sắc màu văn hóa - Đời sống
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Bài chòi một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, hình thành và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, giao lưu văn hóa, đã có từ lâu ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Bài Chòi đã đi vào lòng

người, trở thành món ăn tinh thần trong đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa tại Quảng Trị” được phát sóng vào lúc 10h 30, 17h ngày 26 tháng 8 và 14 h ngày chủ nhật 28/8/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 26/8/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10h 30, 17 h ngày thứ 6 và 16 h ngày chủ nhật hàng

tuần.

 

Kính thưa quý vị, Trong chương trình hôm nay, quý vị sẽ biết thêm về di sản văn hóa phi vật thể “ Bài chòi Quảng Trị”,  Trong tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống” chúng tôi sẽ giới thiệu ca khúc“ Cha tôi” của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ. Phần cuối của CT là mục giới thiệu Điểm đến Quảng Trị với một kiến trúc cổ còn tồn tại sau các cuộc chiến tranh khốc liệt- Đình Làng Hà Thượng

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

Mc: Kính thưa quý vị và các bạn. Bài chòi một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, hình thành và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, giao lưu văn hóa, đã có từ lâu ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Bài Chòi đã đi vào lòng

người, trở thành món ăn tinh thần trong đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Việc xây dựng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi là một nhiệm vụ cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Trị.

 

Ngày 07/12/2017, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Tại Quảng Trị, Bài Chòi là một trò chơi dân gian ra đời từ rất lâu.Những năm1945 trở về trước, hầu hết các làng quê trên địa bàn tỉnh đều tồn tại một hình thức giải trí vào dịp Tết - đó là đánh bài tới. Về sau, các làng đã cho dựng chòi phía trước sân đình, sân chợ để tổ chức hội Bài Chòi, Cờ Chòi trong các dịp Xuân đến. Từ đây, Bài Chòi thực sự trở thành ngày hội của cộng đồng làng và được dân gian gọi là hội Bài Chòi. Từ những năm 1990 đến nay, hội Bài Chòi mới được khôi phục trở lại tại một số làng quê như: làng Tùng Luật, làng Cổ Mỹ (xã Vĩnh Giang); làng Đơn Duệ (xã Vĩnh Hòa), thị trấn Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh). Tại làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, sau ngày giải phóng đến nay mặc dù hội Bài Chòi không được khôi phục trở lại nhưng cách thức tổ chức Bài Chòi vẫn còn in đậm trong ký ức của một số người cao niên trong làng.

Nghệ thuật Bài Chòi ở Quảng Trị đã trở thành một trong những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đầy tính ngẫu hứng, được nhiều người dân ở các làng quê tham gia, hưởng ứng. Nghệ thuật Bài Chòi Quảng Trị mang đậm chất dân gian, thể hiện ở khía cạnh từ nội dung những điệu hò, câu vè, những người hô thai, cách trang trí các chòi chơi đều xuất  phát từ sự sáng tạo của người dân...

Tuy nhiên, Bài Chòi ở Quảng Trị đang được lưu giữ theo phương thức truyền khẩu, chưa được đầu tư đúng với giá trị vốn có; phần đông nghệ nhân nòng cốt nay đã tuổi cao, sức yếu; việc truyền dạy cho lớp trẻ chưa đồng bộ nên Bài Chòi ở Quảng Trị có nguy cơ thất truyền, mai một.

Từ thực trạng nêu trên, việc xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản Nghệ thuật Bài Chòi là một nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. Bà Lê Thị Việt Hà- Giám đốcTrung tâm  Văn hóa thông tin Điện ảnh, Sở Văn hóa THể thao và Du lịch cho biết ( Trích băng)

Nhằm tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật to lớn của di sản Bài Chòi - một loại hình nghệ thuật được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vạt thể đại diện của nhân loại. Tỉnh Quảng Trị đã xây dựng “Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018 - 2023” Với các mục tiêu cụ thể: Hoàn thành công tác sưu tầm, kiểm kê, phân loại phục vụ cho việc bảo vệ Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn toàn tỉnh.

Với sự chỉ đạo tích cực của Ủy ban Nhân dân tỉnh và sự triển khai thực hiện đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương. Đề án về bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi Quảng Trị không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ này mà còn góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị đặc sắc của Nghệ thuật Bài chòi; thể hiện tinh thần, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại.

 

    Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Nhạc sỹ người Quảng Trị Nguyễn Xuân Vũ là một nhạc sỹ có nhiều ca khúc được công chúng yêu thích với những tác phẩm như “ Tình em gió hát”, “ Khúc ca Quảng Trị”, “ Mồ hôi đá”, trong đó có bài hát “ Cha tôi” sáng tác về người cha của mình – nhà văn Xuân Đức. Trong Chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị về bài hát này và cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ. Mời quý vị cùng lắng nghe.

Kỹ thuật phát bài hát “ Cha Tôi”

MC: Thưa Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Vũ, những người thực hiện chương trình và khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị vừa được nghe một sáng tác đầy cảm xúc của anh, bài hát “ Cha tôi” và đặc biệt là có cuộc trò chuyện này  ạ.

XV: (Chào) thính giả nghe đài và chị Đỗ Hằng

MC: Thưa nhạc sĩ, khán giả vừa nghe một ca khúc về người cha với ca từ thấm đẫm tình cha con sâu sắc,trong đó không kém phần trân trọng tự hào. Nhạc sĩ có thể chia sẽ về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này được không ạ.

NSXV:

MC: Vâng, ông Xuân Đức-bố của nhạc sĩ không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một Nhà nghiên cứu văn hóa Quảng Trị rất uyên bác, căn kẻ. Ông mất đi là một sự mất mát lớn của những người làm công tác văn hóa QT.

Vậy,sự ảnh hưởng từ người bố của mình đến công việc và sự nghiệp sáng tác của Nhạc sỹ như thế nào ạ?

XV: ( trả lời)

MC: Vâng, quay trở lại bài hát “ Cha tôi”, nhạc sĩ đã sử dụng phương pháp sáng tác như thế nào để tạo nên một ca khúc đầy xúc cảm như vậy ạ?

XV: Trả lời

MC: Vâng, thật sự khi nghe bài “Cha tôi” chắc chắn rằng ai cũng như thấy người cha thân yêu và đầy kính trọng của mình trong đó.

Một lần nữa Những người thực hiện CT và Khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị rất vui khi được trò chuyện, được nghe những tâm sự của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ. Chúc anh luôn sức khỏe, trí mẫn và cháy mãi ngọn lửa đam mê nghệ thuật.

Phát lại ca khúc    

 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

Nhạc lồng vào giọng đọc PTV

 

Nhạc cắt Ngắn

 

MC: Quảng Trị - vùng đất nằm ở chính khúc ruột miền Trung, lịch sử của vùng đất này luôn song hành với lịch sử của quốc gia dân tộc. Cùng với việc thiết lập làng xã trên vùng đất mới là các công trình mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng như đình làng, chùa làng ra đời. Trong những thiết chế văn hóa đó thì đình có một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài sản quý báu của mỗi địa phương. Đình Làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những công trình như thế.

Dân gian xưa nay tại vùng này có lưu truyền câu ca dao “Tam sơn chảy xuống 3 Hà/ qua đình Hà Thượng chảy ra song Cánh Hòm” ý là nói con sông chảy trên núi xuống qua 3 làng Hà Thanh, Hà Trung và Hà Thượng. Làng Hà Thượng cũng bắt đầu được khởi dựng được tạo lập vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 15, dưới thời Vua Lê Thánh Tông. Những cư dân xứ Thanh Nghệ đã theo chiếu của vua đã theo đoàn dân binh từ đàng Ngoài tiến vào đàng Trong để khai hoang đất đai, lập làng làng. Ông Tạ Quang Biểu, Hội chủ làng Hà Thượng, cho biết ( Trích băng 1)

Đình làng Hà Thượng tọa lạc ở phía Đông của làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía Đông và cách đường 75B khoảng 800m về phía Bắc). Đây là ngôi đình mà theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử và mỹ thuật là cổ nhất, còn sót lại trong hệ thống di tích đình làng tại Quảng Trị với lối kiến trúc độc đáo nhất miền Trung. Ông Lê Đức Thọ- Nhà nghiên cứu văn hóa Quảng trị cho biết ( Phỏng vấn 2)

Căn cứ vào một bản Hán văn có tên là Lịch đại sự tích được phụng sao vào năm 1848 hiệncòn giữ ở làng thì ngôi dình có niên đại khởi tạo vào năm Chính Hòa thứ 11 (1690). Đếnnăm Thành Thái thứ 15 (1903), ngôi đình được đại trùng tu Đến năm 2009, ngồi đình nàytiếp tục được tiếp tục trùng tu và giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày hôm nay, như chúng ta thấy. Ông Tạ Quang Biểu, Hội chủ làng Hà Thượng cho biết thêm ( Phỏng vấn 3)

Đình Hà Thượng tọa lạc trên một khu đất rộng với diện tích 8.450m2. Toàn bộ khuôn viên bao gồm một tòa đại đình và 4 ngôi miếu thờ 4 vị thần: Miếu thờ Thành hoàng, hai miếu thờ hai vị khai khẩn họ Lê, họ Nguyễn và ngài Lê Hiếu. Trướcđình là khu đất nguyên trước đây là chợ Cầu, được lập vào năm Canh Tỵ (1667) dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Nay chợ đã chuyển sang vị trí khác.

Đình nằm trên một khu đất trải dài từ Tây xuống Đông. Toàn bộ kiến trúc tòa đại đình hiện còn có sự phân bố mặt bằng khác biệt so với các ngôi đình ở miền Bắc và những ngôi đình ở miền Trung được khởi tạo muộn ở các thế kỷ 18-19. Mặt tiền mở ở chái trước, cửa chính quay về hướng Đông- một hướng rất lệch so với hướng kiến trúc của người Việt. Trước mặt là một con sông lớn, lưng tựa vào xóm làng trù phú. Xa xa trước mặt là lòi Thị như một bình phong che chắn. Đây là một vị thế đắc địa phù hợp với thuật phong thủy ngày xưa.

Hệ thống cổng và tường thành phía trước đình được xây bằng gạch, xi măng; nền móng khá cao được xây bằng đá bazan ngăn khuôn viên của đình với khu vực chợ Cầu. Cổng xây hình vòm cuốn có hai tầng mái, ở giữa có đường cổ diêm giả, bộ mái đắp vữa. Trang trí rất công phu bằng nghệ thuật đắp vữa và ghép mảnh sành sứ với nhiều loại mô típ hoa văn thể hiện khá thành thạo tài năng của những nghệ nhân dân gian. Trên bộ mái lợp ngói liệt, mái thẳng, độ dốc vừa phải; bờ nóc, bờ quyết, đầu đao gắn các mảng trang trí rồng chầu nguyệt, giao hồi văn, giao lá bằng nghệ thuật đắp vữa và ghép mảnh sành sứ. Riêng phần chái trước vì trở thành mặt tiền của ngôi đình nên được gia cố về kỹ thuật cũng như thể hiện trang trí khá công phu…

Có thể nói, nghệ thuật kiến trúc đình làng Hà Thượng là nghệ thuật kiến trúc khá đặc trưng và điển hình của vùng Trung Trung Bộ thế kỷ 15. Tuy nhiên, theo thời gian, qua các lần tu sửa và sự thâm nhập của các yếu tố kiến trúc khác đã làm cho đình làng Hà Thượng có sự pha tạp giữa các yếu tố kiến trúc cổ truyền với kiến trúc hiện đại. Ở đó đã tạo nênmột sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây như là một hệ quả của lịch sử. Ông Lê Đức Thọ, Nhà nghiên cứu văn hóa Quảng Trị nói ( Trích băng 4)

Tại ngôi đình này, trong giai đoạn tiền cách mạng từng là trung tâm dấy nghĩa của một bộ phận dân chúng và các sĩ phu yêu nước đứng đầu là Nguyễn Tự Như và Trương Đình Hội hưởng ứng Phong trào Cần Vương chống Pháp. Cũng tại khu vực đình làng Hà Thượng, ngày 01-02-1932, Chi bộ chợ Cầu - một Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Do Linh được thành lập, mở ra một thời kỳ cách mạng mớicho quần chúng nhân dân đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc. Năm 1992,Đình làng Hà Thượng được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia.

Cho đến nay, ngôi đình đã tồn tại hơn 300 năm, đình làng Hà Thượng đã nổi bật lên là một công trình kiến trúc dân gian cổ kính, lại được bảo tồn, giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Di tích này đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của một ngôi đình làng ở Quảng Trị nói riêng, khu vực miền Trung nói chung.

 

NHẠC CẮT NGẮN

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTHQuảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 24/08/2022 08:05 Lê Vĩnh Nhiên 24/08/2022 08:57
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà