SẮC MÀU VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó miền tây Quảng Trị là nơi cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc ít người Pako. Trong sự phát triển của mình, đồng bào Pakô đã bảo tồn những bản sắc văn hóa đặc sắc.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Văn hóa đồng bào Pakô Quảng Trị” được phát sóng vào lúc 10 h 30 , 17h  ngày 28  tháng 10 năm 2022 và 17 h ngày thứ ba 2/11/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 28/10/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10 h 30, 17 h ngày thứ 6 và 17 h ngày thứ ba hàng tuần.

Thưa quý vị, và các bạn, Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó miền tây Quảng Trị là nơi cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc ít người Pakô. Trong sự phát triển của mình, đồng bào Pakô đã bảo tồn những bản sắc văn hóa đặc sắc.

Trong chương trình hôm nay. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị về một số nét độc đáo về văn hóa của đồng bào nơi đây.

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

File cồng chiêng.

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Sự sống bắt nguồn từ những dòng chảy không ngừng của thời gian hay là từ những dòng sông chở nặng phù sa, cho dù ở nơi đâu nó vẩn để lại những dấu ấn thăng trầm trong lịch sử loài người, nó tạo nên những bản trường ca lắng động, khắc sâu vào lòng người, thiên nhiên luôn ưu ái trước sự sống vô tận, chúng tạo cho con người một sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải dài theo dãy núi Trường sơn tỉnh Quảng Trị vùng đất miền Trung chịu nhiều nắng, gió và cũng giống như những dân tộc khác, mỗi dân tộc, mỗi dòng họ, đều có những phong tục, tập quán, khác nhau nó được kết nối và truyền thụ qua nhiều thế hệ, qua những mối liên hệ về tâm linh, tính ngưỡng của con người nói chung. Mỗi một phong tục, mỗi một tập quán nó gắn liền với những lễ, nghĩa của một cộng đồng, xã hội đây là những sản phẩm tinh hoa của nhân loại, nó góp phần phong phú vào kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc việt. Trong đó có một lễ hội tâm linh mang dấu ấn văn hóa của đồng bào nơi đây, đó là lễ hội A riêu Ping.

 Lễ hội Ariêu Ping  là một lễ hội mang tính cộng đồng cao, được tổ chức theo tình tự mang tính chất tập thể, người đứng đầu là người có uy tính và chức sắc cao nhất trong dòng họ và trong thôn bản. Lễ mang tính tâm linh in đậm những nét văn hóa riêng biệt và độc đáo của một tộc người, của vùng miền, bản sắc văn hóa.
    Cứ 10 năm, mới được tổ chức một lần vào mùa khô tháng ba. Đây được xem là ngày lễ giổ tổ của người Pa kô, lễ hội này tôn vinh và nhớ ơn những người đã khuất, đây củng là dịp tập trung con cháu của các dòng họ người Pa oô về tụ hội để tổ chức lễ làm nhà mồ mới cho tổ tiên, ông, bà hoặc cha mẹ. Nó mang giá trị nhân văn sâu sắc, của một tộc người. 
Trước khi lễ hội Ariêu Ping được tổ chức, họ hội ý trước 3 năm. Mỗi dòng họ Pa Kô cử ra một người trưởng dòng họ để làm phong tục cho dòng họ mình. Lễ hội này còn gọi là "Lễ nhổ xương ma, đưa vào nhà mới, còn gọi là nhà Ping". Để chuẩn bị cho  lễ hội  Ariêu Ping. "Già làng mời những người đại diên của các dòng họ đến để lên kế hoạch tổ chức lễ, lúc này già làng cử một người có địa vị và uy tín nhất trong thôn, đi mời những người làng khác đến để cùng tham gia lễ Ariêu Ping. Nhưng phải người dân tộc Pa Kô. Lúc này già làng đứng ra chọn một thửa đất rộng,  diện tích khoảng 80m2  để các dòng họ làm nhà ping " nhà ping còn gọi là nhà mồ" cho dòng họ mình.
Ngôi nhà ping: cao khoảng 1,8m nó được làm đều nhau theo từng hàng, vật liệu làm nhà ping chủ yếu bằng tre nứa, trước mộ được trang trí bằng những con ping tức là “tượng hình người”, nam và nử được đẻo bằng những thân cây rất cầu kỳ và kỳ lạ. Lễ vật cúng tổ tiên: những dòng họ chung nhau cúng 1 con trâu đực to và 5 ché rượu cần để làm lễ vật dâng lên thần linh và tổ tiên. Riêng mổi dòng họ lễ vật gồm có heo hoặc dê tùy theo quy định của trong làng một thứ đặc biệt không thể thiếu đó là "nếp Than". Công việc dời mộ và làm nhà ping chủ yếu là người khác làng, sau khi hoàn thành công việc di dời những phần mộ về nơi ở mới, trên đường đi người Pa Cô tổ chức múa, hát và quan niệm rằng đưa ma về nha nhà mới là phải vui vẽ để giúp linh hồn người đã khuất sớm được đầu thai và chuyển kiếp.
Nhạc lễ bao gồm:

1. Tù và loại nhạc cụ này được làm bằng sừng trâu khi thổi lên có tiếng kêu rất lớn nó báo hiệu công việc đã xong đang về nhà ping mới.

 2. Khèn là loại nhạc cụ "được làm bằng tre hoặc nứa" khi thổi lên nó tiếng thánh thót nhẹ nhàng, dịu êm làm đắm say lòng người.

  3. Đàn Ta lư loại nhạc cụ này được làm từ gỗ cây hoa sữa hoặc gỗ cây mít, loại đàn này chỉ có hai giây khi đánh lên chỉ có 2 thanh.
 4. Trống và chiêng la là hai nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội và phong tục tập quán của đồng bào Pa Kô.
 5. Ta ngát là loại nhạc cụ đặc trưng nó được làm từ những cây tre nhỏ có chiều cao khoảng 2m.
 6. Chim tu tiết nó được làm bằng gổ người Pa cô có quan niệm rằng khi chim Tu tiết múa giúp cho tâm hồn người đã khuất về làng mới vui vẽ.
Trang phục của những người tham gia lễ hội: trang phục nam "khố" là một mãnh vải có chiều dài khoảng 2m được quấn theo hai đuôi, trước và sau. trên đầu đội "Lướt" còn gọi là khăn đống. Trang phục nử gồm áo a do và xấn.
 Công việc đưa ma về nhà ping đã hoàn thành lúc này người Pa Kô tổ chức lễ hội múa hát theo phong tục, con trâu cúng ma lúc này được đưa ra  để làm lễ tế, lúc này già làng đại diện cho các dòng họ đứng ra cúng ma và múa. “Khi đâm trâu hai làng phải múa cùng nhau”, lúc này người trong làng đưa cho người khác làng một vật lễ đó là cây mác dùng để đâm trâu theo phong tục.Lễ đâm trâu cũng là công việc hết sức thân trọng, mổi lần đâm trâu phải đâm bên trái nếu như đâm trúng bên phải thì người đâm trâu bị phạt phong tục của thôn bản thường là một con trâu tương đương với con trâu cúng ma.
Sau khi công việc đã hoàn thành người Pa Kô tổ chức múa hát những bài truyền thống của họ "Ca lơi" hát đối đáp giữa hai làng với nhau, đây là những câu hát mang tính chất trao đổi công việc qua lại giữa hai làng.  "Ca lơi" đươc xem là những lời ca và điệu múa, thay cho lời cám ơn của gia chủ và bản làng, đây củng là lúc kết thúc một khoảng thời gian bận rộn chuẩn bị cho mùa lễ hội A riêu Ping của người Pa Kô họ ăn mừng và vui chơi nhảy múa suốt đêm cho đến lúc mặt mọc.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng Văn hóa huyện Hướng Hóa cho biết ( Trích băng)

Người Pa kô có rất nhiều lễ hội, nhưng Ariêu ping (lễ cải táng) được xem là lễ hội lớn nhất của người Pa kô. Lễ hội Ariêu ping mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc của đồng bào Pa kô, thể hiện sự tôn kính, hiếu nghĩa của người đang sống với những người đã khuất. Hình thức tổ chức lễ hội còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó huyết thống trong cộng đồng dân cư, cùng chung tay xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc.

    Kỹ thuật bỏ Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

Mở phát file hát nhạc lễ hội 2

MC: Kính thưa quý vị va các bạn. Quý vị và các bạn vừa nghe một giai điệu hát A Dền với sự hòa âm của các nhạc cụ cổ truyền trong một lễ hội của đồng bào Pakô ở miền tây Quảng Trị

Dân tộc Pa Kô được biết đến là một cộng đồng dân tộc có các đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng. Bên cạnh các lễ hội với những phong tục tập quán độc đáo, thì nguời Pa kô có một kho tàng các làn điệu dân ca dân vũ phong phú với nhiều loại hình khác nhau Điều dễ thấy nhất trong âm nhạc dân gian của người Pa kô là các tiết tấu trong âm nhạc vũ điệu luôn tràn ngập hơi thở của cuộc sống. 

Người Pa kô cư trú chủ yếu trên những vùng núi cao, cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng, nên cộng đồng người Pa kô vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống của cha ông từ ngàn xưa để lại. Trong quá trình lao động sản xuất, người Pakô sản sinh ra những loại hình âm nhạc dân gian phong phú, thể hiện rõ nét trong các hoạt động lễ hội hàng năm như: lễ cúng trời đất, cúng lúa mới, mừng làng mới, nhà mới....Trong các lễ hội đó, người Pa kô thường gửi gắm những tình cảm của mình đến trời, đất bằng các lời ca, tiếng hát, bằng các làn điệu dân ca truyền thống như : Cha chấp, A dên, oát, tà ôi...Người Pa kô cũng sáng tạo và sưu tầm các loại nhạc cụ để phụ họa cho các làn điệu như: A mam, Ăng kêm, A bel, Ta lư, Tăng coi...Đặc biệt, trong các lễ hội của người Pa kô không thể thiếu tiếng trống, tiếng cồng chiêng, vì theo quan niệm của người Pa kô, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên là để thay cho lời chào các đấng thần linh, lời mời dân làng đến cùng chung vui trong dịp lễ hội.

Điều dễ thấy nhất trong âm nhạc dân gian của người Pa kô là các tiết tấu trong âm nhạc vũ điệu luôn tràn ngập hơi thở của cuộc sống. Nhất là làn điệu Cha Chấp(hát múa giao duyên) đặc trưng nhất của người Pa kô. Những làn điệu này được dùng trong các lễ hội vui tươi, nhộn nhịp của bản làng. Những vũ điệu nhịp nhàng như nhịp sống nơi đây, những lời ca như lời tự sự thể hiện thế giới của con người  Pa kô.

Những làn điệu Cha Chấp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với lối hát ví thể hiện cách nói xa, nói gần, ví với trời đất, khe suối, núi non, cây cối…để nói lên tình cảm của mình. Bên cạnh những làn điệu dân ca, người Pa kô cũng có hệ thống nhạc cụ của cũng rất phong phú. Từ cuộc sống gắn với núi rừng, người Pa kô đã sử dụng tre, nứa có sẵn trong thiên nhiên để sáng tạo thành các nhạc cụ. Đặc biệt trong sinh hoạt lễ hội của người Pa kô không thể thiếu một thứ nhạc cụ là tù và. Tù và là loại nhạc khí đặc trưng của người miền núi và làm bằng sừng trâu để thổi. Trong cộng đồng dân tộc Pa kô tù và có ý nghĩa tâm linh quan trọng thể hiện quyền uy của người đứng đầu bộ tộc của thôn bản đó. Vì thế cái sừng càng cong, càng to  thì giá trị càng cao. Trong âm nhạc dân gian tiếng tù và cũng là âm thanh khởi xướng đầu tiên cho các tiết mục.

Bây giờ dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn. Bên ánh lửa bập bùng của những mùa lễ hội, âm thanh tiếng khèn vang vọng núi rừng của  những đêm "Sim", càng  khơi dậy niềm đam mê ca hát  của nhiều thế hệ già trẻ, gái trai. Họ hát dân ca PaKô để thể hiện niềm vui sướng sau những vụ mùa bội thu, hát để thể hiện niềm  hạnh phúc từ tình yêu dân ca  của những con người lao động mộc mạc chân chất. Và đó cũng là niềm tự hào về văn hóa của dân tộc mình.

                                         NHẠC CẮT

Kính thưa quý vị và các bạn. Người dân tộc Pa kô thường sống trên các vùng núi cao của dãy Trường Sơn, nên có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Những bản làng của người Pa kô thường được bao bọc bởi màu xanh của núi rừng, nên tâm hồn người Pa kô phóng khoáng, tính cách mộc mạc, chất phác. Nét tính cách này cũng thể hiện rõ trong các đồ đan lát thủ công của đồng bào Pa kô. Điều đặc biệt, theo truyền thống,  phần lớn sản phẩm đan lát của người Pa kô lại do những người đàn ông  làm ra. Người Pa kô thường tranh thủ lúc nông nhàn hay mùa đông giá rét để làm ra những sản phẩm đan lát thủ công.

Không ai biết chiếc gùi đã có mặt trong đời sống của đồng bào Pakô từ bao giờ, chỉ biết rằng chúng là vật dụng không thể thiếu khi họ lên nương, lên rẫy hay vào rừng lấy củi. Theo thời gian, chiếc gùi được xem như nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng của bà con.

Theo những người Pakô ở huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị cho biết, chiếc gùi của có nhiều loại khác nhau với mẫu mã đa dạng, phong phú, nhưng thông dụng nhất vẫn là chiếc “sang” và “a chọi”. Ở mỗi loại gùi, người Pakô dùng với từng công việc, mục đích khác nhau, sang dùng gùi củi là chủ yếu, còn a chọi dùng để thu hoạch lúa, đựng măng, rau rừng... Việc đan chiếc gùi to hay nhỏ, vành kín hay hở cũng đều phụ thuộc vào mục đích sử dụng.

A chọi là loại gùi đeo qua vai, dùng để đựng và vận chuyển. Gùi có hình trụ, thành thẳng và cao. Đế thấp, làm bằng dây mây lớn, được tạo dáng hoa thị, bởi mỗi cạnh đều uốn võng vào phía trong; 4 góc được kết mây hình tam giác cân để gắn lên thân gùi. Quai tết thành dây đai bằng vỏ cây rừng, bắt chéo nhau và ôm vào mặt ngoài của gùi, tại vị trí gần đáy. Nan đan gùi là nan cật của cây ra-lung (cây  lùng), một loại cây rừng nhỏ, không có gióng và mấu. Kỹ thuật đan kết hợp kiểu lóng mốt và lóng tư nan ngang. Dây mây dùng để buộc và cạp miệng gùi. Gùi do nam giới đan.

Còn A Tếch là loại gùi đeo qua vai, hình trụ, thành cao, có nẹp dọc từ miệng đến 4 góc đáy và thò xuống tạo thành 4 chân. Đế thấp, uốn bằng đoạn dây mây lớn. quai làm bằng vỏ cây sa năng pét, luồn qua đế, vòng qua tai ở lung chừng thân, bắt chéo ở phần thân dưới phía trước để tạo thành 2 quai ở 2 bên. Thân gùi chia làm 3 đoạn khá đều nhau. Đoạn trên và dưới đan lóng mốt với các nan ngang đan khít. Đoạn giữa đan kiểu mắt cáo bằng cách vặn chéo các nan dọc và đan thưa các nan ngang. Phần áp lưng người đeo gài 6 thanh trẻ nhỏ, song song nhau theo chiều thẳng đứng. Sang được sử dụng để gùi củi, ngô và sắn từ rừng hoặc rẫy về nhà. Ngoài ra hằng ngày người ta cũng dùng loại gùi này để gùi nước đựng trong các vỏ bầu khô mỗi khi đi lấy nước từ máng hoặc từ nguồn về nhà.

Để đan được một chiếc gùi truyền thống, phải mất nhiều công đoạn, thời gian. Trước hết, nguyên vật liệu là những cây mây, tre, nứa phải cất công đi kiếm ở vùng rừng sâu, núi cao. Mây để đan a chọi phải có độ bền, dẻo dai. Tre phải đúng độ già, đẹp màu, chắc...  Chặt mây thành từng đoạn, chẻ lạt và vót cho thật nhẵn rồi ngâm nước cho đủ độ dẻo, vót 4 trụ bằng nứa cho đúng kích thước và bằng nhau.

Quan trọng nhất là công đoạn làm đế. Đế phải đều, đẹp, chắc chắn thì mới sử dụng được lâu. Sau khi làm được đế thì đến công đoạn làm thân. Cuối cùng là công đoạn làm dây gùi. Việc này cũng quan trọng không kém vì chúng dùng để đeo, cõng trên lưng tiện cho việc di chuyển. Ngày nay, bà con đã dùng dây dù bề rộng khoảng 3 cm để làm dây gùi, nhưng ngày xưa, người PaKô thường làm dây gùi bằng vỏ cây rừng hoặc mây. Khi hoàn thành, a chọi sẽ được hơ trên bếp lửa một thời gian cho bền và đẹp hơn. Hầu như gia đình nào cũng tự mình làm nên ít nhất một chiếc a chọi để giữ nét đẹp của chốn núi rừng.

Với những người phụ nữ miền cao, chiếc gùi gắn bó với họ từ khi sinh ra đến khi lập gia đình, và cứ thế nối dài mãi đến đời con đời cháu. Khi con còn nhỏ, họ chở con lên nương rẫy cùng bằng chiếc gùi đeo sau lưng. Rồi khi con lớn lên, biết đi nương rẫy cùng với mẹ thì lại đeo những chiếc gùi để chở thành quả lao động mỗi ngày. Bởi thế, với họ, chiếc gùi gần gũi như đôi dép ở chân hay chiếc nón đội trên đầu.Trải qua thời gian, đồng bào miền cao Quảng Trị vẫn còn lưu giữ được những nét truyền thống của dân tộc. Ở đó vẫn còn có những người cần mẫn với chiếc gùi đeo trên lưng, vẫn lưu giữ cách đan gùi độc đáo, ấn tượng của dân tộc mình.

Anh Hồ Văn Phương- Hội viên hội Văn Hoc Nghệ thuật Quảng Trị cho biết ( Trích băng)

Nhằm góp phần bảo tồn văn hoá cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân, chính quyền địa phương nơi đồng bào Pakô  sinh sống cũng đã có nhiều biện pháp bảo tồn, lưu giữ cũng như phát triển nét văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Trích một đoạn bài Tiếng Đan Ta lư

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

MC: Thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Sắc màu văn hóa- Đời sống của Đài PTTH Quảng Trị.

 Thưa quý vị rời vùng cao Quảng Trị nơi có những nét độc đáo trong văn hóa của đồng bào Pa Kô, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa các bạn đến một vùng quê của huyện Triệu Phong, để tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và những những truyền thống văn hóa luôn được bảo tồn và quý trọng - Đó là làng Đại Hòa- xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Mời quý vị đến với Đại Hòa qua Bút ký “ Trầm tích Đạo Hào” của tác giả Nguyễn Việt - Đài PTTH Quảng Trị

                                               (Nhạc tiếng đàn thập lục)

MC: Nằm về phía Đông của huyện Triệu Phong, làng Đại Hòa là một trong 7 thôn của xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong. Tôi đến nơi đây vào một ngày đầu đông, Cơn lũ cuối mùa nhốm phù sa đỏ au vẫn linh lan trước cánh đồng làng. Bước chân vào sau lũy tre xanh, tôi ngỡ ngàng bởi sau những lũy tre xanh là những di tích lịch sử văn hóa được bồn tồn khá nguyên vẹn. Vũng đất địa linh này cũng đã sinh ra những người con ưu tú đã làm rạng danh quê hương, trong đó có danh nhân Nguyễn Hữu Thận- một nhà Bác học có danh tiếng thời nhà Nguyễn.

Qua khảo cứu các cổ sử, tôi được biết Làng Đại Hòa được hình thành vào khoảng năm 1510. Ông Lê Cảnh Thí- Hội chủ làng Đại Hòa chia sẽ về quá trình hình thành làng qua một bài thơ được truyền lại từ xa xưa ( trích băng)

MC: Làng có một con đường mặt tiền ngay ngắn. Nơi đẹp nhất được dùng để xây dựng một ngôi đình làng thờ các vị nhân thần, những người có công với nước với dân, tiếp theo là nhà thờ của các họ. Đằng sau con đường mặt tiền ấy là các con đường chạy thẳng song song, chia ngôi làng thành những ô cân đối chẳng khác gì một bàn cờ. Ông Lê Cảnh Thí- Hội chủ làng Đại Hòa kể về địa thế của làng như sau ( trích băng)

MC: Quay mặt về hướng nam, đình làng Đại Hòa với những nét cổ kính rêu phong trầm mặc với thời gian. Đây là một ngôi đình cổ với nhưng nét chạm trỗ, họa tiết khá công phu, tương truyền được chính những người thợ của làng dựng xây nên. Tại đình làng Đại Hòa hiện đang bảo quản  một cái chuông có tên gọi “Đại Hồng Chung” do Danh nhân Nguyễn Hữu Thận- Một người con của làng biếu tặng.

Ngoài những di sản ấy có thể nói con dân của làng Đại Hòa từ xưa đến nay có nhiều người con đỗ đạt khoa cử, ra làm quan giúp ích cho nước cho dân. Trong đó, dưới triều Gia Long – Minh Mạng có một danh nhân lịch sử nỗi tiếng vào thời kỳ bấy giờ là Nguyễn Hữu Thận. Về thân thế sự nghiệp của Ông, phần sau của chương trình chúng tôi sẽ thông tin thêm cho quý vị được rõ.  Hiện Lăng mộ của ông nằm trên vùng cồn Dưới của thôn Đại Hòa, giữa cánh đồng gió lộng, cạnh hồ sen tỏa hương thơm ngát vào mùa

Qua bao biến thiên của lịch sử, tuy nhiên tại làng Đại Hòa những di sản do bàn tay của con người chắt chiu tạo dựng từ xa xưa và qua bao lần“vật đổi sao dời”, nhưng những giá trị ấy vẫn mãi trường tồn. Góp phần vào kho tàng văn hóa- lịch sử của Quảng Trị nói riêng và của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.

NẾU THIẾU THỜI LƯỢNG THÊM BÀI HÁT : VỀ TRIỆU PHONG

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 24/10/2022 16:10 Lê Vĩnh Nhiên 24/10/2022 16:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà