Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

                    Chủ đề: Sau li hôn, người tổn thương nhất vẫn là con

Khách mời: Nguyễn Thị Diễm

 

 

Thời lượng: 28p

NH: Mỹ Nhị, Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộcxin kính chào quý thính giả đang đến với 30 phútchương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PT – TH Quảng Trị. Hiện tại chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Sau li hôn, người tổn thương nhất vẫn là con đang được phát trên sóng FM Đài PT – TH Quảng Trị, tần số 92,5mkz. Qúy vị thính giả muốn nghe lại chương trình hãy truy cập vào trang web Quangtri.tv.vn. Khách mời đồng hành cùng chương trình là giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm, 1 khách mời quen thuộc của chương trình. 

Trước tiên, cảm ơn chị đã giành thời gian tham gia cùng chương trình. 

TL

NH: Thưa quý thính giả. Quý vị thính giả hãy tham gia chương trình theo những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. 

MN: Thưa quý thính giả. Khi không thể tiếp tục được nữa thì nhiều cặp vợ chồng chọn chia tay như là một cách giải thoát cho nhau. Thế nhưng có ai nghĩ đến những đứa trẻ không? Chúng chẳng hề có tội tình gì nhưng lại phải chịu những tổn thương do gia đình tan vỡ gây ra.

NH: Nếu được lựa chọn chắc chắn sẽ chẳng ai muốn mình sinh ra và sống trong một gia đình tan vỡ. Điều mà mỗi người cần là có một mái ấm đong đầy yêu thương cùng với bố mẹ và các anh chị em. Thế nhưng, tỉ lệ ly hôn trong xã hội hiện nay dường như đang ngày càng tăng, và kéo theo hệ quả đầu tiên, rõ ràng nhất là những đứa con từ việc đang sở hữu một gia đình hạnh phúc bỗng chốc tan vỡ trong nháy mắt, lũ trẻ sẽ phải chịu tổn thương cho dù chúng không hề có tội tình gì.

MN: Nhiều người nghĩ rằng ly hôn chỉ là chuyện riêng giữa vợ và chồng. Họ cũng nghĩ đơn giản rằng những đứa trẻ mới chỉ 3 - 4 tuổi hoặc lớn hơn một chút, thậm chí là 10 tuổi sẽ không hiểu gì về chuyện của người lớn. Họ cho rằng chỉ là trẻ con nên chúng sẽ quên cái gia đình tan vỡ này nhanh như cách chúng thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhưng rồi, không ít các cặp ly hôn phải đau đớn nhìn những đứa con của họ lớn lên với những vết thương hằn sâu trong tâm trí. Nhiều trường hợp trẻ bị sang chấn tâm lý, rối loạn hành vi dẫn đến học hành giảm sút…

1. Thưa chị Diễm, người ta thường nói, sau li hôn, người chịu tổn thương nhất vẫn là những đứa con? Quan điểm cá nhân của chị như thế nào về ý kiến này?

TL:

 

MN: Vâng, cảm ơn những chia sẻ của chị. Thưa quý thính giả, tuần vừa rồi MN có nhận được 1 lá thư của 1 thính giả nữ giấu tên. Thính giả có chia sẻ về việc li hôn của 2 vợ chồng. Qủa thật, đọc xong bức thư thì MN cảm thấy rất chia sẻ với thính giả này. Bởi người làm cha, làm mẹ không ai mong muốn gia đình mình tan vỡ. Bây giờ thì MN mời chị Diễm, quý thính giả cùng đến với nội dung bức thư ngay sau đây. Chị NH đọc giúp MN lá thư với ạ.

 

NH: Vâng, NH xin được chia sẻ bức thư của thính giả giấu tên.

 

Hơn 12 năm trước chúng tôi là một gia đình thành đạt sau những năm chung lưng đấu cật làm ăn, đi lên từ khó khăn của cả hai khi tốt nghiệp xong đại học. Chúng tôi có hai cháu gái ngoan, học giỏi. Vợ chồng tuy có bận rộn vì công việc, nhưng chúng tôi vẫn dành thời gian cho gia đình. Nói chung chúng tôi sống êm ấm, hạnh phúc và luôn tâm niệm phu thê tương kính như tân. Tôi viết dài dòng để các bạn biết là tôi đã bị sốc nặng như thế nào khi phát hiện chồng tôi có quan hệ với một cô gái khác. Tôi đã nằm liệt mấy ngày liên, không ăn nổi một chút gì, hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống, mặc dầu anh ấy tỏ ra ăn năn. Sau vài tháng sống mà như đã chết, tuy ngoài mặt vẫn phải bình thản để giấu ba mẹ và các con tôi, mỗi lần nhìn vẻ hồn nhiên, ngây thơ của 2 đứa con, tôi như cào xé đến tâm can. Tôi không giấu nỗi cảm xúc khi nghĩ đến cảnh chồng mình lại có thể bất chấp tất cả để đi đến 1 mối quan hệ ngoài luồng. Nhưng, giờ, tôi không thể chấp nhận sống như không biết gì như vậy nữa. 

 

Tôi quyết định chấm dứt những ngày tháng đau đớn nghi ngờ, căng thẳng... bằng quyết định ly hôn trước sự ngỡ ngàng của gia đình hai bên và hàng xóm láng giềng. Trước sự cương quyết của tôi, anh ấy đành phải đồng ý, chúng tôi bán nhà và chia tay nhau. Hầu như anh ấy để lại phần lớn tài sản cho tôi nuôi con. Cháu đầu ở với ba, cháu thứ hai ở với tôi. Ngày tòa phân xử xong, tôi chạy về nhà thì thấy 2 đứa con ngồi ở phòng, ôm nhau khóc. Con chị hiểu chuyện hơn nên nhường đồ chơi cho em, còn đứa em chỉ khóc theo vì thấy chị buồn. Tôi thấy thế nên càng hận người mà tôi nghĩ đầu ấp, tay gối đến hết cuộc đời. 

 

Thời gian cũng thấm thoắt trôi đi. Tôi đón cháu đầu về ở cùng tôi và đứa em. Tôi cứ nghĩ là mình đủ sức nuôi con khôn lớn trong sự sung túc và quan tâm của cả đại gia đình, nhưng thực tế không phải vậy. Cháu lớn vẫn đi học nhưng ngày càng sút, tôi nói chuyện thì cháu thờ ơ, lạnh nhạt và tỏ ra không quan tâm. Cháu nhỏ thì khi ba lại thăm chỉ đứng từ xa, lễ phép trả lời những câu hỏi của ba chứ không bao giờ tự ý bắt chuyện. Và trên hết là ánh mắt thất thần của hai cháu. Chúng vẫn không thể hiểu nổi vì sao một gia đình đang hạnh phúc mà ra nông nỗi này...

 

Giờ đây, tôi nên làm gì để các con có thể sống hạnh phúc, hồn nhiên, đúng với độ tuổi của các con? Làm sao để các con tôi có thể xóa mờ đi những tổn thương mà vợ chồng tôi đã gây ra? 

 

NH: Vâng, đó là lá thư mà thính giả đã gửi thư đến cho chương trình. NH rất chia sẻ với hoàn cảnh gia đình của mình. Hi vọng trong chương trình ngày hôm nay thính giả sẽ nghe được những chia sẻ của giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm để có thể giúp cho thính giả vượt qua được giai đoạn khó khăn này. NH xin được quay trở lại cuộc trò chuyện cùng MN và khách mời chương trình. 

 

Nhạc cắt

MN: Cảm ơn chị NH. 

 

1. Thưa khách mời chương trình, vừa là 1 người phụ nữ, vừa là 1 người mẹ, chị cảm nhận như thế nào về bức thư vừa rồi?
2. Theo chị, giờ đây thính giả này nên làm gì để hai người con có thể xóa mờ đi những vết thương tâm hồn khi ba mẹ li hôn?

 

3. Vâng, đó là về trường hợp của thính giả này đúng không ạ? Chị Diễm này, Làm sao để tránh tổn thương cho con sau ly hôn?

 

4. Li hôn không đơn thuần chỉ là chuyện của vợ chồng mà là của cả những đứa con? Chị nghĩ sao về ý kiến này? 

 

TL: ( khi hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung…phải li hôn thì cần chuẩn bị tâm lí cho con…) Hậu ly hôn, các cặp đôi và con cái đều phải đối mặt với những tổn thương tâm lý. Tuy nhiên, con trẻ chưa có hiểu biết sâu sắc nên đôi khi không biết cách vượt qua và dễ hình thành những quan điểm, suy nghĩ sai lệch về tình yêu, hôn nhân và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Nếu cả hai đi đến quyết định ly dị, nên trao đổi trực tiếp và an ủi để con cái biết rằng, dù cha mẹ không còn chung sống với nhau nhưng vẫn dành tình cảm và sự quan tâm đối với con. Tùy vào độ tuổi, bố mẹ phải lựa chọn lý do phù hợp để giải thích cho việc vì sao đi đến quyết định chấm dứt mối quan hệ. Sự trung thực sẽ giúp con hiểu hơn và tôn trọng quyết định của bố mẹ. Tuy nhiên, cả hai không nên đề cập đến lỗi lầm của đối phương và chỉ trích, trách móc nhau trước mặt con cái. Hơn ai hết, con cái là người bị tổn thương sâu sắc sau khi bố mẹ ly dị. Dù sống chung với bố hay mẹ, cả hai đều phải quan tâm đến con. Vào cuối tuần, cả hai nên dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ cùng con những vấn đề, sự việc xảy ra trong cuộc sống. Nếu ở xa con cái, nên liên lạc với con thường xuyên qua điện thoại để giúp con cảm thấy được quan tâm, tránh cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi.Các cặp đôi nên ly hôn trong hòa bình và dành cho nhau sự tôn trọng để tìm ra cách giáo dục, quan tâm con cái đúng đắn. Trong trường hợp này, con trẻ khi lớn lên hầu như không gặp phải bất cứ vấn đề tâm lý nào mà ngược lại còn hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của hôn nhân và tầm quan trọng của việc tôn trọng, thấu hiểu trong một mối quan hệ. Ly hôn đôi khi là giải pháp tốt nhất cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, các cặp đôi cần hiểu được vấn đề cha mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến con cái để lựa chọn thời điểm ly dị phù hợp và biết cách giúp con vượt qua tổn thương tâm lý. Nếu cần thiết, nên xem xét cho trẻ tham vấn tâm lý để đối mặt với việc bố mẹ không thể chung sống cùng nhau trong tương lai.

 

5. MN: Khi cha mẹ ly hôn, con cái chỉ có thể sống với một trong hai người cho nên cảm giác mất mát, thiếu hụt là không thể tránh khỏi. Từ việc được sinh ra, sống và lớn lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, bỗng nhiên chỉ còn một người chăm sóc sẽ khiến trẻ rất bỡ ngỡ và hụt hẫng. Thậm chí, trẻ còn tự nghĩ rằng mình đã làm gì đó sai trái hoặc có lỗi nên cha mẹ mới bỏ rơi. Nên điều cần thiết là cần làm tâm lí trước cho con đúng không ạ? Thưa chị Diễm, vậy thì sau li hôn, các bậc cha mẹ nên làm gì để các con không cảm thấy rằng, mặc dù ba mẹ không ở chung với nhau nữa nhưng vẫn dành sự quan tâm, chăm sóc cho mình? 

 

6. Li hôn mặc dù là chuyện của người lớn nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới con cái cả về tâm hồn lẫn tâm lí. Với những đứa trẻ còn nhỏ, các em sẽ cảm nhận được sự mất mát khi không còn có tình thương của bố, mẹ. Tuy nhiên, với em ở độ tuổi lớn hơn, biết lên mạng xã hội, xem các chương trình, bình luận Facebook, YouTube thì tâm lí sẽ bị sang chấn, ảnh hưởng nhiều. Đó là điều tổn thương cực kì lớn khiến trẻ em phải trải qua buồn bã, tức giận, lo lắng.

 

7. Trước khi kết thúc chương trình, chị có chia sẻ gì thêm đối với chủ đề lần này không ạ?

 

Cảm ơn …

 

Nhạc cắt

 

NH: Thưa quý thính giả. Trong hoàn cảnh bố mẹ li hôn, trẻ con và người lớn đều đau khổ nhưng người lớn có thể đối diện và giải quyết bằng nhiều cách, còn trẻ con thì cứ loay hoay mãi với những ý nghĩ của mình mà không biết phải làm thế nào. Nhiều khi, chúng không thể chia sẻ với bố mẹ, người thân nên chỉ biết chia sẻ với bạn bè. Cùng lứa tuổi thì sẽ có những kinh nghiệm hoặc ý nghĩ ngây ngô như nhau, sự chia sẻ đó đôi khi sẽ đi lệch hướng thậm chí có những điều bạn không thể tưởng tượng hoặc kiểm soát được. Qua đó có thể thấy chuyện ly hôn của bố mẹ tưởng là chuyện của người lớn lại ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của đứa trẻ, tận đến khi đứa trẻ trưởng thành nó cũng khó có thể thoát khỏi cái bóng của quá khứ. Khả năng xử lý khủng hoảng trong các mối quan hệ của đứa trẻ rất kém, kể cả các giai đoạn khủng hoảng bình thường của một mối quan hệ mà ai cũng trải qua như cãi vã, giận dỗi. Đứa trẻ sẽ tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ có kết cục tiêu cực giống như mình dự đoán, tất cả cũng sẽ tan vỡ giống như cuộc hôn nhân của bố mẹ. Điều này đã ăn sâu vào tiềm thức trẻ. Cha mẹ ly hôn, gia đình tan vỡ không phải là một chuyện dễ dàng gì để vượt qua, đặc biệt với con trẻ. Những đứa trẻ có thể cảm thấy vô cùng khó khăn để có thể đối mặt và chấp nhận sự kết thúc trong quan hệ giữa bố mẹ mình. Vì vậy các ông bố bà mẹ có thể tránh gây ra những tổn thương cho trẻ bằng sự điều chỉnh hành vi của mình. Hãy giúp con chấp nhận thực tế, làm quen với hoàn cảnh mới và quan trọng hơn cả là sự quan tâm và tình yêu thương mà cha mẹ ly hôn dành cho con để dìu dắt con vượt qua "sóng gió" của chính gia đình mình.

Chào cuối 



 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 12/08/2022 15:34 Lê Vĩnh Nhiên 15/08/2022 10:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà