SĂC MÀU VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru - Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm.

Trong quá trình đấu tranh với thiên tai địch họa đó, cha ông và các lớp kế tục đã

tạo dựng và vun đắp, để lại cho hậu thế một gia tài văn hoá truyền thống vô cùng

quý báu. Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” số 1 năm 2022 được phát

sóng vào lúc 17h ngày 8 tháng 7 năm 2022 và phát lại vào lúc 14 h ngày chủ nhật

10.7/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 1- 8/7/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 17 h ngày thứ 6 và 16 h ngày chủ nhật hàng

tuần.

Thưa quý vị, đây là số đầu tiên của chương trình này. Những người thực hiện chương trình gửi lời cảm ơn đến quý thính giả đang theo dõi CT, rất mong nhận được sự quan tâm và đồng hành của quý vị.

Thưa quý vị, Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền

văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa

vật thể và phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru -

Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm. Trong quá trình đấu

tranh với thiên tai địch họa đó, cha ông và các lớp kế tục đã tạo dung và vun đắp,

để lại cho hậu thế một gia tài văn hoá truyền thống vô cùng quý báu.

Với mong muốn được giới thiệu đến quý thính giả xa gần được biết thêm về mảnh đất và con người Quảng Trị, những người thực hiện CT đã chọn lựa và đưa vào CT những nội dung phong phú về lịch sử văn hóa xưa và nay cũng như chân dung tác phẩm nghệ thuật của lớp người trẻ Quảng Trị đang chung tay xây dựng quê hương.

Chuyên mục cũng rất mong nhận được sự cộng tác, tương tác của quý vị để

chương trình ngày càng phong phú.

Trong chương trình hôm nay, quý vị sẽ biết thêm về các lễ hội- Một trong những disản văn hóa phi vật thể của Quảng Trị. Kế tiếp trong tiểu mục “

Nghệ thuật và cuộc sống” chúng tôi sẽ giới thiệu một ca khúc với tựa đề “ Bến bờ

của Yêu thương” của Cô giáo- Nhạc sỹ trẻ người Quảng Trị;Trương Thị Hằng

Nga. Phần cuối của CT là mục giới thiệu về Kiến trúc cổ Đình làng Ha Trung-

Ngôi đình từ khi tạo dựng đến nay đã hàng trăm năm.

       Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

Kính thưa quý vị. Lễ hội Quảng Trị là một bức tranh toàn cảnh về những giá trị di

sản văn hoá. Từ những giá trị văn hóa bình dị, mộc mạc, đơn sơ nhưng vô cùng

phong phú, đa dạng, trở thành mối dây liên kết giữa quá khứ, hiện tại và định

hướng cho tương lai.

Lễ hội Quảng Trị đa dạng, phong phú với các loại hình: Lễ hội dân gian truyền

thống; lễ hội tôn giáo; lễ hội lịch sử cách mạng và lễ hội văn hóa du lịch. Đây là

bức tranh lễ hội đa sắc màu, là nét đặc trưng của đất và người Quảng Trị. 

Các Lễ hội đầu tiên xin được trân trọng nhắc đến đó là các Lễ hội cách mạng diễn ra trên địa bàn tỉnh. Đây là những lễ hội tri ân tưởng niệm những anh hùng đã ngã

xuống vì nền độc lập tự do của nước nhà. Các hoạt động kỷ niệm ngày càng mang

ý nghĩa thiết thực, không gian diễn ra lễ hội trở thành chốn linh thiêng in sâu trong

tâm khảm mỗi người.

Lễ hội Thống nhất non sông tại cầu Hiền Lương, sông Bến Hải vào ngày 30 tháng 4 hàng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Lễ hội Thống nhất non sông được tổ chức với quy mô cấp tỉnh một nămmột lần; định kỳ năm năm một lần với quy mô cấp quốc gia. Lễ hội Trường Sơn huyền thoại là lễ hội là hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ trên Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang quốc gia Đường 9 cũng như các nghĩa trang khác ở Quảng Trị. Lễ hội này gắn với hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 hàng năm. Đại giỗ sẽ được tổ chức định kỳ ba năm một lần.

Lễ hội Đêm Thành Cổ thường được tổ chức vào ngày và đêm 1/5 tại thị xã Quảng Trị. Và lễ được tổ chức định kỳ 5 năm một lần vào dịp năm chẵn, năm tròn ngày giải phóng Quảng Trị. Lễ hội gắn với khu di tích Thành Cổ Quảng Trị nhằm tưởng niệm những người con nước Việt đã ngã xuống trên mảnh đất Thành Cổ.

Bên cạnh các Lễ hội cách mạng là các Lễ hội dân gian truyền thống đã tồn tại qua  hàng trăm năm

Có ba lễ hội tiêu biểu dại diện cho vùng biển, vùng đồng bằng và miền núi tỉnh

Quảng Trị. Lễ hội đầu tiên xin được nhắc đến là Hội cù truyền thống dầu xuân

được tổ chức hàng năm ở một số địa phương, trong đó phải kể đến các Hội cù tại

làng An Mỹ và làng Cẩm Phổ, huyện Gio Linh; làng Kim Long, huyện Hải Lăng;

làng Nam Phú, huyện Vĩnh Linh.

Lễ hội thứ hai được tổ chức ở vùng miền núi Quảng Trị là Lễ hội Ariêuping (lễ nhà

mồ) của dân tộc Pa Cô. Thời gian tổ chức không ấn định thời gian lễ hội cụ thể,

phụ thuộc vào điều kiện và thời gian thuận tiện người Pa Cô mới tổ chức lễ. Đây là

lễ hội có từ ngàn đời nay và quan trọng bậc nhất mang đậm nét văn hóa truyền

thống của người Pa Cô.

Lễ cầu ngư và hội vật truyền thống ở vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng cũng là

một lễ hội có từ hàng trăm năm trước. Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa,

đây còn là sân chơi truyền thống bổ ích nhằm rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, phục vụ

cho nghề đi biển của ngư dân nơi đây.

Bên cạnh ba lễ hội đại diện cho ba vùng miền trên thì hàng năm vào dịp đầu năm

mới các lễ hội được tổ chức với hình thức hội làng cũng diên ra trên khắp các làng

tại Quảng Trị. Những hội làng tiêu biểu phải kể đến: Hội đua thuyền truyền thống,

của, Hội đu, Hội ném còn, Hội chợ đình Bích La là một phiên chợ quê hiếm có chỉ

họp mỗi năm một lần vào đêm mồng 2 rạng ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán.

Một trong Lễ hội mang tính Lễ hội văn hóa du lịch được tổ chức tại Quảng Trị có tên gọi Nhịp cầu xuyên Á, được tổ chức 3 năm một lần từ

ngày 20-30/7. Với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật không chỉ đến từ Việt

Nam, mà còn của các nước như: Myanmar, Lào, Trung Quốc, Thái Lan,… Trong

dịp này, có nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn từ du lịch đến văn hóa, thể thao.

Giao lưu văn nghệ, hội thảo, hội chợ,… nhằm giới thiệu và đưa du lịch Quảng

Trị ra cả nước và khu vực.

Hiện nay tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị các công việc để tổ chức Lễ hội Vì Hòa

bình nhằm tôn vinh các giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp về hòa bình của

nhân dân Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Khi nhận định về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh, Phó giám đốc Sở văn hóa TT& DL Nguyễn Huy Hùng cho biết ( Trích Băng)

Có thể khẳng định tất cả các di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể là linh

hồn của người Quảng Trị. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, với những

quan điểm mang tính định hướng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân

tộc, thông qua lễ hội là cách gìn giữ bền vững, lâu dài, sâu sắc nhất những giá trị

văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo, đa dạng quý báu đang đồng hành trong đời

sống nhân dân. 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

                           

( Kỹ thuật phát bài hát “ Bến bờ của Yêu Thương”)

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa thưởng thức ca khúc

“Bến bờ của yêu thương” một sáng tác của nhạc sỹ không chuyên Trương Thị

Hằng Nga,qua sự thể hiện của nam ca sỹ Hoàng Tùng

Được biết, hiện nay cô giáo Trương Thị Hằng Nga đang là giáo viên dạy tiếng Anh

tại Trường tiểu học & THCS Hải An, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tuy không công

tác trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng cô giáo Hằng Nga rất đam mê thơ, hội họa và

âm nhạc.

Do trở ngại khách quan nên trong chương trình hôm nay, chúng tôi trò chuyện qua

điện thoại với cô Trương Thị Hằng Nga, kính mời quý thính giả quan tâm lắng

nghe.

MC: Thưa chị Trương Thị Hằng Nga những người thực hiện chương trình và khán

thính giả của Đài PTTH Quảng Trị vừa được một sáng tác rất hay của chị, bài hát

“Bến bờ của yêu thương” và đặc biệt là có cuộc trò chuyện với Chị ạ.

Hằng Nga: (Chào) thính giả nghe đài và chị Đỗ Hằng

Mc: Vâng Thưa chị, trước hết chị có thể giới thiệu cho thính giả được biết đôi điều

về bản thân mình được không ạ?

 

Hằng Nga: ( trả lời) Nói về việc học hành, ra trường công tác những đâu. Yêu

thích nghệ thuật ra sao

MC: Vâng, Thưa chị. Được biết Chị quê ở Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị và chị

có một sáng tác hay về quê cha đất tổ của mình có tựa đề “ Bến bờ của yêu

thương” , chị có thể nói về cảm xúc của mình khi sáng tác ca khúc này ạ

Hằng Nga: ( trả lời) hoàn cảnh và cảm xúc sáng tác ca khúc này

MC: Vâng, chúng ta vừa nghe ca sỹ Hoàng Tình hát ca khúc “ Bến bờ của yêu

thương”, Ca sỹ Hoàng Tình sẽ chia sẽ cảm xúc của mình khi thể hiện ca khúc trên.

( Kỹ Thuật trích băng phỏng vấn ca sỹ Hoàng Tình)

MC: Quay lại cuộc trò chuyện với Cô giáo Trương Thị Hằng Nga.

Vâng,Thưa chị, Như chúng ta biết thì viết về mảnh đất con người Quảng Trị nhiều

nhạc sỹ nổi tiếng và nhạc sỹ Quảng Trị đã có những sáng tác hay. Khi viết những

ca khúc ca ngợi về quê hương, chị cảm nhận như thế nào và thực sự vừa lòng chưa

Hằng Nga: ( trả lời) Điểm qua một số ca khúc viết về các miền quê. Và chia sẽ

những thận lợi khó khăn khi viết những ca khúc ấy.

MC: Những người thực hiện CT và Khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị rất

vui khi được trò chuyện, được nghe những tâm sự của Cô giáo Trương Thị Hằng

Nga. Chúc chị luôn sức khỏe, trí mẫn, tiếp tục công hiên cho Sự nghiệp Giáo dục

và cháy mãi ngọn lữa đam mê nghệ thuật.

Xin trân trọng cảm ơn Chị.

Hằng Nga: ( trả lời) cảm ơn thính giả nghe đài và chị Đỗ Hằng

MC: Vâng, quý vị và các bạn vừa lắng nghe cuộc trò chuyện của Những người

thực hiện chương trình với cô giáo Trương Thị Hằng Nga.

Kính mời quý vị Tiếp theo chương trình kính mời quý vị và các bạn nghe lại ca

khúc “ Bến bờ của yêu thương”- một sáng tác của Trương Thị Hằng Nga, qua sự

thể hiện của nam ca sỹ Hoàng Tình.

 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

 

MC: Kính thưa quý vị. như phần đầu giới thiệu của chương trình, Quảng Trị là nơi

giao thoa của các nền văn hóa, do vậy, các giá trị văn hóa vật thể tại Quảng Trị

cũng rất phong phú, tuy nhiên Quảng Trị là nơi chịu nhiều sự tàn phá do chiến

tranh , thiên tai nên các công trình kiến trúc cổ còn lại không còn nhiều. Trong

Chương trình hôm nay chúng tôi sẽ đưa quý vị đến với một ngôi đình làng cổ có

kiến trúc độc đáo, từ khi tạo dựng đến nay đã hàng trăm năm- Đó là “đình làng Hà

Trung.

 

Hà Trung là tên của một làng hiện nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính,

gồm xã Gio Châu và Thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là

một trong những làng cổ được thành lập khá sớm của người của người Việt trên

đất Quảng Trị. Theo lời các vị hào lão trong làng thì ngôi đình Hà Trung được tạo

dựng khá sớm từ thế kỷ 12 với lối kiến trúc của một ngôi nhà gỗ ba gian, hai chái,

mái lợp tranh. Một thời gian dài sau đó, đình bị hư hại, đến những năm đầu thế kỷ

19, dân làng cho đại trùng tu, trở thành một ngôi đình rộng lớn, quy mô, đẹp nổi

tiếng trong vùng. Chia sẽ về xuất xứ ngôi đình làng,ông Trần Văn Hoãn, một hào lão trong làng Hà Trung cho biết ( TRích băng)

Căn cứ theo bia đá ở đình ghi lại thì được biết cụ thể rằng, ngôi đình khởi công

tháng 3 năm 1903 dưới thời Thành Thái, vào tháng 7 năm 1903 thì thượng lương

và đến tháng 9 năm 1903 thì hoàn thành. Sau bao biến cố thiên tai và chiến tranh,

đình có bị hư hại một phần và đã được nhân dân sửa chữa lại. Tuy nhiên, kiến trúc

ngôi đình vẫn được giữ nguyên như lần

tạo dựng ban đầu.

Kiến trúc của đình Hà Trung bao gồm một tòa đại đình nằm ngang theo kiểu chữ

“nhất”; mặt trước có hệ thống tường thành và cổng trụ; phía trong sân có bình

phong. Từ bên ngoài vào ngôi đình được bao bọc bởi một hệ thống tường rào và

cổng trụ ở mặt trước. Cổng chính là hai trụ biểu lớn cao khoảng 5 m, ở phía trên có

gắn lồng đèn và hai bầu rượu bằng đá. Các mặt của trụ đều có gắn các câu đối bằng

Hán tự với ý nghĩa giáo dục đức tài cho đời sau.

Ông Trần Ngọc Viễn- Một hào lão trong làng Hà Trung cho biết ( TRích bĂng)

 

Trong khuôn viên có hai cây đa cổ thụ có tuổi thọ trên hàng trăm năm tuổi đang

trầm tư rêu phong rủ xuống sân đình. Qua bao nhiêu năm tháng chiến tranh, tuy

nhiên kỳ lạ một điều là các cây xanh ở đây vẫn còn nguyên vẹn như được những

oai linh xưa bảo hộ. Trước mặt tiền của đình là bức bình phong xây bằng gạch theo

dạng cuốn thư, mặt ngoài đắp nổi hình “long mã phụ hà đồ”; mặt trong hình hổ

phù; hai bên là mai, tùng, cúc, trúc được ghép mảnh sành sứ rất cổ kính, công phu.

Các câu đối “ Cảnh bình huy bắc đẩu” và “ Hiểu chương đối nam sơn”, tả về vị trí

rất đẹp của ngôi đình làng Hà Trung.

Theo như lời kể thì cổng, tường thành và bức bình phong này được xây dựng cùng

lúc với đình làng và được bảo tồn cho đến ngày nay. Riêng phần mái có thiết kế

hai phần, mái trước và mái sau được lợp ngói móc, hai gian chái lợp ngói liệt, nóc

và bờ mái đình gắn hình “lưỡng long chầu nguyệt”, các đầu đao gắn “giao hồi

văn”. Đặc biệt trên đầu cột hiên có chạm các bông sen đang nở, phía trước các cột

đắp nổi các câu đối chữ Hán.

Tòa đại đình được cấu trúc bởi một bộ khung gỗ chịu lực, thực hiện theo mô thức

của một ngôi nhà rường năm gian thường thấy ở vùng Quảng Trị, tường được xây

bít các phía, mặt trước đình là hệ thống cửa bản khoa kéo dài suốt năm gian. Ở

gian bên trái của đình có treo một chuông đồng khá lớn vfa được chạm khắc bằng

tay rất công phu. Trên thân chuông ghi lại niên hiệu cho biết được đúc vào thời vua

Duy Tân năm 1908. Được biết chuông này Thượng thư Trần Đình Phác đúc phụng

cúng cho làng. Đặc biệt trong tòa đại đình còn một bức hoành phi khá lớn có bốn

chữ Hán: “Mỹ tục khả phong” được vua Duy Tân ban tặng vào tháng 6 năm 1911.

Đây là một vinh dự lớn của một làng và điều đặc biệt hiếm có ở các triều đại phong

kiến lúc bấy giờ.

Đình làng Hà Trung đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Như vậy đây không chỉ là một công trình mang ý nghĩa tâm linh của một cộng đồng mà kiến trúc cổ này còn đóng góp vào kho tàn di sản văn hóa của tỉnh Quảng Trị, chúng ta cần tiếp tục quan tâm và bảo tồn

(NHẠC CẮT )

MC: Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” số đầu tiên năm 2022 của Đài PTTH

Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 03/07/2022 15:26 Lê Vĩnh Nhiên 21/07/2022 09:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà