năng lực, trình độ, nhu cầu và những vấn đề phụ nữ quan tâm. Trong đó, chú trọng truyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước xây dựng quê hương giàu đẹp và bảo vệ biên giới.

Hôm nay, 10 chị em phụ nữ nghèo ở thôn Pire 1, xã ABung, huyện Đakrông nhận được hỗ trợ mỗi người 10 triệu đồng để xây dựng mô hình sinh kế nhằm cải thiện đời sống, chăm lo tốt hơn cho việc học của con em mình. Đây là nguồn vốn vay lãi suất thấp từ chương trình nhắn tin 1409 do Hội Chử thập đỏ tỉnh và Hội LHPN tỉnh phối hợp triển khai. Sự tiếp sức cần thiết trong điều kiện dịch bệnh covid 19 đang phức tạp nên chị em rất vui, tự hứa sẽ cố gắng tận dụng cơ hội này để phát triển các mô hình cây, con phù hợp, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, chăm lo cho gia đình tốt hơn.

Chị Hồ Thị Lệ

Thôn Pire 1, ABung, Đakrông, Quảng Trị

Dịch ( Chúng tôi sẽ mua dê và làm chuồng để phát triển sinh kế cho gia đình. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc con nuôi của mình thật tốt để có thể trả tiền lãi và tiền gốc, kinh tế ổn định thì sẽ chăm sóc gia đình tốt hơn)

Chị Hồ Thị Đar

Thôn Pire 1, ABung, Đakrông, Quảng Trị

Dịch ( Gia đình tôi rất khó khăn vì thiếu vốn làm ăn, có nguồn hỗ trợ này thì tôi sẽ triển khai mô hình mà mình đã đăng kí, tôi sẽ nuôi gà, ngan và dê, tôi sẽ cố gắng chăm sóc và phòng bệnh để các con nuôi phát triển tốt)

Ở mỗi địa bàn, hội đã linh động phối hợp với lực lượng biên phòng bám địa bàn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động dưới hình thức bắt tay chỉ việc. Nhờ đó, không chỉ các phong trào, các hoạt động phụ nữ được nâng lên mà hơn hết, mỗi chị em đã tiếp cận xây dựng các mô hình kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả cao.Với những kiến thức kỹ thuật mà chị em tiếp cận được đã góp phần quan trọng để áp dụng vào thực tiễn. Cũng từ các buổi tập huấn, hướng dẫn kĩ thuật mà các hội viên phụ nữ ở các xã biên giới đã thực hiện trồng sắn, trồng chuối hay chăn nuôi có hiệu quả hơn so với cách làm truyền thống trước đây.

Chị Hồ Thị Phiên

Thôn A Luông, A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Nhờ được hỗ trợ từ mô hình nuôi bò quay vòng nên tôi đã được nhận 1 con bò để chăm sóc, đến nay bò sắp sinh sản, tôi sẽ chăm sóc nó thật tốt để quay vòng cho hội viên khác, trao thêm cơ hội cho nhiều chị em phụ nữ nghèo, để họ vươn lên giống gia đình tôi)

Không chỉ bắt tay chỉ việc cho hội viên phụ nữ mà chương trình “ Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” có ý nghĩa trong phát triển kinh tế từ việc hỗ trợ cây, con giống cho các hộ gia đình. Tùy nhu cầu của từng hộ dân mà các cấp hội phụ nữ phối hợp hỗ trợ giống dê, bò, lợn hay các giống cây trồng cho bà con. Nhờ đó, kinh tế của bà con được nâng lên rõ rệt, hộ nghèo ngày càng giảm.

Ông Hồ A Ròm

Phó chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Hướng Hóa

( Từ sự hỗ trợ của các chương trình như 134, 135, chương trình đồng hành cùng phụ nữa biên cương, chúng tôi luôn kiểm tra, rà soát để người dân sử dụng vốn đúng mục đích, phát triển sinh kế đúng theo cam kết. Chúng còn còn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường các lớp tập huấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để các cây trồng, con nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.)

Tạm quên sự ám ảnh, âu lo về những đợt sạt lở núi xảy ra ở làng cũ, 45 hộ dân với 177 nhân khẩu đang cùng chung một niềm vui khi được chuyển đến khu tái định cư Raly Rào xã Hướng Sơn huyện Hướng Hóa. Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nỗ lực của người dân, khu tái định cư đang ngày càng khởi sắc.

Với nhiều người dân ở khu tái định cư, để có được một ngôi nhà mới khang trang và được sum vầy bên gia đình là niềm hạnh phúc mong chờ từ bấy lâu nay của bà con dân bản. Cuộc sống của người dân khu tái đinh giờ đây đã dân ổn định, bà con động viên nhau quên đi những khó khăn đã qua để tập trung xây dựng cuộc sống ấm no trên mãnh đất mới.

Bà Hồ Ta Rang

Thôn Raly Rào, Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Có ngôi nhà mới, gia đình tôi không còn lo sợ khi mùa mưa bảo, bây giờ chúng tôi sẽ tập trung làm ăn, phát triển kinh tế để đời sống ngày càng tốt hơn, tuy nhiên, bà con ở mong muốn được hỗ trợ thêm về đất canh tác, con giống để phát triển chăn nuôi))

Tuy đã có nơi ở mới, nhưng thực sự khu tái định cư Raly Rào vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trước thực tế này, từ sự hỗ trợ của tổ chức Peace Tree Việt Nam, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ phát động trồng cây xanh, tạo bóng mát và sinh kế cho các hộ 45 hộ dân đang sống ở khu tái định cư. Đây là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện quyết tâm của cán bộ, hội viên phụ nữ tỉnh Quảng Trị cùng với chính quyền và nhân dân cả nước chung sức, đồng lòng trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa lời kêu gọi của TW Hội LHPN Việt Nam phát động các cấp hội, hội viên, phụ nữ cả nước trồng cây xanh “Phụ nữ vun trồng tương lai - Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Chị Hồ Thị Hôm

PCT Hội phụ nữ xã Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Người dân ở đây thực sự rất mừng và cám ơn sự hỗ trợ của tổ chức Peace Tree Việt Nam và Hội LHPN tỉnh, ở đây rất nắng, chưa có cây xanh nào, chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc và bảo vệ để hàng cây tỏa bóng mát và phát triển tốt. Chắc chắn sau này nơi đây sẽ rất đẹp)

Công tác an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng được các cấp hội chú trọng phối hợp với lực lượng biên phòng trong thời gian qua. Hoạt động chung sức xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe cho hội viên, phụ nữ và người dân được quan tâm chú trọng. Chương trình đã hỗ trợ nhiều công trình thắp sáng đường quê, mái ấm biên cương và nhà tiêu hợp vệ sinh, tủ sách phụ nữ. Nhiều hộ còn linh động sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ kết hợp vốn vay để vừa xây nhà ở và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.

Có thể nói đời sống người dân vùng núi các xã được hưởng lợi đã có nhiều đổi thay sau gần 5 năm thực hiện chương trình. Nhận thức của người dân được thụ hưởng trong chương trình có sự chuyển biến rõ nét, từ ban đầu là sự trông chờ, ỉ lại từ các nguồn hỗ trợ nhưng qua quá trình vận động, khảo sát kết hợp sự cam kết chung tay của người dân địa phương đã cho thấy cách nghĩ, cách làm cũng như nhận thức của phụ nữ được nâng lên, nâng cao chất lượng đời sống cũng như góp phần phát triển kinh tế, giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội ở vùng biên. Với những thành công đó sẽ là động lực để Hội LHPN triển khai chương trình trong thời gian tới.

Bà Trần Thị Thanh Hà

Chủ tịch Hội LHPN Quảng Trị

( Nhằm hỗ trợ cho hội viên phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” Hội LHPN tỉnh đã tổ chức rất nhiều hoạt động  như tuyên truyền nâng cao kiến thức cho bà con, hỗ trợ bà con phát triển sinh kế cải thiện đời sống hộ gia đình. Trong hoạt động hỗ trợ sinh kế cho bà con, chúng tôi cũng chú trọng hoạt động tập huấn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ những mô hình cây, con phù hợp với nguyện vọng của bà con. Những năm qua, trên cơ sở nhu cầu thực tế của bà con, chúng tôi đã vận động các nguồn lực để hỗ trợ các mô hình như bò sinh sản, dê quay vòng, các mô hình cây trồng như mô hình chuối bản địa, trồng tiêu, vườn rau dinh dưỡng. Ngoài hoạt động hỗ trợ sinh kế cho bà con thì chúng tôi cũng xây dựng hỗ trợ mái ấm tình thương, giếng nước để giúp bà con cải thiện điều kiện sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số)

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã thắp lửa cho vùng biên, tạo những chuyển biến tích cực. Nhân dân phấn khởi chủ động sản xuất và lĩnh hội được nhiều kiến thức về khoa học - kỹ thuật áp dụng vào làm kinh tế, tăng thu nhập, có hiểu biết về pháp luật để bảo vệ mình và người thân, chung tay góp sức cùng với lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc vùng biên của Tổ quốc.

 

Sinh kế bền vững cho người dân vùng cao

Dẫn PTV: Những năm qua, không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị còn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Từ nhiều nguồn lực khác nhau, mà trực tiếp là các đồn Biên phòng đóng góp và kêu gọi doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay với địa phương triển khai có hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế, giúp đồng bào Vân Kiều, Pa Cô thay đổi nhận thức, cách làm, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Gắn bó với mãnh đất Hướng Lập hơn 60 năm qua, ông Hồ Phát ở thôn Cù Bai thấy được sự đổi thay và đi lên của người dân vùng biên cương tổ quốc. Từ phát, đốt, chọc, chỉa, việc sản xuất lương thực của đồng bào Vân Kiều ở các xã Hướng Lập, Hướng Việt gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nay đã bắt đầu một phương thức canh tác mới. Cây lúa nước không chỉ giúp đồng bào Vân Kiều thoát đói, mà còn củng cố niềm tin của bà con với Đảng, Nhà nước.

Ông Hồ Thiều

Thôn Cù Bai, Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Trước đây vất vã lắm, bây giờ đỡ rồi, có ruộng nước, đời sống khá hơn, chúng tôi được các cán bộ đồn biên phòng giúp đỡ rất nhiều, có ruộng, có nước là nhờ biên phòng giúp hết)

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, Đồn Biên phòng Cù Bai đã giúp dân về giống, kỹ thuật để nhân rộng mô hình trồng cây bời lời, rau các loại và hỗ trợ các mô hình chăn nuôi. Với những người lính áo xanh, để cùng bà con xây dựng được các mô hình nói trên, các anh đã không quản thời gian, đường sá cách trở để đến tận bản hỗ trợ cây giống, phân bón, ngày công lao động. Bên cạnh đó, các anh còn nghiên cứu thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc cây; tìm hiểu các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng để hướng dẫn cho bà con dân bản. Sự phối hợp tích cực giữa chính quyền địa phương và lực lượng biên phòng, đặc biệt là những người lính trực tiếp cùng tham gia sinh hoạt với dân bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người dân Hướng Lập nâng cao đời sống. Đồn Biên phòng Cù Bai đã tham mưu cho chính quyền địa phương phát triển các mô hình kinh tế theo hình thức: đồn đầu tư vốn, giống, kỹ thuật, ngày công, còn người dân chuẩn bị đất sản xuất. Thông qua đó, đời sống của người dân trên địa bàn đã được cải thiện rõ nét, số hộ nghèo giảm đáng kể, kinh tế ổn định, người dân rất phấn khởi. Và khi cuộc sống của người dân ổn định thì việc tham gia cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Tổ quốc đạt kết quả cao hơn.

Ông Lê Đình Hoan

Thôn Cù Bai, Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị

Trung tá Nguyễn Công Trình

Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hướng Lập, Quảng Trị

( Đối với bà con nhân dân ở xã Hướng Lập để giúp bà con nhân dân phát triển kinh tế chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương và xác định có hai vấn đề cần tập trung, đó là vấn đề trồng lúa nước ở các thôn như Cù Bai, Cha Lỳ, A Sóc thì chúng tôi đã giúp bà con nhân dân khắc phục hệ thống thủy lợi, chọn những giống lúa tôt để giúp bà con canh tác có năng suất cao, vấn đề thứ hai là về con giống, vật nuôi, chúng tôi cũng đã phối hợp, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ cho bà con con giống như bò, dê, ngan…đồng thời chúng tôi cũng cử cán bộ về hướng dẫn cho bà con cách nuôi, cách chăm sóc, điều trị khi gia súc gia cầm bị bệnh, vì thế thời gian vừa qua, đời sống của bà con đã nâng lên rõ rệt.)

Cuộc sống càng ngày càng phát triển, các đồn biên phòng đã đưa nhiều cây, con giống mới đến với đồng bào, để không chỉ lo cho người dân đủ ăn, mà còn tính chuyện làm giàu. Phương châm của những người lính biên phòng là duy trì, phát huy hiệu quả các mô hình cũ và phát triển các mô hình mới. Đặc biệt, các anh kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm giúp đỡ nhân dân, thực hiện nhiều mô hình điểm giúp dân xóa đói giảm nghèo, từ đó nhân rộng ra địa bàn.

Những người lính quân hàm xanh không chỉ dựa vào uy tín của già làng, trưởng bản, mà còn cùng với chính quyền địa phương tập trung giúp người dân vượt khó làm giàu, như các mô hình nuôi dê, nuôi bò nhốt và trồng cỏ voi… Nhờ được đầu tư cây, con giống và hỗ trợ đầu ra, nhiều đoàn viên thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ đã khởi nghiệp thành công, làm giàu trên chính trên quê hương mình.

Bà Hồ Thị Thiệt

Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đồn biên phòng Ba Tầng đứng chân tại thôn Trùm, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa. Đồn quản lý, bảo vệ đường biên dài gần 19km và phụ trách địa bàn 02 xã A Dơi và Ba Tầng, nơi có đến 83% là đồng bào dân tộc Vân Kiều, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, lực lượng Đồn biên phòng Ba Tầng đã tích cực bám địa bàn, bám dân để vận động, tuyên truyền người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ đường biên, cột mốc, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo và vươn lên phát triển kinh tế.

Gia đình anh Hồ Văn Vay, thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa trước đây thuộc diện khó khăn của xã. Mặc dù đất đai nhiều nhưng quanh năm gia đình anh chỉ trồng sắn và lúa rẫy. Không đầu tư và chăm sóc nên thường xuyên mất mùa. Đối với chăn nuôi, anh Vay cũng như bà con đồng bào nơi đây chủ yếu thả rông, không làm chuồng trại, không biết cách phòng bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi được các chiến sĩ biên phòng hướng dẫn cho cách làm chuồng, phòng dịch bệnh, đàn dê của gia đình anh phát triển tốt, cộng them thu nhập từ sắn và chăn nuôi giúp gia đình anh khá hơn nhiều so với trước.

Anh Hồ Văn Vay

Thôn A Dơi Đớ, A Dơi, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Bà con ở đây biết ơn bộ đội biên phòng nhiều lắm. Trước đây, gia đình tôi dù làm lụng vất vả nhưng vẫn luẩn quẩn trong nghèo đói, nhờ các cán bộ chiến sĩ thường xuyên động viên, hướng dẫn cách làm ăn, tôi đã chuyển từ chăn nuôi lợn thả rong sang nuôi dê, bò và lợn nhốt chuồng, trồng rừng tràm thay vì trồng lúa rẫy hiệu quả thấp. Giờ đây, cuộc sống gia đình tôi đã đỡ hơn rất nhiều.)

Là đơn vị đứng chân trên địa bàn 2 xã khó khăn là A Dơi và Ba Tầng, Đồn Biên phòng Ba Tầng xác định nhiệm vụ tham mưu và đồng hành cùng với chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của đơn vị. Để làm tốt công tác đồng hành cùng với người dân trên hành trình giảm nghèo, Chỉ huy đơn vị đã chỉ đạo các các tổ triển khai các mô hình phát triển kinh tế, hướng dẫn người dân khu vực biên giới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao đời sống. Các chiến sĩ coi đó vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa thể hiện tình cảm đối với bà con nhân dân nơi đơn vị đóng quân.

Đồng chí Hồ Văn Hữu

Cán bộ tuyên truyền Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị

( Lợi thế của tôi là người con của bản, biết tiếng và hiểu được phong tục của bà con nên dễ tuyên truyền, vận động bà con bỏ đi cách làm truyền thống kém hiệu quả, phát triển những mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn nên đến nay đời sống của bà con đã khá hơn nhiều)

Trung tá Trần Đức Tứ

Chính trị viên Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị

( Thực hiện chương trình bộ đội biên phòng chung tay xây dựng nông thôn mới, giúp dân xóa đói giảm nghèo, cán bộ, chiến sĩ đồn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tham mưu để giúp dân phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống. Sau trận lụ lụt lịch sử năm 2020 và dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng rất nặng nề đến đời sống bà con, vì vậy đơn vị cũng tích cực huy động các nguồn lực tại chổ cũng như các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, đồng thời tăng cường vận động nhân dân tích cực sản xuất để phát triển kinh tế. Thời gian qua chúng tôi cũng đã vận động trên 10 tỷ đồng và vận động cây, con giống để giúp bà con phát triển về chăn nuôi, động viên bà con áp dụng các mô hình sản xuất mới, đến nay đời sống của bà con đã khá hơn rất nhiều)

Để giúp bà con dân bản thoát nghèo từ những mô hình sinh kế bền vững, bộ đội biên phòng tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban ngành trong tỉnh, chỉ đạo các đơn vị tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát cụ thể tình hình địa bàn, từ đó ra nghị quyết lãnh đạo, xây dựng các tiêu chí cụ thể, tổ chức thực hiện có hiệu quả sát với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khu vực biên giới. Giao chỉ tiêu cho các đồn biên phòng nhận đỡ đầu, giúp đỡ 1 thôn, bản biên giới, với những phần việc cụ thể trong điều kiện và khả năng của đơn vị. Những việc làm đầy ý nghĩa của bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã góp phần giúp cho cuộc sống của người dân vùng biên giới dần đổi thay, tạo nên sức mạnh đoàn kết, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

 

LINH HOẠT CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC MÙA COVID

Dẫn PTV: Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, kể từ khi địa phương chính thức cho học sinh trở lại trường học trực tiếp, tính đến cuối tháng 3, toàn tỉnh đã có hơn 3000 học sinh và hơn 1000 giáo viên mắc COVID-19. Dẫu vẫn còn những khó khăn, lúng túng trong thực hiện việc dạy và học cũng như đảm bảo phòng chống dịch nhưng các đơn vị trường học vẫn nỗ lực thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT cũng như Sở Y tế. Tại điểm trường lẻ A Rồng, trường tiểu học thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, thầy và trò nhà trường đang linh hoạt trong công tác dạy học để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học.

Là điểm trường lẻ, nơi có đến hơn 200 em học sinh con em vùng đồng bào thiểu số đang theo học nên việc đảm bảo lịch học và giờ giảng trên lớp của các em trong tình hình dịch bệnh covid có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay là rất khó. Có lúc nhà trường phải cho học sinh nghĩ học nhiều ngày, nhiều em bị Fo, F1…không thể đến trường, nên tận dụng khoảng thời gian vàng khi dạy trực tiếp, các thấy giáo, cô giáo cố gắng chuyển tải đến các em những nội dung trọng tâm, để các em hiểu bài, theo kịp chương trình học.

Cô giáo Nguyễn Thị Thương

Trường Tiểu học Thị trấn trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

( Trong thời điểm ở địa bàn Đakrông nói chung và tại điểm trường thị trấn Krông Klang nói riêng, thì vì tình hình dịch bệnh covid nên học sinh phải nghỉ học. Trong thời gian này, đối với điểm trường A Rồng chúng tôi không thể dạy trực tuyến được, bởi vì học sinh ở đây 100% các em là người đồng bào dân tộc thiểu số nên các thiết bị máy móc phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến không đảm bảo được, bởi vậy giáo viên đã nỗ lực trong việc giao bài tập về nhà cho các em, để các em không bị quên đi các kiến thức đã học ở trường. Sau thời gian nghĩ dịch, quay trở lại trường học, chúng tôi đã tận dụng thời gian vàng của mình để tang cường dạy học toán và tiếng việt và dạy bù để đảm bảo tiến độ chung)

Khó nhất trong công tác dạy và học lúc này là đối với các em học sinh lớp 1, các em cần có thời gian để thầy cô giáo kèm cặp, tập viết, tập đọc và làm toán.  Để các em làm quên với mặt chữ, hiểu bài, giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn, ngoài giờ học trên lớp, giáo viên còn phụ đạo thêm cho các em vào cuối tiết, hướng dẫn các em cách phòng chống dịch bệnh covid 19 để đến trường được an toàn.

Em Hồ Ngoại Giao

Trường Tiểu học Thị trấn trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

(Ở lớp thì cháu được thầy cô giáo dạy tận tình, về nhà chúng cháu được cô giao thêm nhiều bài tập để chúng cháu không bị mất bài)

Em Hồ Thị Sang

Trường Tiểu học Thị trấn trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

( Trong thời gian dịch, nếu được đến trường, chúng cháu được cô giáo dạy và giảng bài tận tình, còn nếu phải ở nhà vì dịch bệnh, chúng cháu được cô giao bài  để tự học ở nhà, cô giáo cũng chỉ cho chúng cháu cách phòng chống dịch bệnh covid)

Cô giáo Hồ Thị Bích Ngọc

Phụ trách điểm trường A Rồng, trường Tiểu học Thị trấn trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

( Trong các em học sinh thì có một số em đang còn chậm tiến, vì thế chúng tôi đã có những phương án hỗ trợ, phụ đạo, chia nhiều nhóm, học them các buổi học ngoài giờ, như buổi chiều thứ tư trong tuần chúng tôi không làm nhiệm vụ chuyên môn thì chúng tôi sẽ tổ chức phụ đạo cho các em, các buổi nghỉ, chúng tôi giao them các bài tập, phối hợp với phụ huynh để theo dõi việc ôn luyện ở nhà của các em)

Có thể thấy, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn huyện Đakrông ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 ở mức khá cao, trong đó nhiều ca là học sinh. Tuy nhiên, với việc tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, học sinh trường không bị gián đoạn việc học tập. Đây là điều kiện quan trọng để nhà trường duy trì chất lượng giáo dục năm học 2021-2022.

Chào kết

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 17/03/2022 08:50 Lê Vĩnh Nhiên 23/03/2022 16:20
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà