Kịch bản đại biểu dân cử 7 10 2022 – HĐND tỉnh khảo sát bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
Danh mục
Đại biểu dân cử với cử tri
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện các công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn. Mới đây, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số để nắm bắt tình hình và kịp thời đề xuất để HĐND tỉnh có những quyết sách quan trọng góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương. Chuyên mục Đại biểu dân cử với cử tri hôm nay đề cập đến nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Kịch bản đại biểu dân cử 7 10 2022 – HĐND tỉnh khảo sát bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện các công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn. Mới đây, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số để nắm bắt tình hình và kịp thời đề xuất để HĐND tỉnh có những quyết sách quan trọng góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương. Chuyên mục Đại biểu dân cử với cử tri hôm nay đề cập đến nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Huyện Đakrông vốn nổi tiếng với những bộ trang phục truyền thống, những làn điệu dân ca, những nhạc cụ riêng vốn có của đồng bào Pako, Vân Kiều. Với những nét văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể đặc sắc, người dân vùng núi huyện Đakrông đã có nhiều cách để cùng bảo tồn văn hóa của đồng bào mình. Nhiều phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số đã theo học và tìm hiểu những nghệ nhân đi trước về những làn điệu dân ca của đồng bào. Với chính sách giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, họ trở thành người truyền cảm hứng cho những bạn trẻ cũng như thế hệ sau về việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Bà ĐOÀN THỊ NGA – xã A Bung – Đakrông – Quảng Trị

Anh HỒ VĂN NGƯ

Thôn A Liêng - Tà Rụt – Đakrông – Quảng Trị

Sau khi khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh tại các địa phương vùng núi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn các xã vẫn còn lưu giữ được các văn hóa vật thể như: Khèn, thanh la, trống, cồng chiêng, đàn ta lư, ty rel, sar, ta ngac… cùng nhiều trang phục, trang sức truyền thống được bà con gìn giữ. Những lễ hội lớn như lễ hội A Riêu Ping, lễ cúng lúa mới và các phong tục tập quán được thực hiện hài hòa với nếp sống văn minh. Các làn điệu dân ca và các điệu múa trong các lễ hội và dân gian được các nghệ nhân, già làng bảo tồn và gìn giữ. Ngoài ra, nghề dệt và đan lát truyền thống trên địa bàn đến nay vẫn còn được lưu giữ và tiếp tục phát triển. Nhiều nghệ nhân am hiểu các nghi thức trong lễ hội và hát dân ca của đồng bào, sử dụng thành thạo các làn điệu dân ca, tham gia dẫn dắt đội văn nghệ của địa phương và cũng là người bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào, không ngừng truyền dạy lại cho thế hệ trẻ trong thôn bản.

Nghệ nhân Kray Sức – xã Tà Rụt – Đakrông – Quảng Trị

Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương. Hiện nay, nhiều di sản quý giá không bị mai một, ngược lại được lưu giữ và phát triển, được nhiều địa phương trên phạm vi tỉnh, ngoại tỉnh biết đến. Cùng với những kết quả đã đạt được, hiện nay việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương vùng núi còn gặp nhiều khó khăn. Theo ghi nhận của đoàn khảo sát, các văn hóa vật thể như các nhạc cụ, cồng, chiêng, dụng cụ sản xuất vẫn còn ít; hầu hết văn hóa phi vật thể đều do các nghệ nhân và những người cao tuổi lưu giữ, truyền bá, lực lượng này ngày càng già yếu, ít ỏi trong khi thế hệ trẻ rất ít quan tâm do đó các giá trị này cùng dần bị mai một và đang đứng trước nguy cơ mất dần. Đối với nghề dệt và đan lát đầu ra sản phẩm còn khó khăn, giá cả thành phẩm còn cao so với thu nhập của người sử dụng. Chính quyền các địa phương cũng đã có những chính sách nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông HỒ VĂN HIỀN

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung – Đakrông – Quảng Trị

Ông HỒ A DUÂN

Phó Chủ tịch UBND xã Tà Rụt – Đakrông – Quảng Trị

Tại các địa phương, đại diện đoàn khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã trao đổi, góp ý một số vấn đề cần quan tâm để các địa phương cùng gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Mỗi cán bộ, nghệ nhân và Nhân dân địa phương, cấp ủy và chính quyền cần nhận thức sâu sắc giá trị văn hóa, quan tâm nhiều hơn nữa việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và tạo sự lan tỏa đến cộng đồng dân cư. Song hành với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể cần lưu ý đến việc bài trừ các hủ tục. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm quản lý, bảo vệ các hang động, phát triển làng nghề truyền thống; khuyến khích, động viên các nghệ nhân truyền dạy đàn, hát làn điệu dân ca, làm đan lát… cho thế hệ trẻ để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.

Ông LÊ MINH TUẤN

Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị

Tại các địa phương vùng núi cũng đã có những quyết sách phù hợp đưa công tác bảo tồn và phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở. Nhờ vậy, đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và hành động, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện ngày một bền vững. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay, đòi hỏi mỗi người dân, các cấp, các ngành cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng. Đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại các địa phương vùng núi./.

GTPS - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện các công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn. Mới đây, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số để nắm bắt tình hình và kịp thời đề xuất HĐND tỉnh có những quyết sách quan trọng góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương. Đây là nội dung chính của chuyên mục Đại biểu dân ử với với cử tri kỳ này, CM được phát sóng vào lúc 20h30 ngày 7 10 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời...

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 02/10/2022 15:59 Lê Vĩnh Nhiên 03/10/2022 14:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà