Sức khỏe đời sống ngày 15 9 2019 – Phòng chống dịch bệnh mùa mưa
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Bây giờ là thời lượng 15 phút giành cho chuyên mục Sức khỏe đời sống, chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh, Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Chị Như Quỳnh này, không biết vào mùa mưa này chị có thấy khó chịu khi nếu không có sức đề kháng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, và thiếu chú ý một chút thôi thì dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vâng, đúng rồi Thúy Hằng, dịch bệnh mùa mưa thì bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chứ không phải chỉ trẻ nhỏ và người già. Đặc biệt vào mùa mưa hay có lũ, sau lũ sẽ có rất nhiều dịch bệnh bùng phát nếu chúng ta không phòng chống, không có biện pháp vệ sinh sạch sẽ. Làm gì để chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa là chủ đề mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình Sức khỏe và đời sống hôm nay. Quý vị và các bạn đừng quên gửi câu hỏi đến hộp thư của chương trình là suckhoequangtri@gmail.com, chúng tôi sẽ chuyển những thắc mắc, băn khoăn của quý thính giả về vấn đề sức khỏe đến các chuyên gia y tế để có được giải đáp kịp thời nhất. Trước hết sẽ là phần tin tổng hợp một số thông tin trên lĩnh vực y tế mà phóng viên chuyên mục đã tổng hợp. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Sức khỏe đời sống ngày 15 9 2019 – Phòng chống dịch bệnh mùa mưa

Kính chào quý vị và các bạn! Bây giờ là thời lượng 15 phút giành cho chuyên mục Sức khỏe đời sống, chuyên mục đang được phát trên tần số 92,5Mhz sóng phát thanh, Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình này trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Chị Như Quỳnh này, không biết vào mùa mưa này chị có thấy khó chịu khi nếu không có sức đề kháng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, và thiếu chú ý một chút thôi thì dịch bệnh rất dễ xảy ra.

Vâng, đúng rồi Thúy Hằng, dịch bệnh mùa mưa thì bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chứ không phải chỉ trẻ nhỏ và người già. Đặc biệt vào mùa mưa hay có lũ, sau lũ sẽ có rất nhiều dịch bệnh bùng phát nếu chúng ta không phòng chống, không có biện pháp vệ sinh sạch sẽ.

Làm gì để chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa là chủ đề mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình Sức khỏe và đời sống hôm nay. Quý vị và các bạn đừng quên gửi câu hỏi đến hộp thư của chương trình là suckhoequangtri@gmail.com, chúng tôi sẽ chuyển những thắc mắc, băn khoăn của quý thính giả về vấn đề sức khỏe đến các chuyên gia y tế để có được giải đáp kịp thời nhất. Trước hết sẽ là phần tin tổng hợp một số thông tin trên lĩnh vực y tế mà phóng viên chuyên mục đã tổng hợp. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Phần tin:

Tin 1 - Sở Y tế tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Bệnh viện Mắt, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Mắt. Bệnh viện Mắt là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa mắt cho nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận; chỉ đạo tuyến và đào tạo chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực mắt tại địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc mắt ban đầu, phòng, chống các bệnh về mắt… Việc thành lập Bệnh viện Mắt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, điều trị cũng như phòng chống các bệnh về mắt cho người dân trong và ngoài tỉnh, đồng thời giúp người dân được tiếp cận với các kỹ thuật, phương pháp khám chữa bệnh mới, tiên tiến, hiện đại ngay tại tỉnh mà không phải chuyển lên tuyến trên.

Tin 2 - Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm. Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong Thông tư  số 25/2019/TT-BYT quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2019. Theo đó, Thông tư này quy định nguyên tắc, trường hợp truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có hoạt động liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế tại Việt Nam.Sở Y tế, cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm các tỉnh, thành có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương theo thẩm quyền phân cấp quản lý.

Tin 3 –

Theo VOV.VN, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra một lớp hợp chất có thể phá vỡ các phân tử virus HIV và vô hiệu hóa hoạt động của chúng. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phần Lan, Nga, Thụy Sỹ, Anh, và Mỹ đã phát hiện cơ chế vô hiệu hóa các phân tử HIV, theo thông cáo báo chí của trường đại học South Urals. Đây là cơ chế của một lớp hợp chất có thể được sử dụng để điều trị các căn bệnh khác nhau, trong đó có cả ung thư và HIV. “Tầm quan trọng của phát hiện này là ở chỗ, cùng 1 loại thuốc giống nhau nhưng chúng có thể được sử dụng cho các loại bệnh khác nhau”, thông cáo cho biết. Thông tin mới này cũng cho hay, hợp chất này có hiệu quả khá cao, nhưng lại không gây độc cho vật chủ. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, đây là lần đầu tiên hiệu quả như thế này được phát hiện. Họ sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu nhằm xác định những căn bệnh nào khác có thể được điều trị bằng cơ chế tương tự. UNAIDS đang đặt mục tiêu tới năm 2030 có thể xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này./.

Nhạc cắt

Tăng cường phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Thưa quý vị và các bạn! Mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua đã gây ngập lụt tại một số địa phương trong tỉnh. Đây chính là điều kiện để nhiều dịch bệnh bùng phát và lây lan. Nếu không có biện pháp phòng chống thì dịch bệnh sau lũ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện nay các ngành chức năng và các địa phương đã và đang triển khai các biện pháp vệ sinh phòng dịch để giúp người dân đảm bảo an toàn sức khỏe sau mưa lũ. Bài viết của CTV Nguyên Hương về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Huyện Hướng Hóa – một trong những địa phương chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ những đợt mưa lũ vừa qua. Nước vừa rút, công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường được chính quyền và nhân dân triển khai khẩn trương để chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Tuy nhiên, nước rút nhưng vẫn còn đọng lại nhiều ao tù, cống rãnh và các dụng cụ chứa nước khác là nơi sinh sản và phát triển của muỗi. Một trong những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến trong cộng đồng khi thời tiết có độ ẩm cao và thay đổi nhiệt độ thất thường. Bên cạnh đó, độ ẩm cao, môi trường ẩm ướt sau lũ là điều kiện thuận lợi để muối sinh sản và phát triển nhanh, nguy cơ cao và lây lan nhanh dịch sốt xuất huyết trên diện rộng. Thêm vào đó, một số người dân còn chủ quan trong việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, không quan tâm đến vệ sinh môi trường, dụng cụ chứa nước, khơi thông thoát nước ứ đọng… càng tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, lăng quăng phát triển…Hiện nay, chính quyền huyện Hướng Hóa đã tăng cường tuyên truyền vận động ban, ngành, đoàn thể và người dân vệ sinh môi trường sau lũ, bởi không chỉ giúp cho việc diệt trừ muỗi mà còn góp phần đảm bảm môi trường, hạn chế nhiều dịch bệnh khác có thể bùng phát như đau mắt đỏ, tiêu chảy.v.v. Ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết:

Trích băng:

Không chỉ huyện Hướng Hóa, tại nhiêu địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất những dịch bệnh do mưa lũ gây ra. Tại các địa phương, nhất là những điểm đông dân cư, các trường học, khu công nghiệp, việc vệ sinh môi trường đang được người dân cũng như chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng. Đặc biệt, sốt xuất huyết là một trong những dịch bệnh rất có thể bùng phát khi đã có ổ dịch cũ tại một số địa phương. Trước nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết sau mùa mưa lũ, ngành Y tế đang chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết như tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân thông qua tờ rơi, buổi truyền thông trực tiếp hay phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của việc phòng, chống sốt xuất huyết. Đặc biệt, huy động chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng ra quân vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, úp các dụng cụ chứa nước, hạn chế môi trường ẩm để không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm tại vùng có ổ bệnh, vùng nguy cơ, khu dân cư, địa điểm công cộng; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành… Để công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả cao nhất, cơ quan chức năng cần khuyến cáo người dân chủ động, tích cực tham gia phòng dịch bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh bằng cách đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; diệt loăng quăng, bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước; mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Bác sĩ Mai Chiếm Thành, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà cho biết:

Trích băng:

Mưa lũ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Đất đá và đồ vật, các công trình vệ sinh và cống rãnh, gia súc và xác động vật, thực vật ngập chìm trong nước nên môi trường nước bị ô nhiễm, mầm bệnh rất dễ lây lan vào chuỗi thức ăn và xâm nhập cơ thể người. Chính vì vậy, sau mưa lũ, một số dịch bệnh có thể xảy ra như các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh về da và đau mắt đỏ. Ngoài việc chủ động phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần chủ động vệ sinh môi trường nơi ở, quanh khu vực sinh sống, ăn chín uống sôi, thường xuyên vệ sinh để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh rất có thể bùng phát sau mưa lũ.

Phỏng vấn

Thưa quý vị và các bạn! Qua bài viết trên chúng ta phần nào thấy sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng, chính quyền và người dân các địa phương chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Tuy nhiên để hiểu cặn kẽ hơn về những dịch bệnh có thể xảy ra trong mùa mưa và các biện pháp phòng chống, phóng viên CM đã có cuộc trao đổi với ông .... Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Cam Lộ, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

-        Xin bác sĩ cho biết, những năm gần đây tình hình dịch bệnh thường gặp vào mùa mưa là gì?

-        Vâng, trước tình hình đó, ngành y tế đã có những giải pháp gì để vừa tuyên truyền vừa góp phần chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người dân?

-        Thông qua đây, bác sĩ có khuyến cáo gì với người dân nói chung nhằm đảm bảo tốt hơn việc chủ động chăm sóc sức khỏe mùa mưa?

Vâng, xin cảm ơn bác sĩ!

Tư vấn sức khỏe

Thưa quý vị và các bạn!  Vào mùa mưa, nhất là khi có lũ, hệ thống nước sạch không thể cung cấp cho người dân. Và đây là một trong những nội dung mà chúng tôi nhận được qua ý kiến muốn được giải đáp của một khán giả giấu tên. Nội dung câu hỏi: Vào thời điểm mưa lũ, thì người dân cần phải làm gì để có nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe? Câu hỏi này chúng tôi sẽ chuyển đến bác sĩ... mời bác sĩ tư vấn cho thính giả ạ.

Trả lời

Quý vị và các bạn thân mến! Đến đây, CM SK&ĐS của Đài PTTH Quảng Trị xin được tạm dừng. Chương trình do... cùng với sự tham gia của... Quý vị và các bạn có thể gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình liên quan đến vấn đề sức khỏe vào hộp thư của chương trình suckhoequangtri@gmail.com Chúng tôi sẽ chuyển đến chuyên gia y tế trả lời cho quý vị và các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại vào những chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 11/09/2019 07:52 Nguyễn Thị Bảo 11/09/2019 07:52
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà