CTPT CÙNG NÔNG DÂN LÀM GIÀU PHÁT SÓNG NGÀY 7-12
Danh mục
Cùng nông dân bàn cách làm giàu
NỘI DUNG

Cùng nông dân bàn cách làm giàu

Thứ 5 ngày 7/12/2017

Chào quý vị và bà con!Rất vui được gặp quý vị và bà con trong 15 phút của chuyên mục CNDBCLG. Chương trình hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con  hiệu quả phát triển kinh tế của bà con ở xã Triệu Ái nhờ đầy mạnh cải tạo vườn tạp. Tiếp đó là một số quy trình kỹ thuật cải tạo vườn tạp hiêu quả bà con cần lưu ý. . Sau đây là phần nội dung chi tiết. Mời bà con và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

MÔ HÌNH NUÔI LỢN KẾT HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG HẦM Ủ KHÍ SINH HỌC BIOGAS

Thưa các quý vị và các bạn! Nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng hầm ủ khí sinh học biogas là mô hình không mới, và đã có nhiều  người áp dụng nuôi rất thành công. Trong đó có mô hình nuôi lợn của ông Nguyễn Đức Hiếu ở thôn Hải Hòa, xã Linh Hải, huyện Gio Linh là một điển hình. Xin đc giới thiệu với bà con qua ghi nhận sau của PV Ngọc Diệp.

Mô hình nuôi lợn của ông Nguyễn Đức Hiếu ở thôn Hải Hòa, xã Linh Hải, huyện Gio Linh được đầu tư với tổng số vốn ban đầu là 600 triệu đồng. Không như những mô hình nuôi lợn bình thường, đối với mô hình nuôi lợn của ông Hiếu thì được nuôi khép kín. Mọi quá trình theo dõi lợn đều được quan sát qua camera. Còn đối với hệ thống nước thải ông đã đầu tư xây hầm Biogas. Với kết cấu khép kín và sử dụng triệt để nguồn chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt, hầm khí Biogas đã góp phần giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù ở gần khu dân cư nhưng khi đến mô hình nuôi lợn của ông Hiếu không có mùi hôi và được vệ sinh rất sạch sẽ.

PV Ông Nguyễn Đức Hiếu-thôn Hải Hòa, xã Linh Hải, huyện Gio Linh (Tôi đã chú trọng đến việc xử lý nước thải trong nuội lợn, bởi vậy khi đầu tư hệ thống nước thải này không chỉ chuồng trại sạch sẽ mà môi trường cũng tránh được ô nhiễm.)

Với mộ hình nuôi lợn khép kín, một lứa ông nuôi khoảng 360 con lợn thịt. Bình quân hàng năm ông nuôi 3 lứa và cho thu lời từ 150-200 triệu đồng. Mô hình nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng hầm ủ khí sinh học biogas này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, giảm công lao động, giảm chi phí sinh hoạt và tăng thêm thu nhập.

PV Ông Nguyễn Viết Luân-Phụ trách khuyến nông xã Linh Hải, Gio Linh ( Đây là mô hình nuôi theo kiểu khép kín đầu tiên của xã Linh Hải. Chính cách làm chúng tôi cũng đã vận động người dân nên chăn nuôi theo như mô hình này để đảm bảo môi trường)

Từ những kết quả của mô hình nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng hầm ủ khí sinh học biogas của ông Nguyễn Đức Hiếu ở thôn Hải Hòa, xã Lĩnh Hải, huyện Gio Linh, có thể khẳng định sử dụng hầm khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần rất lớn trong việc xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn,  giữ gìn cảnh quan, cải thiện chất lượng cuộc sống đồng thời góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia súc hiện nay.

 

Ngọc Diệp-Minh Phương

Phát triển kinh tế nhờ đẩy mạnh cải tạo vườn tạp

Thưa bà con và các bạn! Xã Triệu Ái huyện Triệu Phong có 9 thôn, hơn 1.200 hộ, hiện còn khoảng 80 hộ nghèo, chiếm 8,01%, hộ cận nghèo 84 hộ, chiếm 8,2%. Người dân ở xã chủ yếu làm nông nghiệp,  tuy nhiên, việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp. Để giúp nông hộ thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, xã Triệu Ái  đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và đã mang lại hiệu quả bước đầu. Ghi nhận của PV Thái Hiền, mời quý vị và bà con cùng tìm hiểu. …

 

 

Bằng việc cải tạo vườn tạp, cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, hay các mô hình chăn nuôi nhiều nhà nông trong xã đã thành công với bước đi đúng đắn này. Hiệu quả trước tiên của mô hình là cho năng suất cao, nhẹ công chăm sóc, lợi nhuận thu được tăng gấp nhiều lần so với trước đây.Tất cả là nhờ thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 17/1/2017 của Đảng ủy xã và Nghị quyết số 01 ngày 13/1/2017 của HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòngan ninh năm 2017, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong xã tích cực lãnh đạo, quản lý và hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. UBND xã chỉ đạo nhân dân gieo cấy lúa đúng lịch thời vụ và chuyển đổi giống ngắn ngày, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong gieo trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

 

Chú trọng cải tạo vườn tạp, phát triển trồng rừng, giữ vững và phát triển diện tích trồng cao su… để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai. Nhờ đó, năng suất lúa bình quân của xã đạt 49 tạ/ ha. Diện tích các loại cây trồng ngắn ngày như màu, khoai lang, sắn, lạc… cho năng suất cao. Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển. Diện tích rừng trồng toàn xã đạt hơn 8.000 ha. Công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện tốt, không có vụ vi phạm lâm luật xảy ra. Diện tích cây cao su ổn định với 463,7 ha. Công tác quản lý tài nguyên môi trường được quan tâm. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân chặt chẽ, đúng quy định của Luật Đất đai. Các vấn đề liên quan đất đai được giải quyết theo thủ tục hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông” .

Mới đây, UBND xã xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu giai đoạn 2017- 2020 theo Kế hoạch số 42 ngày 12/7/2017 của Huyện ủy “Thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy (khóa XVI) về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025” nhằm nâng cao giá trị kinh tế vườn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp và bộ mặt nông thôn mới. Qua đó giúp người dân khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai vườn đồi. Ông Lê Hài – PHó CT UBND xã Triệu Ái cho biết:

 

Phỏng vấn:

 

Theo kế hoạch khi xây dựng vườn kiểu mẫu chỉ có từ 1- 2 cây trồng, con nuôi chủ yếu có quy mô hàng hóa và tạo ra giá trị cao cho thu nhập. Các loại cây trồng, con nuôi được đưa vào để cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu như cây tiêu, chè, thanh long, con nuôi gồm bò, gà (gà ta, gà nuôi thả vườn). Trong năm 2017, xã Triệu Ái phấn đấu xây dựng 1- 2 mô hình trồng tiêu, 1 mô hình trồng chè, 1 mô hình trồng thanh long, xây dựng 3 mô hình nuôi bò, 3- 5 mô hình nuôi gà. Từ năm 2018- 2020 hàng năm xây dựng tối thiểu 5 mô hình trồng tiêu, 5 mô hình trồng chè, 5 mô hình trồng thanh long, xây dựng tối thiểu 5 mô hình nuôi bò, 8- 10 mô hình nuôi gà.

Mỗi mô hình trồng tiêu phải đạt từ 50- 70 gốc tiêu trở lên (không kể các gốc tiêu đã trồng trong vườn), chè phải đạt từ 1 sào trở lên (không kể các gốc chè đã trồng trong vườn), thanh long phải đạt từ 1 sào trở lên, mô hình nuôi bò phải từ 3- 5 con bò trở lên, nuôi gà phải từ 100 con gà trở lên và được hỗ trợ theo Nghị quyết số 03 ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh “Về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020; định hướng đến năm 2025”; Đề án số 1610 ngày 13/7/2017 của UBND huyện “Hỗ trợ phát triển một số mô hình sản xuất, cây trồng, con nuôi giai đoạn 2017-2020”. Đồng thời xã cũng có chính sách hỗ trợ riêng 1 lần sau đầu tư như mỗi mô hình trồng tiêu hỗ trợ 3,5 triệu đồng, mô hình trồng chè hỗ trợ 1 triệu đồng, mô hình trồng thanh long hỗ trợ 1,5 triệu đồng…

 

Để thực hiện tốt chủ trương này, xã Triệu Ái tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ xã đến các thôn vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời yêu cầu các thôn, HTX, tổ hợp tác, ban công tác mặt trận, đoàn thể thôn bám sát kế hoạch cải tạo vườn tạp của UBND xã để thực hiện đạt kết quả cao nhất.

Theo đó, vận động người dân tích cực, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu để nâng cao thu nhập, làm giàu cho gia đình, góp phần tham gia vào cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến các loại cây trồng, vật nuôi, đảm bảo quy trình sản xuất sạch, sản xuất tự nhiên, không sử dụng các loại chế phẩm sinh học, chất hóa học trong sản xuất.

 

Gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế, đáp ứng nhu cầu của thị trường cùng nhiều giải pháp quan trọng khác. Khi được hỏi về kế hoạch cải tạo vườn tạp của UBND xã, nhiều hộ dân cho biết, đây là một chủ trương đúng, có sự tham gia tích cực của các cấp, ngành cũng như sự hỗ trợ tài chính nên người dân phấn khởi, sớm bắt tay vào cải tạo vườn tạp để nâng cao thu nhập.

Nhạc cắt

Kỹ thuật cải tạo vườn tạp

Bà con và các bạn thân mến! Để giúp bà con có thêm một số thông tn về kỹ thuật cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao, phần cuối CM tuần này xin chia sẻ với bà con một số nội dung sau:

Từ thực trạng vườn tạp hiện nay cho thấy nhu cầu cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn quả là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tình trạng không đồng đều về giống, không thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón tùy tiện đã dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó thu nhập của người làm vườn thấp, không có điều kiện đầu tư thâm canh tiếp tục. Người làm vườn cần chủ động cải tạo vườn tạp để vườn cây ăn quả nhà mình có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tăng thu nhập cho gia định và góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

Những việc cần chú ý khi cải tạo vườn tạp

Cải tạo vườn tạp là việc làm không dễ dàng và không phải chỉ làm trong một thời gian ngắn. Trong những năm qua đã có nhiều địa phương có phong trào cải tạo vườn tạp, nhưng không ít nơi nóng vội, làm ồ ạt, ít chú ý đến cải tiến chất lượng và cơ cấu cây trồng trong vườn, cải tạo, bồi bổ dinh dưỡng đất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đối với vườn cây ăn quả nên hiệu quả không nhiều dẫn đến vườn tạp này lại trở thành vườn tạp khác. Vì vậy để làm tốt công tác cải tạo vườn tạp cần:

– Phân tích đánh giá hiện trạng tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất vườn cây, chú ý đến từng loại giống trong vườn. Phân tích điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước, phân bón, sâu bệnh hại có ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả của cây trồng. Đánh giá nguyên nhân và các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

– Xem xét đến các yếu tố kỹ thuật, thông tin thị trường, sức tiêu thụ sản phẩm dẫn đến thu nhập thấp của vườn cây.

– Xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp gồm:

+ Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn

+ Cải tạo giống cây ăn quả

+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu

+ Cải tiến kỹ thuật canh tác

 Nội dung cải tạo vườn tạp

Về giống:

– Kiểm tra xác định các giống hiện có trong vườn, xác định cây nào, giống nào cần được cải tạo, chặt bỏ hoặc giữ lại.

– Xác định giống cần được đưa vào cải tạo: giống đưa vào cải tạo phải là giống ngon, có chất lượng tốt, năng suất ổn định, ít sâu bệnh và có khả năng rải vụ.

– Xác định cây cần cải tạo:

+ Những cây trồng nhiều năm không ra quả hoặc ra quả ít.

+ Những cây ra quả nhưng quả nhỏ, chất lượng quả kém, mẫu mã xấu, nhiều hạt hoặc hạt to.

+ Những cây bị nhiễm bệnh, bị sâu hại không có khả năng phục hồi.

Về đất vườn và hệ thống tưới tiêu

Nhìn chung các vườn tạp đất đều không được bồi bổ cải tạo thường xuyên. Hàng năm lượng phân bón hữu cơ cho cây rất thiếu, phân vô cơ bón vừa thiếu vừa không hợp lý, thiếu lân, vôi khử chua, thiếu nguyên tố vi lượng khiến hệ vi sinh vật trong đất hoạt động khó khăn, không đủ chất dinh dưỡng cho cây. Hậu quả là vườn cây ngày một già cỗi và thoái hóa. Ở các vườn tạp hệ thống tưới tiêu cũng không được hoàn chỉnh, về mùa khô không giữ được độ ẩm cho cây, về mùa mưa cây bị ngập úng do thoát nước khó khăn, sâu bệnh tăng lên làm cho sinh trưởng kém, năng suất thấp, thậm chí còn làm cho cây bị chết. Vì vậy phải thường xuyên bồi bổ làm tăng độ mùn trong đất là rất cần thiết bằng biện pháp tăng cường bổ sung phân hữu cơ cho cây, bổ sung đất phù sa, đất ao cho vườn. Khơi thông mương rạch để mùa mưa nước không bị ngập úng. Phải có hệ thống mương máng, ao tích nước tưới trong mùa khô hanh.

Về kỹ thuật canh tác: Cùng với việc sử dụng giống tốt, sạch bệnh, cần chú trọng tới biện pháp canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh phù hợp với từng giống cây từ khâu làm đất, đào hố, mật độ trồng đến việc bón phân, tưới nước, tỉa cành tạo tán, bảo vệ thực vật, trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản. Chủ vườn cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai, tập quan canh tác, thị hiếu người tiêu dùng, khả năng tiêu thụ sản phẩm của từng vùng để điều chỉnh cho phù hợp.

Phương pháp cải tạo vườn tạp

a) Đối với cây đã xác định cho là ngon, năng suất cao cần được giữ lại và tiến hành các bước cải tạo như sau:

– Cắt tỉa cành hàng năm: Dùng kéo cắt bớt cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành tăm. Việc cắt tỉa phải được tiến hành sau khi thu hoạch quả hàng năm. Cắt tỉa hàng năm sẽ tạo lại dáng cho cây, tán cây có hình mâm xôi đều về 4 hướng.

– Bón phân: Sau khi cắt tỉa xong phải tiến hành bón phân ngay, bón phân xung quanh tán cây. Dưới hình chiếu của tán, dùng cuốc, xẻng đào sâu khoảng 20 – 25 cm, rộng 25 – 30 cm xung quanh tán. Sau đó dùng phân chuồng hoai mục (khoảng 25 – 30 kg/cây) trộn lẫn với phân hỗn hợp NPK (0,5 – 1 kg/cây) bón đều vào rãnh đã đào, lấp kín đất. Có thể dùng phân pha loãng, phân vi sinh tưới trực tiếp vào rãnh xung quanh tán cây.

b) Đối với những cây có quả nhưng chất lượng kém hoặc không ra quả:

Loại cây này cần được cải tạo, thay thế bằng các giống khác có phẩm chất ngon, năng suất ổn định. Phương pháp cải tạo là:

– Chặt bỏ cây cũ, vệ sinh vườn và trồng lại giống mới có phẩm chất ngon, năng suất ổn định, được thị trường chấp nhận. Phương pháp này sẽ cho thu hoạch sau từ 3 -4 năm.

– Ghép cải tạo giống mới lên trên giống cũ theo phương pháp ghép nối cành hoặc cưa đốn thấp cây cách mặt đất khoảng 0,8 m – 1 m tùy từng loại cây, để cho gốc cây bật mầm mới, chăm sóc mầm cho tới khi đủ điều kiện ghép cải tạo. Dùng cành ghép từ những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, có năng suất ổn định, phẩm chất tốt để ghép lên những cây cải tạo. Sau khi đốn, ghép cải tạo phải chú ý đến bổ sung dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh cho cây. Ngoài việc bón phân qua rễ hàng năm, cần bón bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng các loại phân như Atonik, Komic… theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm. Phương pháp này thường đem lại hiệu quả cao, cây sớm cho quả hơn so với trồng mới

c) Đối với những cây già cỗi không có khả năng phục hồi, không còn khả năng cho quả thì nên chặt bỏ, đào hết rễ của cây cũ, cải tạo đất, có thể dùng vôi bột để xử lý mầm bệnh có từ rễ cây cũ, phơi đất khoảng 20 – 25 ngày sau đó đào hố trồng cây mới.

Chúc bà con thành công!

Thái Hiền tổng hợp và biên tập từ: nongnghiepnongthon, nongnghiepvietnam

Chào cuối!

 

 

 

Cùng nông dân bàn cách làm giàu

Thứ 5 ngày 7/12/2017

Chào quý vị và bà con!Rất vui được gặp quý vị và bà con trong 15 phút của chuyên mục CNDBCLG. Chương trình hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con  hiệu quả phát triển kinh tế của bà con ở xã Triệu Ái nhờ đầy mạnh cải tạo vườn tạp. Tiếp đó là một số quy trình kỹ thuật cải tạo vườn tạp hiêu quả bà con cần lưu ý. . Sau đây là phần nội dung chi tiết. Mời bà con và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

MÔ HÌNH NUÔI LỢN KẾT HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI BẰNG HẦM Ủ KHÍ SINH HỌC BIOGAS

Thưa các quý vị và các bạn! Nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng hầm ủ khí sinh học biogas là mô hình không mới, và đã có nhiều  người áp dụng nuôi rất thành công. Trong đó có mô hình nuôi lợn của ông Nguyễn Đức Hiếu ở thôn Hải Hòa, xã Linh Hải, huyện Gio Linh là một điển hình. Xin đc giới thiệu với bà con qua ghi nhận sau của PV Ngọc Diệp.

Mô hình nuôi lợn của ông Nguyễn Đức Hiếu ở thôn Hải Hòa, xã Linh Hải, huyện Gio Linh được đầu tư với tổng số vốn ban đầu là 600 triệu đồng. Không như những mô hình nuôi lợn bình thường, đối với mô hình nuôi lợn của ông Hiếu thì được nuôi khép kín. Mọi quá trình theo dõi lợn đều được quan sát qua camera. Còn đối với hệ thống nước thải ông đã đầu tư xây hầm Biogas. Với kết cấu khép kín và sử dụng triệt để nguồn chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt, hầm khí Biogas đã góp phần giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù ở gần khu dân cư nhưng khi đến mô hình nuôi lợn của ông Hiếu không có mùi hôi và được vệ sinh rất sạch sẽ.

PV Ông Nguyễn Đức Hiếu-thôn Hải Hòa, xã Linh Hải, huyện Gio Linh (Tôi đã chú trọng đến việc xử lý nước thải trong nuội lợn, bởi vậy khi đầu tư hệ thống nước thải này không chỉ chuồng trại sạch sẽ mà môi trường cũng tránh được ô nhiễm.)

Với mộ hình nuôi lợn khép kín, một lứa ông nuôi khoảng 360 con lợn thịt. Bình quân hàng năm ông nuôi 3 lứa và cho thu lời từ 150-200 triệu đồng. Mô hình nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng hầm ủ khí sinh học biogas này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, giảm công lao động, giảm chi phí sinh hoạt và tăng thêm thu nhập.

PV Ông Nguyễn Viết Luân-Phụ trách khuyến nông xã Linh Hải, Gio Linh ( Đây là mô hình nuôi theo kiểu khép kín đầu tiên của xã Linh Hải. Chính cách làm chúng tôi cũng đã vận động người dân nên chăn nuôi theo như mô hình này để đảm bảo môi trường)

Từ những kết quả của mô hình nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng hầm ủ khí sinh học biogas của ông Nguyễn Đức Hiếu ở thôn Hải Hòa, xã Lĩnh Hải, huyện Gio Linh, có thể khẳng định sử dụng hầm khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần rất lớn trong việc xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn,  giữ gìn cảnh quan, cải thiện chất lượng cuộc sống đồng thời góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia súc hiện nay.

 

Ngọc Diệp-Minh Phương

Phát triển kinh tế nhờ đẩy mạnh cải tạo vườn tạp

Thưa bà con và các bạn! Xã Triệu Ái huyện Triệu Phong có 9 thôn, hơn 1.200 hộ, hiện còn khoảng 80 hộ nghèo, chiếm 8,01%, hộ cận nghèo 84 hộ, chiếm 8,2%. Người dân ở xã chủ yếu làm nông nghiệp,  tuy nhiên, việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp. Để giúp nông hộ thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, xã Triệu Ái  đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và đã mang lại hiệu quả bước đầu. Ghi nhận của PV Thái Hiền, mời quý vị và bà con cùng tìm hiểu. …

 

 

Bằng việc cải tạo vườn tạp, cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, hay các mô hình chăn nuôi nhiều nhà nông trong xã đã thành công với bước đi đúng đắn này. Hiệu quả trước tiên của mô hình là cho năng suất cao, nhẹ công chăm sóc, lợi nhuận thu được tăng gấp nhiều lần so với trước đây.Tất cả là nhờ thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 17/1/2017 của Đảng ủy xã và Nghị quyết số 01 ngày 13/1/2017 của HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòngan ninh năm 2017, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong xã tích cực lãnh đạo, quản lý và hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. UBND xã chỉ đạo nhân dân gieo cấy lúa đúng lịch thời vụ và chuyển đổi giống ngắn ngày, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong gieo trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

 

Chú trọng cải tạo vườn tạp, phát triển trồng rừng, giữ vững và phát triển diện tích trồng cao su… để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai. Nhờ đó, năng suất lúa bình quân của xã đạt 49 tạ/ ha. Diện tích các loại cây trồng ngắn ngày như màu, khoai lang, sắn, lạc… cho năng suất cao. Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển. Diện tích rừng trồng toàn xã đạt hơn 8.000 ha. Công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện tốt, không có vụ vi phạm lâm luật xảy ra. Diện tích cây cao su ổn định với 463,7 ha. Công tác quản lý tài nguyên môi trường được quan tâm. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân chặt chẽ, đúng quy định của Luật Đất đai. Các vấn đề liên quan đất đai được giải quyết theo thủ tục hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông” .

Mới đây, UBND xã xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu giai đoạn 2017- 2020 theo Kế hoạch số 42 ngày 12/7/2017 của Huyện ủy “Thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy (khóa XVI) về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025” nhằm nâng cao giá trị kinh tế vườn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp và bộ mặt nông thôn mới. Qua đó giúp người dân khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai vườn đồi. Ông Lê Hài – PHó CT UBND xã Triệu Ái cho biết:

 

Phỏng vấn:

 

Theo kế hoạch khi xây dựng vườn kiểu mẫu chỉ có từ 1- 2 cây trồng, con nuôi chủ yếu có quy mô hàng hóa và tạo ra giá trị cao cho thu nhập. Các loại cây trồng, con nuôi được đưa vào để cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu như cây tiêu, chè, thanh long, con nuôi gồm bò, gà (gà ta, gà nuôi thả vườn). Trong năm 2017, xã Triệu Ái phấn đấu xây dựng 1- 2 mô hình trồng tiêu, 1 mô hình trồng chè, 1 mô hình trồng thanh long, xây dựng 3 mô hình nuôi bò, 3- 5 mô hình nuôi gà. Từ năm 2018- 2020 hàng năm xây dựng tối thiểu 5 mô hình trồng tiêu, 5 mô hình trồng chè, 5 mô hình trồng thanh long, xây dựng tối thiểu 5 mô hình nuôi bò, 8- 10 mô hình nuôi gà.

Mỗi mô hình trồng tiêu phải đạt từ 50- 70 gốc tiêu trở lên (không kể các gốc tiêu đã trồng trong vườn), chè phải đạt từ 1 sào trở lên (không kể các gốc chè đã trồng trong vườn), thanh long phải đạt từ 1 sào trở lên, mô hình nuôi bò phải từ 3- 5 con bò trở lên, nuôi gà phải từ 100 con gà trở lên và được hỗ trợ theo Nghị quyết số 03 ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh “Về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020; định hướng đến năm 2025”; Đề án số 1610 ngày 13/7/2017 của UBND huyện “Hỗ trợ phát triển một số mô hình sản xuất, cây trồng, con nuôi giai đoạn 2017-2020”. Đồng thời xã cũng có chính sách hỗ trợ riêng 1 lần sau đầu tư như mỗi mô hình trồng tiêu hỗ trợ 3,5 triệu đồng, mô hình trồng chè hỗ trợ 1 triệu đồng, mô hình trồng thanh long hỗ trợ 1,5 triệu đồng…

 

Để thực hiện tốt chủ trương này, xã Triệu Ái tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ xã đến các thôn vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời yêu cầu các thôn, HTX, tổ hợp tác, ban công tác mặt trận, đoàn thể thôn bám sát kế hoạch cải tạo vườn tạp của UBND xã để thực hiện đạt kết quả cao nhất.

Theo đó, vận động người dân tích cực, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu để nâng cao thu nhập, làm giàu cho gia đình, góp phần tham gia vào cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến các loại cây trồng, vật nuôi, đảm bảo quy trình sản xuất sạch, sản xuất tự nhiên, không sử dụng các loại chế phẩm sinh học, chất hóa học trong sản xuất.

 

Gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế, đáp ứng nhu cầu của thị trường cùng nhiều giải pháp quan trọng khác. Khi được hỏi về kế hoạch cải tạo vườn tạp của UBND xã, nhiều hộ dân cho biết, đây là một chủ trương đúng, có sự tham gia tích cực của các cấp, ngành cũng như sự hỗ trợ tài chính nên người dân phấn khởi, sớm bắt tay vào cải tạo vườn tạp để nâng cao thu nhập.

Nhạc cắt

Kỹ thuật cải tạo vườn tạp

Bà con và các bạn thân mến! Để giúp bà con có thêm một số thông tn về kỹ thuật cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao, phần cuối CM tuần này xin chia sẻ với bà con một số nội dung sau:

Từ thực trạng vườn tạp hiện nay cho thấy nhu cầu cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn quả là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tình trạng không đồng đều về giống, không thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm bón tùy tiện đã dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó thu nhập của người làm vườn thấp, không có điều kiện đầu tư thâm canh tiếp tục. Người làm vườn cần chủ động cải tạo vườn tạp để vườn cây ăn quả nhà mình có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tăng thu nhập cho gia định và góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

Những việc cần chú ý khi cải tạo vườn tạp

Cải tạo vườn tạp là việc làm không dễ dàng và không phải chỉ làm trong một thời gian ngắn. Trong những năm qua đã có nhiều địa phương có phong trào cải tạo vườn tạp, nhưng không ít nơi nóng vội, làm ồ ạt, ít chú ý đến cải tiến chất lượng và cơ cấu cây trồng trong vườn, cải tạo, bồi bổ dinh dưỡng đất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đối với vườn cây ăn quả nên hiệu quả không nhiều dẫn đến vườn tạp này lại trở thành vườn tạp khác. Vì vậy để làm tốt công tác cải tạo vườn tạp cần:

– Phân tích đánh giá hiện trạng tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất vườn cây, chú ý đến từng loại giống trong vườn. Phân tích điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước, phân bón, sâu bệnh hại có ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả của cây trồng. Đánh giá nguyên nhân và các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

– Xem xét đến các yếu tố kỹ thuật, thông tin thị trường, sức tiêu thụ sản phẩm dẫn đến thu nhập thấp của vườn cây.

– Xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp gồm:

+ Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn

+ Cải tạo giống cây ăn quả

+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu

+ Cải tiến kỹ thuật canh tác

 Nội dung cải tạo vườn tạp

Về giống:

– Kiểm tra xác định các giống hiện có trong vườn, xác định cây nào, giống nào cần được cải tạo, chặt bỏ hoặc giữ lại.

– Xác định giống cần được đưa vào cải tạo: giống đưa vào cải tạo phải là giống ngon, có chất lượng tốt, năng suất ổn định, ít sâu bệnh và có khả năng rải vụ.

– Xác định cây cần cải tạo:

+ Những cây trồng nhiều năm không ra quả hoặc ra quả ít.

+ Những cây ra quả nhưng quả nhỏ, chất lượng quả kém, mẫu mã xấu, nhiều hạt hoặc hạt to.

+ Những cây bị nhiễm bệnh, bị sâu hại không có khả năng phục hồi.

Về đất vườn và hệ thống tưới tiêu

Nhìn chung các vườn tạp đất đều không được bồi bổ cải tạo thường xuyên. Hàng năm lượng phân bón hữu cơ cho cây rất thiếu, phân vô cơ bón vừa thiếu vừa không hợp lý, thiếu lân, vôi khử chua, thiếu nguyên tố vi lượng khiến hệ vi sinh vật trong đất hoạt động khó khăn, không đủ chất dinh dưỡng cho cây. Hậu quả là vườn cây ngày một già cỗi và thoái hóa. Ở các vườn tạp hệ thống tưới tiêu cũng không được hoàn chỉnh, về mùa khô không giữ được độ ẩm cho cây, về mùa mưa cây bị ngập úng do thoát nước khó khăn, sâu bệnh tăng lên làm cho sinh trưởng kém, năng suất thấp, thậm chí còn làm cho cây bị chết. Vì vậy phải thường xuyên bồi bổ làm tăng độ mùn trong đất là rất cần thiết bằng biện pháp tăng cường bổ sung phân hữu cơ cho cây, bổ sung đất phù sa, đất ao cho vườn. Khơi thông mương rạch để mùa mưa nước không bị ngập úng. Phải có hệ thống mương máng, ao tích nước tưới trong mùa khô hanh.

Về kỹ thuật canh tác: Cùng với việc sử dụng giống tốt, sạch bệnh, cần chú trọng tới biện pháp canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh phù hợp với từng giống cây từ khâu làm đất, đào hố, mật độ trồng đến việc bón phân, tưới nước, tỉa cành tạo tán, bảo vệ thực vật, trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản. Chủ vườn cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai, tập quan canh tác, thị hiếu người tiêu dùng, khả năng tiêu thụ sản phẩm của từng vùng để điều chỉnh cho phù hợp.

Phương pháp cải tạo vườn tạp

a) Đối với cây đã xác định cho là ngon, năng suất cao cần được giữ lại và tiến hành các bước cải tạo như sau:

– Cắt tỉa cành hàng năm: Dùng kéo cắt bớt cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành tăm. Việc cắt tỉa phải được tiến hành sau khi thu hoạch quả hàng năm. Cắt tỉa hàng năm sẽ tạo lại dáng cho cây, tán cây có hình mâm xôi đều về 4 hướng.

– Bón phân: Sau khi cắt tỉa xong phải tiến hành bón phân ngay, bón phân xung quanh tán cây. Dưới hình chiếu của tán, dùng cuốc, xẻng đào sâu khoảng 20 – 25 cm, rộng 25 – 30 cm xung quanh tán. Sau đó dùng phân chuồng hoai mục (khoảng 25 – 30 kg/cây) trộn lẫn với phân hỗn hợp NPK (0,5 – 1 kg/cây) bón đều vào rãnh đã đào, lấp kín đất. Có thể dùng phân pha loãng, phân vi sinh tưới trực tiếp vào rãnh xung quanh tán cây.

b) Đối với những cây có quả nhưng chất lượng kém hoặc không ra quả:

Loại cây này cần được cải tạo, thay thế bằng các giống khác có phẩm chất ngon, năng suất ổn định. Phương pháp cải tạo là:

– Chặt bỏ cây cũ, vệ sinh vườn và trồng lại giống mới có phẩm chất ngon, năng suất ổn định, được thị trường chấp nhận. Phương pháp này sẽ cho thu hoạch sau từ 3 -4 năm.

– Ghép cải tạo giống mới lên trên giống cũ theo phương pháp ghép nối cành hoặc cưa đốn thấp cây cách mặt đất khoảng 0,8 m – 1 m tùy từng loại cây, để cho gốc cây bật mầm mới, chăm sóc mầm cho tới khi đủ điều kiện ghép cải tạo. Dùng cành ghép từ những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, có năng suất ổn định, phẩm chất tốt để ghép lên những cây cải tạo. Sau khi đốn, ghép cải tạo phải chú ý đến bổ sung dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh cho cây. Ngoài việc bón phân qua rễ hàng năm, cần bón bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng các loại phân như Atonik, Komic… theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm. Phương pháp này thường đem lại hiệu quả cao, cây sớm cho quả hơn so với trồng mới

c) Đối với những cây già cỗi không có khả năng phục hồi, không còn khả năng cho quả thì nên chặt bỏ, đào hết rễ của cây cũ, cải tạo đất, có thể dùng vôi bột để xử lý mầm bệnh có từ rễ cây cũ, phơi đất khoảng 20 – 25 ngày sau đó đào hố trồng cây mới.

Chúc bà con thành công!

Thái Hiền tổng hợp và biên tập từ: nongnghiepnongthon, nongnghiepvietnam

Chào cuối!

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 04/12/2017 07:42 Võ Nguyên Thủy 04/12/2017 13:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà