SẮC MÀU VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó miền tây Quảng Trị là nơi cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc ít người Pako và Vân Kiều. Trong sự phát triển của mình, đồng bào Pako, Vân Kiều đã bảo tồn những bản sắc văn hóa đặc sắc.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Văn hóa vùng cao Quảng Trị” được phát sóng vào lúc 10 h 30 , 17h  ngày 30  tháng 9 năm 2022 và 17 h ngày thứ ba 4/10/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 30/9/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10 h 30, 17 h ngày thứ 6 và 17 h ngày thứ ba hàng tuần.

Thưa quý vị, và các bạn, Thưa quý vị, Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó miền tây Quảng Trị là nơi cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc ít người Pako và Vân Kiều. Trong sự phát triển của mình, đồng bào Pako, Vân Kiều đã bảo tồn những bản sắc văn hóa đặc sắc.

Trong chương trình hôm nay. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị về một số nét độc đáo về văn hóa- du lịch của đồng bào nơi đây.

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Sự sống bắt nguồn từ những dòng chảy không ngừng của thời gian hay là từ những dòng sông chở nặng phù sa, cho dù ở nơi đâu nó vẩn để lại những dấu ấn thăng trầm trong lịch sử loài người, nó tạo nên những bản trường ca lắng động, khắc sâu vào lòng người, thiên nhiên luôn ưu ái trước sự sống vô tận, chúng tạo cho con người một sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải dài theo dãy núi Trường sơn tỉnh Quảng Trị vùng đất miền Trung chịu nhiều nắng, gió và cũng giống như những dân tộc khác, mỗi dân tộc, mỗi dòng họ, đều có những phong tục, tập quán, khác nhau nó được kết nối và truyền thụ qua nhiều thế hệ, qua những mối liên hệ về tâm linh, tính ngưỡng của con người nói chung. Mỗi một phong tục, mỗi một tập quán nó gắn liền với những lễ, nghĩa của một cộng đồng, xã hội đây là những sản phẩm tinh hoa của nhân loại, nó góp phần phong phú vào kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc việt. Trong đó có một lễ hội tâm linh mang dấu ấn văn hóa của đồng bào nơi đây, đó là lễ hội A riêu Ping.

 Lễ hội Ariêu Ping  là một lễ hội mang tính cộng đồng cao, được tổ chức theo tình tự mang tính chất tập thể, người đứng đầu là người có uy tính và chức sắc cao nhất trong dòng họ và trong thôn bản. Lễ mang tính tâm linh in đậm những nét văn hóa riêng biệt và độc đáo của một tộc người, của vùng miền, bản sắc văn hóa.
    Cứ 10 năm, mới được tổ chức một lần vào mùa khô tháng ba. Đây được xem là ngày lễ giổ tổ của người Pa kô, lễ hội này tôn vinh và nhớ ơn những người đã khuất, đây củng là dịp tập trung con cháu của các dòng họ người Pa Cô về tụ hội để tổ chức lễ làm nhà mồ mới cho tổ tiên, ông, bà hoặc cha mẹ. Nó mang giá trị nhân văn sâu sắc, của một tộc người. 
Trước khi lễ hội Ariêu Ping được tổ chức, họ hội ý trước 3 năm. Mỗi dòng họ Pa Kô cử ra một người trưởng dòng họ để làm phong tục cho dòng họ mình. Lễ hội này còn gọi là "Lễ nhổ xương ma, đưa vào nhà mới, còn gọi là nhà Ping". Để chuẩn bị cho  lễ hội  Ariêu Ping. "Già làng mời những người đại diên của các dòng họ đến để lên kế hoạch tổ chức lễ, lúc này già làng cử một người có địa vị và uy tín nhất trong thôn, đi mời những người làng khác đến để cùng tham gia lễ Ariêu Ping. Nhưng phải người dân tộc Pa Kô. Lúc này già làng đứng ra chọn một thửa đất rộng,  diện tích khoảng 80m2  để các dòng họ làm nhà ping " nhà ping còn gọi là nhà mồ" cho dòng họ mình.
Ngôi nhà ping: cao khoảng 1,8m nó được làm đều nhau theo từng hàng, vật liệu làm nhà ping chủ yếu bằng tre nứa, trước mộ được trang trí bằng những con ping tức là “tượng hình người”, nam và nử được đẻo bằng những thân cây rất cầu kỳ và kỳ lạ. Lễ vật cúng tổ tiên: những dòng họ chung nhau cúng 1 con trâu đực to và 5 ché rượu cần để làm lễ vật dâng lên thần linh và tổ tiên. Riêng mổi dòng họ lễ vật gồm có heo hoặc dê tùy theo quy định của trong làng một thứ đặc biệt không thể thiếu đó là "nếp Than". Công việc dời mộ và làm nhà ping chủ yếu là người khác làng, sau khi hoàn thành công việc di dời những phần mộ về nơi ở mới, trên đường đi người Pa Cô tổ chức múa, hát và quan niệm rằng đưa ma về nha nhà mới là phải vui vẽ để giúp linh hồn người đã khuất sớm được đầu thai và chuyển kiếp.
Nhạc lễ bao gồm:

1. Tù và loại nhạc cụ này được làm bằng sừng trâu khi thổi lên có tiếng kêu rất lớn nó báo hiệu công việc đã xong đang về nhà ping mới.

 2. Khèn là loại nhạc cụ "được làm bằng tre hoặc nứa" khi thổi lên nó tiếng thánh thót nhẹ nhàng, dịu êm làm đắm say lòng người.

  3. Đàn Ta lư loại nhạc cụ này được làm từ gỗ cây hoa sữa hoặc gỗ cây mít, loại đàn này chỉ có hai giây khi đánh lên chỉ có 2 thanh.
 4. Trống và chiêng la là hai nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội và phong tục tập quán của đồng bào Pa Kô.
 5. Ta ngát là loại nhạc cụ đặc trưng nó được làm từ những cây tre nhỏ có chiều cao khoảng 2m.
 6. Chim tu tiết nó được làm bằng gổ người Pa cô có quan niệm rằng khi chim Tu tiết múa giúp cho tâm hồn người đã khuất về làng mới vui vẽ.
Trang phục của những người tham gia lễ hội: trang phục nam "khố" là một mãnh vải có chiều dài khoảng 2m được quấn theo hai đuôi, trước và sau. trên đầu đội "Lướt" còn gọi là khăn đống. Trang phục nử gồm áo a do và xấn.
 Công việc đưa ma về nhà ping đã hoàn thành lúc này người Pa Kô tổ chức lễ hội múa hát theo phong tục, con trâu cúng ma lúc này được đưa ra  để làm lễ tế, lúc này già làng đại diện cho các dòng họ đứng ra cúng ma và múa. “Khi đâm trâu hai làng phải múa cùng nhau”, lúc này người trong làng đưa cho người khác làng một vật lễ đó là cây mác dùng để đâm trâu theo phong tục.Lễ đâm trâu cũng là công việc hết sức thân trọng, mổi lần đâm trâu phải đâm bên trái nếu như đâm trúng bên phải thì người đâm trâu bị phạt phong tục của thôn bản thường là một con trâu tương đương với con trâu cúng ma.
Sau khi công việc đã hoàn thành người Pa Kô tổ chức múa hát những bài truyền thống của họ "Ca lơi" hát đối đáp giữa hai làng với nhau, đây là những câu hát mang tính chất trao đổi công việc qua lại giữa hai làng.  "Ca lơi" đươc xem là những lời ca và điệu múa, thay cho lời cám ơn của gia chủ và bản làng, đây củng là lúc kết thúc một khoảng thời gian bận rộn chuẩn bị cho mùa lễ hội A riêu Ping của người Pa Kô họ ăn mừng và vui chơi nhảy múa suốt đêm cho đến lúc mặt mọc.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng Văn hóa huyện Hướng Hóa cho biết ( Trích băng)

Người Pa kô có rất nhiều lễ hội, nhưng Ariêu ping (lễ cải táng) được xem là lễ hội lớn nhất của người Pa kô. Lễ hội Ariêu ping mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc của đồng bào Pa kô, thể hiện sự tôn kính, hiếu nghĩa của người đang sống với những người đã khuất. Hình thức tổ chức lễ hội còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó huyết thống trong cộng đồng dân cư, cùng chung tay xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc.

    Kỹ thuật bỏ Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

Mở phát file chiêng trống lễ hội 1

MC: Thưa quý vị và các bạn. quí vị vừa nghe âm thanh của các nhạc cụ trong một lễ hội của đồng bào Vân Kiều. Bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Vân Kiều còn thờ tín ngưỡng đa thần (thần mặt trời, thần bản mệnh, thần lúa, thần sông, thần cây, thần núi...) cùng với đó là hệ thống lễ hội (lễ hội đập trống, phát rẫy, được mùa, mừng lúa mới, rước hồn lúa...) liên quan đến chu kỳ canh tác.Từ các hình thái tín ngưỡng dân gian mang tính phổ quát đó, người Vân Kiều đã chế tác ra nhiều nhạc cụ (sáo, đàn ta lư, khèn a mam, khèn bè, đàn pơlựa, thanh la, cồng, chiêng...) bằng nguyên liệu gỗ, tre, nứa, hợp kim, cấu thành nên những âm thanh đặc sắc làm say đắm lòng người.

Sáo là nhạc cụ phổ biến nhất của người Vân Kiều. Sáo Vân Kiều có nhiều loại và mỗi loại được trình diễn ở những nghi lễ khác nhau. Sáo pi là nhạc cụ gắn bó bền chặt nhất với người Vân Kiều, là nhạc cụ duy nhất được cất lên khi vui cũng như lúc buồn, các dịp ma chay, khi thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần…  Khi hát Xà-nớt, làn điệu dân ca trĩu nặng tình cảm và đậm đà lý trí về quan hệ xã hội, dòng tộc, làng bản thì đồng bào thổi sáo khui. Còn sáo teril được thổi khi hát làn điệu Oát, khúc ca hò hẹn của gái trai Vân Kiều. Tuy từng loại sáo có kích thước và cấu tạo khác nhau nhưng điểm chung giữa chúng là khâu lựa chọn cây nứa như ý để chế tác ra loại nhạc cụ này. Đó là những cây nứa già cứng cáp, mọc ở đằng đông và ngọn của nó cũng hướng thẳng về phía đông, hơi ngã màu vàng óng, chiều dài của mỗi đốt phải tầm 70cm.

 

Đàn ta lư cũng là loại nhạc cụ được trình diễn phổ biến trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều. Là loại nhạc cụ dây, dành riêng cho nam giới, tiết tấu của đàn ta lư vừa da diết phù hợp với các làn điệu dân ca tộc người lại vừa sôi nổi kết hợp hài hòa được với các bài hát đương đại. Đàn ông Vân Kiều gẫy ta lư trong không khí nhộn nhịp, vui tươi của lễ hội hay những lúc nông nhàn thảnh thơi. Họ không bao giờ dùng đàn ta lư trong dịp ma chay, đám giỗ…Đàn ta lư có hình dáng giống như cây đàn guitar thu nhỏ. Loại nhạc cụ này không tuân theo quy chuẩn một kích thước nào mà tùy theo độ to nhỏ của khúc gỗ đặc để đục đẽo thành thùng đàn. Thông thường, toàn bộ chiều dài của đàn khoảng 70cm, riêng phần cần đàn nối với thùng đàn khoảng 40cm. Cuối cần đàn là bộ phận tăng âm luôn được vát lõm xuống tựa hình bàn tay đang khép lại kín kẽ để hứng lấy những giọt nước chuẩn bị rơi xuống. Nhạc cụ này có 2 dây, chia thành 5 quãng nhạc, tùy từng bản nhạc mà người chơi đàn sẽ lần theo dây đàn và thay đổi từng quãng đàn tạo thành những nốt nhạc cao thấp khác nhau. Đàn talư đã trở thành đề tài và cảm hứng sáng tác để nhạc sỹ Huy Thục viết nên giai điệu tự hào “Tiếng đàn ta lư” nổi tiếng năm 1968.

 

Được sử dụng phổ biến trong các lễ hội vui tươi còn có kèn a mam. Thoạt nhìn, kèn a mam có vẻ ngoài rất đơn giản, chỉ dài chừng 40cm, nhỏ như chiếc đũa, cả nam và nữ đều có thể sử dụng nhưng để có thể chế tác nên một chiếc kèn hoàn chỉnh thì phải có bí kíp gia truyền. Kèn a mam được làm bằng nhánh cây đương (theo cách gọi của người Vân Kiều), loài cây này có thân và nhánh giống cây tre trúc, vừa chắc chắn lại vừa dẻo dai. Nhánh được chọn làm kèn a mam phải già, thẳng, dài khoảng 30-40 cm, không dùng những nhánh còn non dễ bị xốp và héo hai đầu…Công đoạn đục hai lỗ nhỏ ở hai đầu đoạn đương để khi thổi chiếc kèn phát ra được nhiều loại thanh âm là lúc cần đến cách thức bí truyền của người nghệ nhân. Họ sẽ dùng loại đục nhỏ và nhọn khéo léo đục hai lỗ sao cho vị trí phải thật phù hợp và cân xứng ở hai đầu khúc đương. Vì nhánh cây rất nhỏ nên khi đục lỗ phải rất cẩn thận, lỗ không được quá nhỏ, cũng không quá to thì tiếng kèn khi thổi mới có được những âm thanh chuẩn xác và tinh tế. Kèn a mam có thể dùng để độc tấu hoặc cả hai người cùng thổi, thông thường là một nam và một nữ trong hát đối đáp, giao duyên.

Đâu đó trong các bản làng, tiếng khèn bè xao xuyến còn được thổi bởi các chàng trai Vân Kiều đến tuổi cập kê. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Người chơi khèn bè phải nắm vững kỹ thuật lấy hơi, độ chính xác và điêu luyện của đôi tay khi bấm nốt. Tiếng khèn bè là công cụ để đàn ông Vân Kiều thể hiện tài năng, là giai điệu hẹn hò, bắc cầu cho trai, gái Vân Kiều tìm được cho mình một người bạn đời thích hợp.    

 

Trong đời sống sinh hoạt và ở các nghi lễ, người Vân Kiều còn trình diễn các loại nhạc cụ khác, như: cồng chiêng, khèn bè… Tuy số lượng còn hạn chế nhưng đã góp phần làm đa dạng thêm tiết tấu, nhịp điệu khi các giai điệu của núi rừng được cất lên. Bộ cồng chiêng Vân Kiều thường có 3 chiếc, chiếc lớn nhất là cồng mẹ, 2 chiếc nhỏ hơn là cồng con. Cồng mẹ phát ra âm thanh cao độ, tròn đầy và vọng vang. Cồng con làm nhiệm vụ giữ nhịp cho bản hòa tấu. Cồng chiêng được đồng bào tấu lên trong lễ cúng hồn lúa, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ vào nhà mới… ( Trích băng cồng chiêng 2)

Anh Hồ Văn Hồi-một người con của đồng bào Vân Kiều, hiện nay sinh sống tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị chia sẽ (trích băng 3)

 

Năm tháng đi qua, cuộc sống luôn biến động và xoay vần, nhiều loại nhạc cụ hiện đại xuất hiện đâu đó nơi bản làng Vân Kiều, nhưng lớp nghệ nhân cao tuổi vẫn đang gìn giữ và truyền dạy những tiếng đàn, điệu sáo cho thế hệ mai sau. Giai điệu trầm hùng và khoáng đạt, trữ tình và nồng nàn từ các nhạc cụ mà người Vân Kiều biểu diễn và truyền đời góp phần chuyển tải ước mong cho mùa màng được tươi tốt, cho bản làng thêm yên vui, cho tình yêu đôi lứa nhân đôi niềm hạnh phúc.

Mở phát file chiêng trống lễ hội 1

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

MC: Thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Sắc màu văn hóa- Đời sống của Đài PTTH Quảng Trị.

 MC: Kính thưa quý vị và các bạn, phần cuối của chuyên mục chúng tôi sẽ đưa các bạn đến mộ bản làng tại huyện miền núi Đakrong, tỉnh Quảng Trị- thôn Kalu. . Bà con nơi đây được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền đã mở ra một hướng đi du lịch từ những bản sắc văn hóa của mình.Mời quý vị đón nghe

Có ghép nhạc cụ đồng bào dân tộc cồng chiêng hay khèn, đàn ta lư ( Pako, Vân Kiều)

 Nằm dọc theo QL.9, bản KLu thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có những tiềm năng, lợi thế mà không phải rẻo cao nào cũng có làm nên bản sắc riêng biệt giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ

   Bản KLu có vị trí rất gần cầu treo Đkrông cũng được xem là một cảnh quan thu hút khách du lịch. Bản KLu tọa lạc cạnh quốc lộ, địa hình ba phía là núi rừng, khe suối bao bọc với hơn 100 hộ dân sinh sống, hết thảy là đồng bào dân tộc Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Từ bao đời này người dân bản địa với truyền thống của dân tộc vùng cao luôn ý thức cần phải giữ gìn nét nét độc đáo của dân tộc mình. Họ có phong cách riêng, phong tục tập quán riêng, từ việc làm nhà cho đến trang phục rồi nhạc cụ đều cách biểu hiện riêng biệt, tạo nên một bản sắc không hòa lẫn với các dân tộc khác. Chưa kể đến những nề nếp sinh hoạt hàng ngày và trong đời sống sản xuất mang tính đặc thù của dân tộc ít người vùng cao Quảng Trị. Đó cũng là những yếu tố riêng có về kinh tế- xã hội và văn hóa vùng miền mà bà con nơi đây đã tạo dựng, xây đắp từ bao đời nay.

   Nhìn toàn cảnh cũng như đi sâu vào chi tiết của bản KLu sẽ thấy vùng đất nơi đây có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch trải nghiệm và khám phá. Địa hình vừa có mặt bằng lại nằm giữa núi rừng hùng vĩ, có khe suối bao quanh nhìn rất duyên dáng trong sớm mai sơn cước. Những lối đi của con người và của thiên nhiên như hòa quyện vào nhau bên những nóc nhà miền núi sẽ làm cho cảnh sắc chốn này không kém phần lãng mạn.

   Bản KLu với đường sá, nhà cửa, núi rừng, khe suối cũng chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa cổ truyền, đặc biệt là chuyện kể dân gian về nguồn gốc của suối nước  gắn liền với chuyện tình của đôi trai gái yêu nhau, chứa chan hương vị vùng cao của cổ tích núi rừng. Vì không đến được với nhau nên họ đã hy sinh vì tình yêu và hóa thành dòng suối chỗ nóng, chỗ lạnh như hiện thân của đôi lứa thề nguyền còn mãi đến hôm nay. Những câu chuyện như thế vẫn lưu truyền qua nhiều năm tháng, thấm đẫm trong từng cây lá, suối khe của mảnh đất này.

   Bản KLu cũng đã được thiên nhiên ban tặng, đặc biệt là sở hữu suối nước nóng rất thích hợp cho du lịch trải nghiệm và khám phá. Chính quyền địa phương và ngành chức năng cũng đã cho phép đầu tư với mong muốn tạo nên một điểm nhấn du lịch cộng đồng trên đường xuyên Á của hành lang kinh tế Đông-Tây, tận dụng những tiềm năng lợi thế của chính địa phương trong phát triển kinh tế, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo gắn liền với du lịch.

Anh Hồ Văn Thoan, bí thư chi bộ, trưởng thôn KLu, xã Đakrông, cho biết (Trích băng 1)

*Anh Hồ Hiền, trưởng ban MTTQVN thôn KLu, xã Đakrông, chia sẽ ( Trích băng 2)

  Đặc điểm du lịch ở bản KLu là mô hình du lịch cộng đồng, người làm du lịch lại chính là người dân địa phương thuộc dân tộc Vân Kiều với những ngôi nhà và cảnh quan mang bản sắc miền núi  được đầu tư cho du lịch tại chỗ. Họ là chủ nhân vùng đất này và là người giới thiệu các đặc sản địa phương với du khách mỗi khi có dịp.  với các món ăn mang đậm hương vị vùng cao. Họ cũng chính là những đầu bếp khi chế biến các sản vật của núi rừng, có khi giản đơn là những thứ rau trong vườn hay trên rẫy, những món ăn dân dã, chân chất đậm đà hương vị vùng cao. Chị Hồ Thị Thinh thôn KLu, xã Đakrông, tâm sự ( Trích băng 3)

 Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, dù có những khởi động nhưng tiềm năng du lịch bản KLu sau những sôi động ban đầu đã có chiều hướng chững lại. Rõ ràng tiềm năng, lợi thế du lịch vẫn chưa khai thác và tận dụng đúng mức, cách làm du lịch vẫn chưa chuyên nghiệp nên du khách thưa thớt, nhất là vào mùa đông. Đây chính là băn khoăn, trăn trở của người dân địa phương. Bởi nếu so sánh với những nơi tương tự mà giao thông khó khăn hơn như Suối Voi của Thừa Thiên-Huế thì chúng ta phải nên xem lại cách phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp và bền vững, để người dân sở tại có thể sống được nhờ làm du lịch. Đó cũng là nhân tố  góp phần thay đổi bộ mặt bản KLu.

*Anh Hồ Văn Thoan, bí thư chi bộ, trưởng thôn KLu, xã Đakrông, cho biết thêm ( Trích băng 4)

   Vẫn có cảm giác nhiều khi bản KLu như vẫn còn đang ngái ngủ, theo cách nói quen thuộc ví von như nàng công chúa vẫn còn nồng say giấc ngủ đại ngàn, chờ thêm một hoàng tử đánh thức. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi đáng kể khi bản sắc KLu được khai thác đúng hướng và triệt để, giải tỏa những v ướng mắc khó khăn trên con đường làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Quảng Trị.

Không đủ thời lượng phát bài hát Tình Em Gió hát của NS Xuân vũ- bài hát về miền tây Quảng Trị

 NHẠC CẮT NGẮN

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 28/09/2022 10:03 Lê Vĩnh Nhiên 28/09/2022 16:31
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà