sắc màu văn hóa - Đời sống
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, Bên cạnh đó, lịch sử văn hóa Quảng Trị là một câu chuyện xuyên suốt từ giai đoạn người Việt từ đàng Ngoài vào đàng Trong mở cõi, lập làng cho đến ngày hôm nay, để lại cho chúng ta những ngưỡng vọng không chỉ Đất mà còn Người Quảng Trị, với những danh nhân văn hóa lịch sử từ xưa cho đến nay.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Danh nhân Quảng Trị- Vị tiến sĩ khai khoa” được phát sóng vào lúc 16 h 30 ngày 25 tháng 11 năm 2022 Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 25/11/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, Bên cạnh đó, lịch sử văn hóa Quảng Trị là một câu chuyện xuyên suốt từ giai đoạn người Việt từ đàng Ngoài vào đàng Trong mở cõi, lập làng cho đến ngày hôm nay, để lại cho chúng ta những ngưỡng vọng không chỉ Đất mà còn Người Quảng Trị, với những danh nhân văn hóa lịch sử từ xưa cho đến nay.

Trong đó không thể kể đến những nhân vật mà hành trạng của họ về thi cử đỗ đạt và giúp ích cho dân đã đem lại sự ngưỡng vọng về hậu thế. Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin nhắc đến một danh nhân được tôn vinh là tiến sỹ khai khoa của xứ Đàng Trong: Ông Bùi Dục Tài

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

Thưa quý vị, Trong thiết chế văn hóa của nông thôn Việt bao đời nay thì đình, chùa và miếu vũ  luôn song hành tồn tại bên nhau, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của một cộng đồng dân cư. Sự ra đời của ngôi chùa làng được xem như là một chỗ dựa tâm linh của những người nông dân hiền lành chân chất, vốn chịu nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Khi những người dân Việt từ Đàng Ngoài đến định cư ở vùng đất mới, trước những bất an của thiên nhiên giặc giã hoành hành, thì nhu cầu ấy càng nên bức thiết. Chùa Quan Khố ở làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng được hình thành từ trong hoàn cảnh ấy.

“Câu Nhi  là một làng cổ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở phía nam của huyện Hải Lăng, làng được bao bọc bởi 2 con sông: Ô Lâu từ Huế chảy ra và sông Ô Giang từ Vĩnh Đinh chảy vào. Làng Câu Nhi được hình thành từ cuối thời Trần, đầu thời Lê, trong khoảng thời gian 1407 đến năm 1427. Lúc sơ khởi làng có tên là Câu Lãm, trung tâm của làng lúc đó ở Đại Đồng sau chuyển đến vùng đất như ta thấy hiện nay và đổi tên thành Câu Nhi.

 Ngay sau khi đã ổn định cuộc sống và thiết lập hương hiệu, người dân đã tiến hành xây dựng đình, chùa, miếu vũ và các thiết chế văn hóa của mình. Ngôi đình làng Câu Nhi xưa là ngôi đình lớn và đẹp có tiếng khắp vùng. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, hiện nay đình được thu gọn lại với hai nếp nhà 3 gian 2 chái, xây theo lối chữ Nhị, phía trước là tiền đường, phía sau là chính điện, vững chãi tôn nghiêm. Song hành cùng với ngôi đình thì chùa làng Câu Nhi cũng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh, nơi nương tựa tinh thần cho người dân.

“ Quan khố tự” hay là Chùa Quan Khố là tự khởi của chùa làng Câu Nhi hiện nay, chùa do ông Bùi Dục Tài, tiến sỹ khai khoa xứ Đàng trong phụng lập vào thế kỷ 16. Ngày nay, có lẽ không nhiều người được biết đến cái tên chùa Quan Khố mà chỉ quen gọi Chùa Câu Nhi hay Niệm Phật đường Câu Nhi. Vì sao chùa lại có tên là “Quan Khố”? theo lời của các bậc cao niên của làng và gia phả của các họ tộc thì Quan Khố tự được hình thành và có tên gọi từ những yếu tố lịch sử nước Việt lúc bấy giờ. Ông Bùi Quang Nhị- Một hào lão làng Câu Nhi, cho biết  ( Trích băng 1)

Qua các nguồn tư liệu khác nhau được biết vào lúc mới lập làng bên cạnh việc chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt của vùng “ Ô châu ác địa” thì người dân xứ này còn phải chống chọi lại quân Minh sang xâm chiếm. Dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh địa phương như Tổng binh Phạm Duyến, Tướng công Nguyễn  Văn Chánh đã cùng dân binh địa phương tập luyện võ nghệ, lập các kho lẫm để chứa lương thực nhằm mục đích tích trữ quân lương để nuôi binh đánh giặc. Đến thời nhà Lê, Tiến Sỹ Bùi Dục Tài- người quê làng Câu Nhi đã xin triều đình cho tu bổ một trong các kho lẫm đó để làm chùa làng, “ Quan khố tự” đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.

Từ thế kỷ 19 trở về trước thì ngôi chùa có kiến thức là một ngôi nhà rường bằng gỗ 3 gian, 2 chái, bố trí theo trục dọc đễ thuận tiện cho việc hành lễ. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 20 thì ngôi chùa được tu sửa, mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm hệ thống cổng tam quan bằng gach, ghep mãnh sành sứ như ta thấy ngày nay. Đến năm 1949 chùa bị quân Pháp đốt cháy chỉ còn lại cổng Tam quan, sau đó người dân trong làng đã đóng góp để dựng lại ngôi chùa và tiến hành tu sửa chùa vào các năm 1959, 1985, 1987 và 1989. Dù cho bao nhiêu biến cố của lịch sử, người dân làng Câu Nhi cũng luôn trân quý ngôi chùa làng của mình. Ông Bùi Quang Nhị- Một hào lão làng Câu Nhi, cho biết thêm  ( Trích băng 2)

Như ta thấy thì Chùa Quan Khố ngày nay tọa lạc theo hướng Đông Nam, ngay ở khu đất đầu làng Câu Nhi, canh đường liên các xã Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa huyện Hải Lăng. Cùng với đình làng, văn thánh, nhà thờ các họ Bùi, Phạm, Lê thì sự hiện diện của ngôi chùa đã tạo nên một quần thể tâm linh cổ kính đáng ngưỡng vọng.

Chùa hiện còn bảo lưu và phụng thờ một tượng đức Phật Thích ca bằng gỗ quý có kích thước, cao 60 cm có niên đại hàng trăm năm. Tương truyền ở một ngôi chùa cổ tư nhân do bà Thứ phi triều Lê, họ Phạm người làng Câu Nhi lập ra. Do chiến tranh tàn phá chùa nên làng đã thỉnh pho tượng về thờ tại Chùa Quan Khố. Ở trong khuôn viên của chùa, nằm về phía tay trái còn lưu giữ lại nền móng miếu thờ Tiến sĩ Bùi Dục Tài với diện tích gần 10 m2. Bên cạnh các viên đá tảng chân cột miếu thì còn có một bệ đá hình rùa có kích thước dài 80cm, rộng 59cm. Trên thân rùa có lỗ lõm sâu hình chữ nhật, phần cuối thân rùa bị vát. Theo các nhà nghien cứu thì đây chính là dấu tích của bệ rùa đội bia đá, rất phổ biến thời Lê. Đây chính là bia ghi lại công lao và hành trạng của Tiến sỹ Bùi Dục Tài. Hiện nay, trước đình làng Câu Nhi có lập miếu thờ ông, đình làng và miếu thờ Câu Nhi nằm trong cụm di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Ðình làng Câu Nhi và chùa Quan Khố cũng như cuộc đời sự nghiệp của vị Tiến sĩ khai khoa Bùi Dục Tài đã trãi qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử; tuy di chỉ hiện vật còn lại so với ngày xưa không nhiều nhưng đó là những sản phẩm văn hóa được tích hợp sau một chặng đường dài di dân, lập làng không chỉ riêng của người làng Câu Nhi mà còn là chứng nhân quan trọng trong cuộc Nam tiến mở cõi của người Việt trên dãi đất miền Trung. Đây là một điều đáng trân quý chúng ta hãy nâng niu và gìn giữ cho mai sau.

                                     NHẠC CẮT

 

MC: Kính thưa quý vị và các bạn, Làng Câu Nhi thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, là một làng có tiếng văn vật. Mảnh đât này đã sản sinh ra nhiều nhân vật vang bóng một thời như: Hoàng Bôi, Trần Hữu Mậu, Bùi Văn Tú, trong đó, nổi danh là Danh nhân Bùi Dục Tài. Trong chương trình này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị cuộc trao đổi giữa Biên tập chương trình Việt Hà với Tiến sĩ Sử học Nguyễn Bình- Chủ tịch Hội Khoa học- Lịch sử tỉnh Quảng Trị về Danh nhân Bùi Dục Tài- người con của làng Câu Nhi. Mời quý vị đón nghe ( trích băng)

 

                                                NHẠC CẮT

MC: Thưa quý vị và các bạn. Trong Văn hóa Quảng Trị và Văn hóa Việt Nam nói chung thì trong các hình thái văn hóa vật thể và phi vật thể đều rất đa dạng. Dân gian luôn có câu “ Làng có Thành Hoàng, sông có Hà bá”. Trong quá trình thực hiện chương trình, chúng tôi cũng đã nhận được những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực này. Sau khi nhận được những thắc mắc chúng tôi có nhờ sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử.  Ông Trần Kim Vinh-   ở làng Long Hưng có hỏi ( trích băng)

Về các câu hỏi của ông, Ông Lê Đình Hào- Thạc sĩ Sử học, Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Trị. ( Trích băng)

Xin cảm ơn Thạc sĩ sử học Lê Đình Hào cùng sự quan tâm của thính giả nghe đài. Chương trình luôn mong muốn sự cộng tác của quý vị và các bạn.

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

MC: Thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Sắc màu văn hóa[ Đời sống của Đài PTTH Quảng Trị.

MC: Thưa quý vị và các bạn, Long Hưng là một làng cổ của Huyện Hải Lăng được tạo dựng nên bởi những người dân Việt ngày xưa hiên ngang đi mở cõi, qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử, Long Hưng ngày càng giàu đẹp. Đến với Long Hưng hôm nay ta được thấy nhiều danh lam thăng cảnh và những di tích văn hóa lịch sử gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc dựng xây và bảo vệ giang sơn tổ quốc.

Long Hưng là tên thôn thuộc Xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh  Quảng Trị. Nằm về phía nam của Thị xã Quảng Trị, làng Long Hưng có địa thế “ Tiền thủy hậu chẩm”  mặt hướng ra những ruộng đồng bao la, lưng tựa vững chắc vào đồi núi trập trùng. Theo sách Ô Châu Cận Lục của Tác giả Dương Văn An và Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn thì Làng Long Hưng ngày nay được hình thành từ thế kỷ 16 cùng với các làng lân cạnh như Thạch Hãn, Tích Tường, Như Lệ thuộc Tổng Hoa Lư, Huyện Hải Lăng. Ông Trần Kim Vinh-  Một hào lão làng Long Hưng cho biết ( trích băng)

Trong nếp sống văn minh của làng xã của dân tộc Việt Nam thì ngôi đình làng là mảng văn hóa vật thể có từ rất sớm, gắn với sự hình thành và phát triển của làng xã. Qua lời kể của các vị hào lão trong làng thì ngôi đình làng của Long Hưng tồn tại cho đến ngày nay là một sự kỳ lạ. Bởi mảnh đất Long Hưng là nơi đụng độ ác liệt giữa ta và địch qua 2 cuộc kháng chiến, là nơi cửa ngõ của Thành cổ Quảng Trị một thời mưa bom bão đạn. Đây là nơi hàng năm làng tổ chức Lễ Đông Chí và Lễ Cầu an đại tự để tưởng nhớ công đức các vị tiền nhân mở đất lập làng và cầu mong mưa thuận gió hòa, đem sự bình an đến cho làng. Đình Làng Long Hưng đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

Nằm về phía Bắc cách đó không xa là ngôi chùa cổ Long Hưng. Theo lời của kể thì Chùa được xây dựng từ hàng trăm năm trước, do chiến tranh tao loạn nên chùa đã trùng tu sửa chữa nhiều lần. Chùa Long Hưng nằm trên khu vực xóm chùa, trong không gian thoáng đãng, thuận lợi về giao thông, trước mặt chùa có một ao sen tỏa hương thơm ngát về mùa hè. Trong khuôn viên được bài trí hài hòa tạo nên một cảnh quan trang nghiêm trầm mặc nhưng hết sức gần gủi, sẽ sẽ chia. Chùa có ngôi chính điện, nhà tăng và bảo tháp khang trang. Chùa Long Hưng là một trong những thắng cảnh đẹp không chỉ riêng của làng Long Hưng.

Về với Long Hưng hôm nay chúng ta sẽ  còn được biết những địa danh vàng chói lọi của lịch sử cánh mạng. Từ thuở người dân còn tối tăm, cơ cực trong ách thống trị của thực dân và phong kiến, ngọn lửa Cách mạng đã sớm được nhóm lên trên đất Long Hưng. Trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Long Hưng son sắt thủy chung với Đảng và cách mạng vùng lên chống áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến và giặc ngoại xâm, cùng toàn thể dân tộc đi

Từ trong gian khó, qua hàng trăm năm, người dân Long Hưng Hưng đã kiên cường chống chọi thiên tai, giặc dã, tạo dựng nên một miền quê trù phú, xứng đáng với niềm mong mỏi của tiền nhân đi mở đất khi đặt tên cho làng, làng Long Hưng- Như một con rồng ngày càng lớn mạnh.

NHẠC CẮT NGẮN

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 23/11/2022 15:58 Lê Vĩnh Nhiên 24/11/2022 10:28
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà