sắc màu văn hóa - Đời sống
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru - Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm.

Trong quá trình đấu tranh với thiên tai địch họa đó, cha ông và các lớp kế tục đã

tạo dựng và vun đắp, để lại cho hậu thế một gia tài văn hoá truyền thống vô cùng

quý báu.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề  ‘ Lễ hội dân gian Quảng Trị ” được phát sóng vào lúc 10 h 30 , 17h  ngày 23 tháng 10 năm 2022 và 17 h ngày thứ ba 27 /10/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 2310/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10 h 30, 17 h ngày thứ 6 và 17 h ngày thứ ba hàng tuần.

Thưa quý vị, Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru - Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm.

Trong quá trình đấu tranh với thiên tai địch họa đó, cha ông và các lớp kế tục đã

tạo dựng và vun đắp, để lại cho hậu thế một gia tài văn hoá truyền thống vô cùng

quý báu.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề ‘ Những lễ hội dân gian Quảng Trị ”

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị  những nét đẹp, những văn hóa đặc sắc Những lễ hội dân gian Quảng Trị ”. phần cuối trong tiểu mục Điểm đến Quảng Trị sẽ giới thiệu đến quý vị về Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị

 

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

 

MC: Kính thưa quý vị, tìm hiểu và phân tích kỹ một lễ hội dân gian ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị quả là không dễ. Dù Quảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa nhưng qua hai cuộc chiến tranh, nhiều kiến trúc văn hóa vật chất như: đình, chùa, miếu mạo bị tàn phá nặng nề cái còn cái mất. Cái còn thì đã rêu phong hoang phế, hoặc là những kiến trúc mới được xây dựng lại trong những năm gần đây. Những lễ hội dân gian gắn liền với đình, chùa, đền miếu do vậy cứ bị mai một dần đi, mặt khác dù nhu cầu văn hóa tinh thần của đời sống tâm linh là lớn nhưng đời sống hiện tại còn gặp muôn vàn khó khăn chế ngự nên lễ hội có tính quy mô, rầm rộ ít được diễn ra.

Lễ hội Quảng Trị đa dạng, phong phú với các loại hình: Lễ hội dân gian truyền

thống; lễ hội tôn giáo; lễ hội lịch sử cách mạng và lễ hội văn hóa du lịch. Đây là

bức tranh lễ hội đa sắc màu, là nét đặc trưng của đất và người Quảng Trị. 

Bên cạnh các Lễ hội cách mạng là các Lễ hội dân gian truyền thống đã tồn tại qua  hàng trăm năm

Có ba lễ hội tiêu biểu dại diện cho vùng biển, vùng đồng bằng và miền núi tỉnh

Quảng Trị. Lễ hội đầu tiên xin được nhắc đến là Hội cù truyền thống dầu xuân

được tổ chức hàng năm ở một số địa phương, trong đó phải kể đến các Hội cù tại

làng An Mỹ và làng Cẩm Phổ, huyện Gio Linh; làng Kim Long, huyện Hải Lăng;

làng Nam Phú, huyện Vĩnh Linh.

Lễ hội thứ hai được tổ chức ở vùng miền núi Quảng Trị là Lễ hội Ariêuping (lễ nhà

mồ) của dân tộc Pa Cô. Thời gian tổ chức không ấn định thời gian lễ hội cụ thể,

phụ thuộc vào điều kiện và thời gian thuận tiện người Pa Cô mới tổ chức lễ. Đây là

lễ hội có từ ngàn đời nay và quan trọng bậc nhất mang đậm nét văn hóa truyền

thống của người Pa Cô.

Lễ cầu ngư và hội vật truyền thống ở vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng cũng là

một lễ hội có từ hàng trăm năm trước. Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa,

đây còn là sân chơi truyền thống bổ ích nhằm rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, phục vụ

cho nghề đi biển của ngư dân nơi đây.

Bên cạnh ba lễ hội đại diện cho ba vùng miền trên thì hàng năm vào dịp đầu năm

mới các lễ hội được tổ chức với hình thức hội làng cũng diên ra trên khắp các làng

tại Quảng Trị. Những hội làng tiêu biểu phải kể đến: Hội đua thuyền truyền thống,

của, Hội đu, Hội ném còn, Hội chợ đình Bích La là một phiên chợ quê hiếm có chỉ

họp mỗi năm một lần vào đêm mồng 2 rạng ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán.

Ông Nguyễn Huy Hùng- PGĐ sở Văn hóa TT và DL Quảng Trị cho biết  BĂNG

 

Việc bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống đã làm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước; qua đó củng cố tình đoàn kết, lòng tự hào của người dân về nguồn cội của mình; tạo không gian giao lưu, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống; khơi dậy những nét đẹp của con người Quảng Trị; góp phần tôn vinh những giá trị vĩnh hằng của chân, thiện, mĩ trong đời sống hôm nay.

Mở file trống hội

Kính thưa quý vị và các bạn. Qúy vị và các bạn vừa nghe âm thanh rất sôi động của tiếng trống hội. đó là âm thanh thúc dục cho mọi người tham gia hội cù tại làng An Mỹ, Gio Linh, Quảng Trị.

Thưa quý vị. Trong các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của tỉnh Quảng Trị được tổ chức vào dịp tết âm lịch hàng năm, có lẽ nhiều người đã được biết đến Hội cù ở làng An Mỹ, một lễ hội được tổ chức khoảng chừng 500 năm. Đến với An Mỹ ta còn được biết thêm trong quá trình phát triển của mình, người dân nơi đây đã đắp bòi cho mình một bề dày trầm tích văn hóa chảy không ngừng nghỉ suốt hàng trăm năm.

Theo sách Phủ biên tạp lục của tác giả Lê Quý Đôn được soạn thảo vào năm 1776, tên làng Yên Mỹ cùng với các làng như  Nhĩ Thượng, Thủy Khê đã có trong tổng An Mỹ, là một trong 5 tổng  thuộc châu Minh Linh. Theo văn bản về truyền thống của làng và gia phả của các họ tộc thì làng được hình thành chừng vào thế kỷ thứ 15, 16 bởi các dân binh từ vùng Thanh- Nghệ vào.

 Ông  Dương Bá Văn, một hào lão trong làng cho biết  BĂNG

Trong những mạch nguồn trầm tích văn hóa vật thể và phi vật thể của làng có một lễ hội đã tồn tại khoảng chừng 500 năm, đó là hội cù làng An Mỹ. Hội cù là một trò chơi mang tính cộng đồng cao, tập hợp được toàn thể người dân trong làng tham gia, đặc biệt hội chơi này diễn ra trong dịp tết Nguyên đán nên đã tạo được không khí vui tươi và tinh thần đoàn kết trong dân làng.

Lễ hội cổ truyền được tổ chức vào ngày mùng 4 tết âm lịch và ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch của nhân dân các địa phương trong và ngoài tỉnh đến cổ vũ. Theo quan niệm, có chơi cù thì mới được mùa, nếu vì một lý do nào đó không tổ chức được thì năm đó sẽ mất mùa, mọi công việc diễn ra không đạt được như mong muốn. Ông  Dương Bá Văn, làng An Mỹ cho biết thêm “Cứ đến ngày mồng 4 tháng tết hàng năm, dẫu mưa gió, làng vẫn tổ chức ngày hội cướp cù. Hội cù đã trở thành ngày hội truyền thống của cộng đồng và là nét sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân làng Cẩm Phổ”.

Hội cù được chia làm 3 hiệp với 3 quả cù được gọt từ củ chuối thành quả cù hình tròn có đường kính tầm 20cm, nặng đến 8 kilôgam khi còn tươi và nặng còn 4 kilôgam sau khi được nướng lên. Trước khi các quả cù được trưởng làng khăn áo chỉnh tề tung lên để khai hội thì cù được đặt lên bàn lễ cúng thần hoàng làng, sau đó mỗi quả cù sẽ được chơi trong mỗi hiệp kéo dài 10 phút. Các trai tráng trong và ngoài làng được chia làm 2 đội cùng nhau đưa cù đến sát 2 rọ tre được đặt trên cây tre cao 3 mét hai đầu trảng cát và tung lên rọ. Khi tiếng trống khai hội vừa dứt, ba hồi trống vang lên. Lúc này người chơi về vị trí của đội mình để chuẩn bị vào hội. Động lệnh của hội được đánh lặp lại một hồi 3 tiếng trống. Tiếng trống thứ ba vừa dứt, quả cù được trưởng làng tung lên cao, người chơi của của hai đội xông ra tranh giành cho được quả cù và chuyền cho đội mình để ném vào chiếc sọt đã quy định. Nguyên tắc chơi là như vậy. Nhưng trên thực tế không đơn giản. Khi quả cù được tung ra sân, không phải một người mà hàng chục người thậm chí hàng trăm người tranh giành nhau. Một khi người nào đó vừa ôm được quả cù, định chạy đến cột cù của đội mình thì đã có hàng chục người ùa vào vật nhào anh ta xuống đất để giành lại quả cù. Cứ thế, cuộc giành giật này xảy ra liên tục. Trường hợp có người nào đó cướp được quả cù, xô ngã tất cả những người ngăn cản để chạy đến cột cù để ném vào sọt, thì phe đối phướng sẽ chạy đến cầm cột cù đảo qua đảo lại, làm cho cái sọt không đứng yên một chỗ, có tung được cù lên chưa chắc đã vào sọt. Và cứ như thế hội cù diễn ra theo 3 hiệp cho đến khi kết thúc trận đấu. Nhiều khi cả 3 hiệp đều trôi qua mà không có đội nào ném được quả cù vào sọt cả.

Hội cù làng An Mỹ không chỉ là một trò chơi dân gian đơn thuần, tạo niềm vui, phấn chấn khi tết đến xuân về mà trở thành một giá trị văn hóa. Hội cù đầu xuân là dịp để dân làng rèn luyện sức khỏe, đồng thời là ngày hội cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và tinh thần cố kết cộng đồng qua bao đời. Từ những điều đó đã hình thành nên trầm tích văn hóa, mà theo thời gian sẽ tạo ra bản sắc hồn cốt của dân tộc. Chúng ta tự hào, bảo tồn và phát huy những truyền thống ấy. 

                            

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

MC: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Sắc màu văn hóa- Đời sống của Đài PTTH Quảng Trị.

Thưa quý vị và các bạn! Đảo Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam XHCN thuộc vùng biển Quảng Trị. Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt, là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ – Cửa ngỏ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ – là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Qua hơn 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đảo Cồn Cỏ ngày càng phát triển trên tất cả các phương diện với những nét đặc sắc riêng vốn có, nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn của mỗi du khách khi đến với Quảng Trị.

Đảo Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Thảo phù, Con Hổ. Những ngày trời trong xanh, đứng trong đất liền ở bờ biển huyện Vĩnh Linh, chúng ta có thể nhìn thấy rõ với 2 điểm nhô lên màu xanh sẫm giữa làn nước trong xanh bước. Theo lịch sử huyện đảo Cồn Cỏ, đảo có nguồn gốc núi lửa bazan, dạng đồi rộng 2,3 km2, cao 63 m, nằm cách xa bờ 24 km. Trên con đường giao lưu buôn bán, cư dân Đại Việt đã coi Cồn Cỏ là một điểm dừng.

Tương truyền dưới thời nhà Nguyễn đây là nơi đày ải những người có tội. Theo các nhà khảo cổ, trong thời gian của những thế kỷ đầu công nguyên Cồn Cỏ đã từng có nhiều cư dân đặt chân đến và để lại nhiều dấu tích. Như vậy, đã từ lâu Cồn Cỏ được người Việt khám phá và đặt nền móng cho sự xác lập quyền quản lý đảo này. Cồn Cỏ là đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển đông có độ cao trung bình từ 7 - 10 m so với mực nước biển. Trên đảo có 2 điểm cao: điểm phía Đông đảo 37m (vì vậy có tên điểm cao 37), điểm phía Tây - gần chính giữa đảo - là điểm cao 63,4m đây là điểm cao nhất đảo. Mặc dù diện tích đảo nhỏ, nhưng các đặc điểm về hình thể và cấu trúc không gian, cấu tạo địa chất; diện tích, độ cao và cảnh quan sinh thái; động lực và tính ổn định… đã tạo ra giá trị lớn cho đảo về tài nguyên địa – tự nhiên và môi trường sinh cư thuận lợi cho các loài sinh vật và con người. Đây là một địa bàn thuận lợi cho phát triển các lĩnh vực kinh tế biển như thủy sản, bảo tồn biển, dịch vụ – du lịch cùng với các loại hình dịch vụ khác. Với nhiều du khách, khi đến với đảo Cồn Cỏ sẽ được cảm nhận một không khí trong lành, bình yên và cảnh đẹp nên thơ. Chị Phan Uyên Ương, ở Cam Lộ Quảng Tị - một người từng nhiều lần đến đảo Cồn Cỏ vẫn không quên được lần đầu đến với đảo. Chị Phan Uyên Ương chia sẻ:Trích băng

Đến du lịch Cồn Cỏ, du khách có thể tắm biển, lặn ngắm san hô, thăm nhà truyền thống đảo Cồn Cỏ, cột cờ Tổ quốc, ngắm toàn cảnh đảo Cồn Cỏ từ Ngọn hải đăng trên đỉnh đồi cao nhất đảo, viếng đài tưởng niệm nơi các chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ đảo, Đài quan sát Thái Văn A, hầm quân y, bến đò tiếp tế Cồn Cỏ, tham quan dã ngoại rừng nguyên sinh Cồn Cỏ, đường đi dạo và ngắm cảnh ở Bến tranh…  Đặc biệt, cùng người dân trên đảo, du khách có thể lặn đêm bắt ốc, bắt cá với nhiều hải sản khác. Cùng với đó, các dịch vụ, các ngành nghề bổ trợ cho du lịch như ăn uống, giải khát, hàng lưu niệm với các sản phẩm phong phú và hấp dẫn được cung cấp trực tiếp từ người dân trên đảo. Với cở sở hạ tầng ngày được đầu tư hoàn thiện, phương tiện vận chuyển du khách ra đảo thuận tiên hơn cũng là một trong những lợi thế để du khách đến với đảo Cồn Cỏ. Chị PhanThị Thùy Trang, một du khách từng đến với đảo Cồn Cỏ chia sẻ:

Hiện nay, cơ sở vật chất được huyện đảo nâng cấp sửa chữa như nhà khách của UBND huyện và nhà khách của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tại huyện đảo có thể đáp ứng phục vụ hoạt động du lịch. Đồng thời, tổ chức hợp lý các nhà dân trên đảo cho khách du lịch lưu trú theo hình thức homestay. Việc phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với xây dựng củng cố thế trận quốc phòng trên địa bàn một cách bền vững. Đến với đảo, mỗi chúng ta có thể cảm nhận được cảnh vật riêng có, không khí trong lành và cảm nhận được hương vị biển qua từng cơn gió, từng đợt sóng vỗ để thêm yêu quê hương, đất nước./.

Phát bài hát BÀI HÁT VỀ BIỂN ĐẢO- TRONG CT MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG 

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 17/10/2022 16:13 Lê Vĩnh Nhiên 18/10/2022 10:03
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà