Tạp chí DT&MN Chung tay xây dựng cuộc sống mới
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI – THÁNG 4

 

Dẫn PTV: Kính chào đồng bào và các bạn! Cảm ơn đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn những nội dung đáng chú ý sau:

Mở đầu chương trình là phóng sự: Chung tay xây dựng cuộc sống mới

Tiếp đến là phóng sự: Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm học trong mùa dịch bệnh covid. Ghi nhận về Ngày hội vui cùng nhà nông ở huyện Đakrông. Phần cuối chương trình là phóng sự Độc đáo bẫy pờ-ran bắt cá của đồng bào Pa cô

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

 

Chung tay xây dựng cuộc sống mới

 

Thưa đồng bào và các bạn! Với những người dân ở vùng biên giới Quảng Trị, nhất là những khu tái định cư mới, nhiều năm qua, mặc dù được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của các cấp ngành, thế nhưng đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Từ nguồn lực hỗ trợ bên ngoài, người dân ở bản Ra Ly Rào ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa đang phát huy nội lực, chung tay dựng xây cuộc sống mới.

 

Tạm quên sự ám ảnh, âu lo về những đợt sạt lở núi xảy ra ở làng cũ, 45 hộ dân với 177 nhân khẩu đang cùng chung một niềm vui khi được chuyển đến khu tái định cư Raly Rào xã Hướng Sơn huyện Hướng Hóa. Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nỗ lực của người dân, khu tái định cư đang ngày càng khởi sắc.

Gia đình bà Hồ Ta Rang và bà con khu tái đinh cư Raly Rào xã Hướng Sơn rất vui khi được chuyển về nơi ở mới. Để có được một ngôi nhà mới khang trang và được sum vầy bên gia đình là niềm hạnh phúc mong chờ từ bấy lâu nay của bà con dân bản. Cuộc sống của người dân khu tái đinh giờ đây đã dân ổn định, bà con động viên nhau quên đi những khó khăn đã qua để tập trung xây dựng cuộc sống ấm no trên mãnh đất mới.

Bà Hồ Ta Rang ( Bà quấn khăn trên đấu, chổ giàn mướp)

Thôn Raly Rào, xã Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Có được nơi ở ổn định, tôi và bà con ở đây rất mừng. Không còn lo sợ trước mỗi mùa mưa bão, sạt lở. Bây giờ chúng tôi sẽ cố gắng làm ăn để có cuộc sống tốt hơn, con cháu được học hành, được chăm sóc, quan tâm nhiều hơn)

Khu tái định cư Raly Rào xã Hướng Sơn hiện nay có 45 hộ với 177 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Vân Kiều theo dự án di dân vùng sạt lở về khu tái định cư. Được sự quan tâm của Nhà nước, các cấp chính quyền về nơi ở mới, điểm tái định cư của bà con đã ổn định nhà cửa; cơ sở hạ tầng, hệ thống điện sinh hoạt, đường giao thông đã được đầu tư xây dựng. Đây chính là cơ hội để phát triển của vùng đất còn nhiều khó khăn. Đặc biêt, một điểm trường mầm non với 2 phòng học được kịp thời đầu tư giúp việc học của các cháu trong thôn được thuận tiên, bố mẹ càng thêm yên tâm khi đến đây. Vốn chỉ quen với cuộc sống sinh hoạt trong nhà sàn, đồi dốc, giờ đây bà con đã thực sự hòa nhập với nhịp sống mới.

 

Chi Hồ Thi Mơ( Chị trong nhà, gấn mấy bao lúa)

Thôn Raly Rào, xã Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Có trường để cho con cái học hành nên tôi rất yên tâm. Mình có thể gửi con để đi làm, con em được quan tâm, được học tập thì cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn)

Để bà con yên tâm và thực sự gắn bó với nơi ở mới, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức gặp gở để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Nhiều vấn đề phát sinh đã được giải quyết, tuy nhiên, với nhiều người dân, do điểm tái định cư cách xa khu đất sản xuất, trồng trọt nên nhiều gia đình vẫn chọn việc đi, về giữa làng cũ và làng mới. Bản tái định cư cũng gặp một số vấn đề như thiếu nước sinh hoạt, thiếu nhà vệ sinh nên bà con gặp khó khăn.

Anh Hồ Văn Khưn ( Anh trong nhà, đi xem nhà mới)

Thôn Raly Rào, xã Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Nơi ở mới đã có, gia đình tôi đang xây thêm cái bếp, làm nhà vệ sinh để cả nhà chuyển về đây ở. Mọi thứ đã ổn định hơn so với trước đây. Chúng tôi sẽ nỗ lực làm ăn để gia đình ngày càng khá hơn, bản mới ngày càng phát triển)

 Ông Lê Trọng Tường ( Anh mặc áo trắng)

Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Sau một năm chuyển về nơi ở mới tại khu tái định cư Raly Rào , 45 hộ dân ở đây đã tạm ổn trong đời sống sinh hoạt. Về việc sản xuất thì bà con đang tiếp tục canh tác trên diện tích nơi ở cũ. Về phía địa phương đang tiếp tục rà soát tình hình đất đai của bà con để có phương án hỗ trợ thêm đất cho bà con.  Khi chuyển đến đây thì tinh thần cũng như cuộc sống bà con ổn định hơn, không còn lo lắng về vấn đề sạt lở đất, tuy nhiên hiện nay ở khu vực này hệ thống nhà vệ sinh chưa được hỗ trợ nên cũng rất khó khăn nên thời gian tới chúng tôi kiến nghị các cấp chính quyền hỗ trợ cho người dân nhà vệ sinh)

Sau hơn một năm ở khu tái định cư mới, người dân thôn Raly Rào đang chung tay xây dựng cuộc sống mới. Đồng hành cùng với bà con trong gia đoạn này, nhiều tổ chức, đoàn thể đã có nhiều chương trình, dự án để giúp đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế. Với Hội LHPN tỉnh Quảng Trị, chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với phụ nữ nghèo vùng biên giới. Các đợt hỗ trợ cây, con giống cũng như tuyên truyền về cách phòng tránh bom mìn đã được triển khai để người dân được an toàn ở nơi ở mới. Đặc biệt Hội LHPN tỉnh đã vận động các nguồn lực để phát động trồng cây xanh và cây ăn quả ở thôn mới Raly Rào, hoạt động này đã được người dân đồng tình ủng hộ, nhằm tạo cảnh quan cũng như đem lại bóng mát cho những ngôi nhà ở vùng nắng rát.

Chị Hồ Thị Hôm ( Chị ở đoạn trồng cây xong, lấy đoạn nói tiếng VK)

PCT Hội Phụ nữ xã Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị.

( Khu vực này hiện nay chưa có cây xanh lấy bóng mát cũng như cây ăn quả, nên khi được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ trồng cây, bà con hưởng ứng rất cao, ai cũng có trách nhiệm trồng và chăm sóc cây ở khuôn viên nhà mình với mong muốn một thời gian nữa, khu tái định cư Raly Rào thực sự là nơi ở mới đáng mong chờ, cuộc sống của người dân sẽ tốt đẹp hơn)

Ông Lê Trọng Vân

Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

( Về lâu dài huyện cũng sẽ cố gắng tiếp tục quan tâm, vận động, tạo các nguồn để đầu tư cảnh quan môi trường và xây dựng các thiết chế văn hóa cho nhân dân đẩm bảo sinh hoạt, con em vui chơi ở khu vực này. Bên cạnh đó sẽ chỉ đạo xã rà soát quỹ đất, nhất là quỹ đất của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 bàn giao lại để bố trí cho người dân để có sản xuất lâu dài, thuận tiện. Huyện cũng mong muốn tiếp tục quan tâm để huy động các nguồn lực, kể cả ngân sách và huy động xã hội hóa, cố gắng xây dựng và phát triển đồng bộ thôn này thành một thôn người đồng bào tái định cư kiểu mẫu của huyện và xây dựng thành điểm du lịch cho tham quan trong quá trình học tập triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn huyện)

Khó khăn phía trước còn rất nhiều, song với sự đồng hành của chính quyền địa phương, sự quan tâm của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể và sự đoàn kết, phát huy nội lực của bà con, tin tưởng rằng cuộc sống của bà con bản Raly Rào ngày càng khởi sắc. Đây vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho các huyện miền núi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị.

Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm học trong mùa dịch bệnh covid

Dẫn PTV: Tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học, nhất là ở các trường học ở miền núi. Việc không thể dạy trực tuyến và giáo viên, học sinh bị F0, nghĩ học dài ngày khiến cả thầy và trò đã phải nỗ lực gấp đôi, tranh thủ thời gian để hoàn thành kế hoạch năm học.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh có điểm trường chính với 2 diểm trường lẻ với hơn 300 em học sinh con em vùng đồng bào thiểu số đang theo học. Là điểm trường vùng khó, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên việc học trực tuyến cho học sinh trong tình hình dịch bệnh là không thể. Vào lúc cao điểm, nhiều giáo viên và học sinh nhà trường mắc F0 nên việc đảm bảo lịch học và giờ giảng trên lớp của cả thầy và trò rất khó. Nhà trường phải cho học sinh nghĩ học nhiều ngày, nên sau khi đi học trở lại, tận dụng khoảng thời gian vàng khi dạy trực tiếp, các thầy giáo, cô giáo cố gắng chuyển tải đến các em những nội dung trọng tâm, để các em hiểu bài, theo kịp chương trình học.

Cô giáo Lê Thị Hoành Trang

Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô, Vĩnh Linh, Quảng Trị

( Trong thời gian dịch bệnh thì trường tập trung giảng dạy các nội dung chính, sau khi hết dịch thì nhà trường cố gắng phụ đạo bằng các buổi ngoài giờ, có thời điểm phụ đạo vào buổi tối để các em nắm vững kiến thức.)

Khó nhất trong công tác dạy và học lúc này là đối với các em học sinh lớp 1, các em cần có thời gian để thầy cô giáo kèm cặp, tập viết, tập đọc và làm toán.  Để các em làm quen với mặt chữ, hiểu bài, giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn, ngoài giờ học trên lớp, giáo viên còn phụ đạo thêm cho các em vào cuối tiết, hướng dẫn các em cách phòng chống dịch bệnh covid 19 để đến trường được an toàn.

Em Hồ Thị Trinh

Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô, Vĩnh Linh, Quảng Trị

(Ở trường, thầy cô giáo dạy chúng em rất tận tình, những bài nào không hiểu thì cô giảng giải thêm, ở nhà cô cho phiếu bài tập về làm, rồi cô đến tận nhà giúp đỡ để chúng em nhơ bài lâu hơn)

Em Hồ Thị Phương Nga

Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô, Vĩnh Linh, Quảng Trị

(Ở trường em được thầy cô dạy bảo tận tình, ở lớp cũng như ở nhà, em luôn nỗ lực học tập để đạt được kết quả cao trong năm học này)

Ngoài việc linh hoạt trong các hoạt động dạy học thì nhà trường cũng đã chú trọng trong việc đảm bảo phòng dịch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn bán trú. Nhà trường lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín, giám sát chặt chẽ các khâu tổ chức ăn bán trú, thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày và bảo quản đúng quy trình; có đầy đủ hồ sơ, sổ sách quản lý bán trú, chế biến các món ăn phong phú, phù hợp, đủ dinh dưỡng, an toàn cho học sinh. Đồng thời, nhà trường thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh khu vực bếp ăn; yêu cầu nhân viên nấu ăn, giáo viên phụ trách bán trú thực hiện nghiêm các quy định “5K” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch Covid-19,

Tại ngày hội Thiếu nhi vui khỏe, tiến bước lên đoàn vừa được tổ chức, Liên đội đã tổ chức các hoạt động sôi nổi như nhảy dân vũ, chơi các trò chơi vận động, tham gia đọc sách…tạo sân chơi để các em học sinh được giao lưu, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo; khơi dậy ý chí quyết tâm thi đua học tập và rèn luyện của các em để trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, những công dân mới tràn đầy niềm tin, khát vọng trong tương lai. Nhằm chia sẻ với những khó khăn của nhà trường, động viên các em học sinh tiếp tục cố gắng, vươn lên trong học tập nhà thiếu nhi tỉnh đã tặng cho Liên đội 01 đàn gà khăn quàng đỏ; 200 khăn quàng đỏ; 15 cái đồng hồ treo tường cho các lớp; 20 suất học bổng ... đây thực sự là niềm khích lệ, động viên thầy và trò nhà trường trong giai đoạn khó khăn này.

Anh Nguyễn Thế Hùng

Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh Quảng Trị

( Năm học 2021 – 2022 là năm học có rất nhiều khó khăn, đối với các em ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Vĩnh Ô thì sự khó khăn càng gấp lên nhiều lần. Trước những khó khăn của nhà trường thì nhà thiếu nhi tỉnh đã hỗ trợ cho các em học sinh những phần quà ý nghĩa với mong muốn sẽ góp phần tích cực, kịp thời nhằm hỗ trợ, động viên, khích lệ các thầy cô giáo cũng như học sinh nhà trường vươn lên trong học tập, rèn luyện, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ)

Thầy giáo Nguyễn Văn Thông

Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Vĩnh Ô, Vĩnh Linh, Quảng Trị

(Trong công tác dạy trực tiếp, để tận dụng khoảng thời gian vàng, tất cả các thầy cô giáo đều nỗ lực trong giảng dạy, chúng tôi tổ chức học 2 buổi/ ngày. Nhà trường đã vận động tất cả các thầy cô giáo cố gắng dạy tình nguyện cho các em để bù đắp lại những kiến thức mà các em còn thiếu do nghĩ học vì dịch bệnh. Đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên đứng lớp đã cố gắng, khảo sát, bổ sung lại những kiến thức các em bị hỏng, đặc biệt là tăng cường tiếng việt, toán cho các em học sinh ở cả 3 điểm trường.)

Có thể thấy, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 ở mức khá cao, trong đó nhiều ca là học sinh. Tuy nhiên, với việc tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, học sinh trường không bị gián đoạn việc học tập. Đây là điều kiện quan trọng để nhà trường duy trì chất lượng giáo dục và hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022.

 

Ngày hội Vui cùng nhà nông

Thưa đồng bào và các bạn! Hướng tới 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị ( 1.5.1972 – 1.5. 2022), Hội Nông dân huyện Đakrông đã tổ chức hội thi Vui cùng nhà nông lần thứ 4, năm 2022 với sự tham gia của các hội viên hội nông dân đến từ 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đây thực sự là sân chơi lý thú, nhằm giúp hội viên nông dân được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động hội cũng như phát triển, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.

Tuy đường sá đi lại khó khăn, một số xã cách xa trung tâm khoảng 60 đến 80 km, nhưng từ sáng sớm, hội viên nông dân ở các địa phương đã có mặt tại khu du lịch cộng đồng Kalu, xã Đakrông để chuẩn bị cho việc tham gia ngày hội. Rất nhiều sản vật, nông sản của địa phương đã được đem đến để trưng bày, tham gia gian hàng nông sản và chế biến các món ăn truyền thống.

Với lợi thế sân nhà, Hội nông dân xã Đakrông đã đem đến rất nhiều sản phẩm nông nghiệp do chính các hội viên hội nông dân sản xuất, trong đó có các sản phẩm tiêu biểu như măng rừng, chuối, nếp than…Đây là ngày hội để anh chị em được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đội bạn trong cách nuôi trồng, tiêu thụ cũng như quảng bá các sản phẩm cho chính bà con mình làm ra, những mặt hàng nông sản sạch, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao để đời sống của bà con thuận lợi hơn.

Anh Hồ Phê

Xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

( Chúng tôi mang đến đây nhưng mặt hàng tiêu biểu ở xã, thông qua ngày hội, chúng tôi mong muốn sẽ kết nối, tìm kiếm được thị trường tiêu thụ phù hợp để những nông sản sạch của bà con bán ra có giá cao hơn, giúp hội viên nông dân tiếp tục phát triển sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, con nuôi để cải thiện đời sống)

Với Hội Nông dân xã Hướng Hiệp, sản phẩm mà các hội viên đem đến hội thi lần này là các loại bánh truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô như món bánh Ayơh, Acoah, bánh beng…Các loại bánh này hiện nay ít được thế hệ trẻ chú trọng, học hỏi để lưu giữ truyền thống của mình nên việc tổ chức làm bánh, cùng nhau thi đua trong việc bày biện mâm cơm gia đình là dịp để chúng ta nhìn nhận lại, biết yêu quý những giá trị tốt đẹp của ông cha, biết yêu thương gia đình và trân trọng bữa cơm gia đình hiện tại.

Chị Hồ Thị Tám

Xã Hướng Hiệp, Đakrông, Quảng Trị

( Thời chúng tôi, những món bánh truyền thống này ai cũng biết làm, không kể con trai hay con gái. Bây giờ thế hệ trẻ ít coi trọng các giá trị truyền thống. Chúng tôi mong thế hệ con cháu mình sẽ biết gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, phải biết giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về văn hóa, đời sống của người Vân Kiều, Pa Cô để mọi người biết đến nhiều hơn)

Để chuẩn bị cho ngày hội vui cùng nhà nông, Hội nông dân các xã, thị trấn đã có sự chuẩn bị và tham gia chu đáo. Ngoài việc tập trung nông sản, lên ý tưởng và thuyết trình các sản phẩm tiêu biểu của địa phương để ban giám khảo châm điểm, các đội thi còn được tham gia các hoạt động chung như tham gia làm bánh, giã bánh, cùng cất lời ca tiếng hát để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình  qua các làn điệu cà lơi, cha chấp, a dền, xiêng, tăng i…qua đó thể hiện niềm vui của mọi người nhân 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị.

Anh Hồ Văn Hêm

Chủ tịch Hội Nông dân xã A Ngo, Đakrông, Quảng Trị

( Thực hiện kế hoạch của Hội nông dân huyện Đakrông, Hội Nông dân xã A Ngo đã chuẩn bị và tham gia hội thi với tinh thần vui vẽ, học hỏi là chính , chúng tôi đã sưu tầm các nông sản của đồng bào Pa Cô mang đến đây để trưng bày cho hội viên 13 xã, thị trấn tham gia cùng biết, để cùng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, động viên nhau trong phát triển, sản xuất)

Ngoài các phần thi như trưng bày gian hàng nông sản, trình bày và chế biến bữa ăn với các món ăn địa phương, các hội viên được tham gia trò chơi bịt mắt bắt vịt, một trò chơi dân gian thu hút được sự tham gia và cỗ vũ của đông đảo bà con, những niềm vui, nụ cười và tiếng reo hò khiến cho mọi gánh nặng lao động hàng ngày như được trút bỏ.

Chị Trần Thị Lượng

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đakrông, Quảng Trị

( Đối với Đakrông, như chúng ta biết là một huyện miền núi gặp rất nhiều khó khăn, đời sống của bà con chưa được phát triển nhiều, chung tôi mông muốn qua hội thi vui cùng nhà nông lần này sẽ tạo điều kiện cho Hội Nông dân các xã, thị trấn có cơ hội tham gia giao lưu, học hỏi, trưng bày những món ăn đặc sắc của dân tộc mình, đặc biệt là trưng bày các mặt hàng nông sản sản có ở địa phương.

Hy vọng sẽ có sự kết nối theo chương trình OCOP ra thị trường. Thông qua hội thi này, Hội Nông dân huyện cũng mong muốn bằng các hoạt động của mình sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu những hình ảnh đẹp về mãnh đất và con người Đakrông đến bạn bè trong và ngoài tỉnh.)

Ngày hội “Vui cùng nhà nông” đã thực sự tạo ra sân chơi bổ ích, thiết thực để hội viên, nông dân các địa phương có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống văn hóa, lao động sản xuất, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng. Đồng thời, tạo động lực phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Độc đáo bẫy pờ-ran bắt cá của đồng bào Pa Cô

 

Thưa đồng bào và các bạn! Đồng bào dân tộc Pa Cô ở miền tây Quảng Trị đã tạo cho mình những nét văn hóa riêng biệt, trong đó phải kể đến nghề sáng tạo bẫy pờ-ran để bắt cá sông, cá suối khi chưa có sự hiện diện của lưới, chài. Ngày nay nét đẹp văn hóa ấy vẫn luôn được đồng bào dân tộc Pa Cô ở thôn A quan xã Lìa, huyện Hướng Hóa cố gắng gìn giữ cho thế hệ sau.

Khi mực nước ở hồ Lìa, thuộc xã Lìa huyện miền núi Hướng Hóa xuống thấp đồng bào Pa Cô ở đây lại tập trung đi kéo bẫy pờ-ran. Bẫy pờ-ran theo tiếng kinh là nhà dụ cá hay được hiểu như lưới đánh cá bằng tre. Bẫy pờ-ran được người dân đặt chìm dưới nước, trên bề mặt được phủ bằng nhiều nhánh cây nhằm tạo nơi cư trú cho cá tôm. Sau một ngày đặt bẫy, người dân thu được khá nhiều cá tôm, vừa để làm thực phẩm cho bữa ăn gia đình, vừa có thể đem bán ở chợ hoặc các quán, đem lại nguồn thu nhằm cải thiện đời sống. Ngày nay, việc sử dụng pờ-ran đã trở thành nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào người Pa Cô, bởi nghề này thể hiện sự khỏe mạnh, khéo léo của thanh niên trong bản.

Anh Hồ Văn Di

Thôn A Quan, Xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Về cách làm bẫy pờ -ran để đánh bắt cá, ngày xưa không có chài, lưới để đánh bắt nên ông cha ta đã sáng tạo ra bẫy pờ-ran và truyền lại cho con cháu để cải thiện đời sống. Chúng tôi làm bẫy pờ-ran để lưu giữ lại cái nghề truyền thống mà ông cha ta đã để lại)

Một chiếc bẫy pờ-ran được đan từ 10-15 cây tre A la, cái độc đáo của loại bẫy này là chỉ dùng tre, dây rừng chứ không dùng đến thép buộc hay một loại kim khí nào. Mỗi sản phẩm đan lát của dân tộc Pa Cô nói chung và làm bẫy pờ - ran nói riêng, người đan đều muốn thể hiện tình cảm, dấu ấn văn hóa trong sinh hoạt, sản xuất vào từng sản phẩm. Vì vậy sản phẩm làm ra rất đẹp mắt, có độ bền theo thời gian và phục vụ tốt các công việc hang ngày.

Ông Hồ Văn Minh

Thôn A Quan, Xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

“ Bẫy pờran thường được người Pa Cô chúng tôi đan theo hai kích cỡ nhưng cùng một kiểu dáng, một loại to dùng cho nhiều nhà sử dụng và một loại nhỏ dùng cho số hộ ít hơn. Đối với đồng bào Pa Cô chúng tôi nghề đan pờ-ran không chỉ làm ra vật dụng để săn bắt cá, mà còn là nghề đan lát lâu đời của đồng bào mình vì thế chúng tôi mong muốn nghề này sẽ được lưu truyền cho thế hệ trẻ sau này”

Già làng Vỗ Tha

Thôn A Quan, Xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Ngày xưa, bà con bắt cá bằng cách thả thuốc độc, bằng xung điện nhưng bây giờ được chi bộ, thôn và mọi người vận động nên đánh cá bằng lưới, bằng bẫy pờran, ai mà còn bắt cá bằng xung điện, thuốc nổ là bị bắt và xử phạt)

Nét đẹp văn hóa của đồng bào Pa Cô thông qua việc sáng tạo bẫy pờ-ran để bắt cá sông, cá suối mang lại nhiều bài học về cách mà cha ông ta ngày xưa đã tồn tại và thích ứng với thiên nhiên. Với đồng bào dân tộc Pa Cô, sự tồn tại của nghề pờ ran đã góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình.

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 14/04/2022 14:52 Lê Vĩnh Nhiên 15/04/2022 07:19
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà