Chuyên mục Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Số 4)
Danh mục
Các chương trình truyền hình
NỘI DUNG

Chuyên mục Tuyên truyền Bảo hiểm TNLĐ, BNN

Phát sóng: 28/8/2022

Chủ đề: Tình hình thực hiện Bảo hiểm tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (Tên theo hợp đồng)

Thực hiện: Mai Trang – Thanh Châu

 

MC: Thưa QV&CB! Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, trong đó, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một thành phần, do người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng cho người lao động. Bên cạnh lợi ích chia sẻ rủi ro, nguồn quỹ này còn phát huy tác dụng phòng ngừa. Chuyên mục Tuyên truyền Bảo hiểm TNLĐ, BNN kỳ này với chủ đề: Tình hình thực hiện Bảo hiểm TNLĐ, BNN tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, mời QV&CB cùng theo dõi!

******

Trong sản xuất, dù làm công việc đơn giản hay phức tạp thì NLĐ khó có thể lường trước những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra với mình. Vì vậy, quy định về bảo hiểm TNLĐ-BNN ra đời, nằm trong Luật BHXH 2014 đã trở thành “điểm tựa”, giúp bù đắp một phần tổn thất cho NLĐ khi không may gặp rủi ro. Đơn cử như trường hợp của anh Đặng Sỹ Anh Quốc, cán bộ văn phòng Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị. Vào tháng 10/2018, khi đang là tổ trưởng tổ cơ điện Nhà máy Viên nén năng lượng Cam Lộ, trong một lần do sơ suất khi điều chỉnh vận hành máy, anh Quốc đã bị cuốn tay vào máy. Tai nạn đã làm anh tổn thương 56% cơ thể, cánh tay phải hiện không cử động được như bình thường. Nằm viện điều trị nhiều tháng liền và về nhà dưỡng thương, tuy sức khỏe đã dần hồi phục nhưng anh chỉ có thể làm việc nhẹ nhàng, không còn khả năng đáp ứng yêu cầu công việc cũ. Bên cạnh việc lo toàn bộ chi phí chữa trị, thực hiện các thủ tục để anh Quốc được hưởng các chế độ bảo hiểm, công ty đã bố trí cho anh về làm công việc phù hợp với tình hình sức khoẻ.

Phỏng vấn: Anh ĐẶNG SỸ ANH QUỐC

Ban ATLĐ và BHXH – Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị

(Với thương tật 56%, tôi đã được công ty thực hiện các thủ tục hồ sơ để BHXH giám định và hiện tại được chi trả chế độ Bảo hiểm TNLĐ với mức 1,2 triệu đồng/tháng đến suốt đời)

          Tại Công ty CP Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, với số lượng gần 500 lao động trực tiếp tại các Nhà máy, chi nhánh đơn vị trực thuộc hệ thống, hàng năm Công ty đều thực hiện việc đóng nộp đầy đủ các khoản BHXH, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để đảm bảo quyền lợi đúng, đủ cho người lao động. Cùng với đó công tác đảm bảo an toàn lao động cũng được chú trọng thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người lao động về các điều kiện đảm bảo sức khoẻ trong hoạt động sản xuất, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

          Phỏng vấn: Anh HỒ XUÂN SINH

Quản đốc phân xưởng Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà – Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Việc thực hiện công tác ATLĐ tại nhà máy….)

          Theo báo cáo của Phòng Chế độ BHXH (BHXH tỉnh), trong hai năm 2020-2021, đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 86 lao động bị TNLĐ-BNN tại các doanh nghiệp với số tiền chi trả hơn 2,3 tỷ đồng; và số tiền 31,8 triệu đồng mỗi tháng cho 33 đối tượng hưởng theo chế độ hàng tháng. Đồng thời, nguồn quỹ này còn chi hàng tỷ đồng cho các hoạt động khám sức khỏe định kỳ giám định thương tật, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động… góp phần chủ động phòng ngừa, giảm thiểu TNLĐ-BNN. Đối với những lao động đã từng được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đây là sự quan tâm kịp thời và đúng trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đơn cử như tại Công ty CP Gỗ MDF VRG Quảng Trị, trong năm 2021 xảy ra 3 vụ tai nạn lao động với tỷ lệ thương tật lần lượt là 18%, 28% và 60% đều đã được chi trả theo đúng quy định.

Phỏng vấn: Anh LÊ ĐÌNH HƯNG

Phó xưởng Nhà máy hoá chất - Công ty CP Gỗ MDF VRG Quảng Trị (bị tai nạn lao động và được hưởng bảo hiểm, cảm nhận đây là điều không ai mong muốn nhưng được chi trẻ là rất tốt)

Đặc biệt, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp khi bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP, miễn đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN cho người lao động trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022). Mục đích của chính sách này là giúp người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch Covid – 19. Qua đó đã giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện ổn định sản xuất, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

          Phỏng vấn: Ông CAO THANH NAM

Giám đốc Công ty CP Gỗ MDF – VRG Quảng Trị (Sự cần thiết của chính sách này…)

          Trước đây, các nội dung của Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nằm trong Luật Bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, chỉ thực hiện những chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi người lao động đã điều trị ổn định thương tật; còn việc chi trả các chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp phục vụ, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật hầu như rất ít; cũng như chưa có cơ chế tái đầu tư để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... nên chưa hỗ trợ hiệu quả trong việc chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, không ít doanh nghiệp “né” đóng bảo hiểm cho người lao động. Bản thân người lao động cũng không mặn mà với việc tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2016, những nội dung về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo Luật An toàn vệ sinh lao động. Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động; người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.

Đánh giá về Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đại diện nhiều doanh nghiệp chia sẻ: Tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giúp người bị tai nạn lao động vơi bớt phần nào gánh nặng trong cuộc sống. Hơn nữa, quỹ quy định rõ các chế độ, quyền lợi được hưởng, hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khi không may có lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp.

 Có thể nói, vệc đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thời gian qua tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn có những khó khăn mà phía doạnh nghiệp cần được tháo gỡ.

          Phỏng vấn: Ông LÊ QUANG NHẬT

Tổng Giám đốc Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Những kiến nghị trong quá trình phối hợp với BHXH để giải quyết hồ sơ, thủ tục hưởng BH cho người lao động)

Thời gian tới, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, NLĐ, ngành BHXH chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời kiến nghị với thanh tra lao động và UBND các huyện, TP xử lý nghiêm những hành vi vi phạm (nợ đọng, trốn đóng) liên quan đến chính sách BHXH ngoài thẩm quyền của ngành BHXH, bảo đảm mọi quyền lợi của NLĐ.

Với trách nhiệm của ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn vệ sinh lao động; hướng dẫn cách thức tham gia, giải quyết chế độ chính sách cho các trường hợp cụ thể bảo đảm nhanh chóng, chính xác. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng thực hiện chính sách bảo hiểm TNLĐ-BNN, bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất./.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Mai Trang 24/08/2022 15:23 Lê Vĩnh Nhiên 25/08/2022 08:27
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà