Chuyên mục Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi 10 11 2022 – Tuyên truyền pháp luật ở vùng biên giới
Danh mục
Pháp luật và Đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Có nhiều bản, người dân sống ở vùng sâu, sát biên giới… Vì vậy, nhận thức về pháp luật không đồng đều. Để giúp người dân không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới hay những việc không được làm, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành chức năng, lực lượng biên phòng khu vực biên giới luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân để từng bước đáp ứng được yêu cầu "Thượng tôn pháp luật" của người dân. Đây là nội dung chính chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Chuyên mục Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi 10 11 2022 – Tuyên truyền pháp luật ở vùng biên giới

Thưa quý vị và các bạn! Hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Có nhiều bản, người dân sống ở vùng sâu, sát biên giới… Vì vậy, nhận thức về pháp luật không đồng đều. Để giúp người dân không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới hay những việc không được làm, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành chức năng, lực lượng biên phòng khu vực biên giới luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân để từng bước đáp ứng được yêu cầu "Thượng tôn pháp luật" của người dân. Đây là nội dung chính chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa là địa phương vùng biên giới, trình độ dân trí không đồng đều, các hủ tục vẫn còn tồn tại. Do mưu sinh cuộc sống nên người dân thường xuyên đi làm nương rẫy từ sáng sớm đến tận chiều tối mới trở về nhà, việc tiếp cận các chính sách pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các ngành chức năng đã tăng cường các giải pháp đưa pháp luật đến với người dân. Những tháng cuối năm, Phòng Tư pháp huyện Hướng Hóa đã tổ chức các hoạt động truyền thông về Luật Hôn nhân và gia đình, những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, Luật Bình đẳng giới cho người dân các xã vùng biên. Người dân đã được tuyên truyền và phổ biến rõ về những nội dung của Luật và hiểu hơn về việc không tảo hôn, kết hôn cận huyết ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi và phát triển kinh tế xã hội. Chị Hồ Thị Nương, thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa chia sẻ:

Trích băng:

Đối với địa bàn xã A Bung, huyện Đakrông là địa phương có phần lớn người dân đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhận thức người dân cũng còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận pháp luật còn khó khăn. Chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành chức năng và lực lượng biên phòng đã có nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân. Đặc biệt, thời gian cao điểm dịch bệnh covid 19, địa phương có đường biên giới giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế nên việc qua về hai bên tiểm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho người dân hiểu về các quy định, các chính sách, chủ trương tăng cường công tác phòng dịch đặc biệt được chú trọng. Chị Hồ Thị Ngôm, thôn La Hót, xã A Bung, huyện Đakrông cho biết:

Trích băng

PTV đọc dịch: Thời gian qua, bà con được cán bộ biên phòng, chính quyền rất quan tâm tuyên truyền pháp luật, các chủ trương chính sách phát triển vùng núi. Đặc biệt thời điểm dịch bệnh, cán bộ tổ giám sát cộng đồng được phân công mỗi người phụ trách mấy hộ gia đình và thường xuyên về thôn bản vận động bà con, nhắc nhở bà con thực hiện nghiêm quy định 5K, hạn chế thăm thân, qua lại. Những ai từ địa phương khác đến địa bàn đều phải khai báo. Bà con thực hiện rất tốt nên giảm được nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng.

Để tuyên truyền PBGDPL cho người dân được thuận lợi và có hiệu quả, Đồn Biên phòng tại 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đã phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan lựa chọn nội dung phù hợp, thiết kế, in ấn tờ rơi, tờ gấp để phát cho bà con. Cùng với đó, Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành biên soạn tài liệu ngắn gọn, súc tích, trọng tâm bằng cả ngôn ngữ tiếng Kinh và tiếng Vân Kiều, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, mô hình "Tiếng loa biên phòng" đến tận những bản làng xa xôi để mọi người dân cùng nghe, cùng thực hiện. Lực lượng biên phòng đã kết hợp với các trường, điểm trường trên địa bàn tổ chức những "Tiết học biên giới", "Giờ học pháp luật" cho các em học sinh... trong năm qua, đã có hàng trăm đợt tuyên truyền về pháp luật cho người dân, in hàng ngàn tờ rơi pháp luật để cấp cho nhân dân. Riêng trong hệ thống các trường học, đã có nhiều cách làm hay và sáng tạo để tuyên truyền pháp luật vùng núi khi ngoài giờ lên lớp được lồng ghép trong hoạt động của Đoàn Thanh niên, tổ chức sinh hoạt dưới cờ, giáo dục ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, chủ điểm, qua đó, giúp nâng cao kiến thức về pháp luật cho giáo viên và học sinh. Thầy Lê Ngọc Tài, giáo viên môn giáo dục kinh tế và pháp luật, trường THPT Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết:

Trích băng:

Đối với những bản làng sát đường biên giới, các cộng tác viên pháp luật từng địa phương thường xuyên bám dân, bám địa bàn trực tiếp gặp gỡ để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, nói rõ từng mục, từng chính sách và có thể trợ giúp pháp lý từng vụ việc cụ thể. Qua đó, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về biên giới, không xâm canh, xâm cư, kết hôn với người nước láng giềng khi chưa được các cấp chính quyền cho phép... Chia sẻ về định hướng tuyên truyền pháp luật biên giới, ông Hoàng Kỳ, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị địa phương và bằng những cách làm sáng tạo đã góp phần truyền thông, nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân vùng biên. Từ đó, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, TTATXH trên các địa bàn biên giới, cùng các lực lượng vũ trang bảo vệ biên giới, phòng chống các loại tội phạm, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

GTPS - Hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Có nhiều bản, người dân sống ở vùng sâu, sát biên giới… Vì vậy, nhận thức về pháp luật không đồng đều. Để giúp người dân không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành chức năng, lực lượng biên phòng khu vực biên giới luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dâ. Từ đó, từng bước đáp ứng được yêu cầu "Thượng tôn pháp luật" của người dân. Đây là nội dung chính chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi kỳ này, CM được phát sóng vào lúc 11h20 ngày 10 11 trên song PT của Đài PTTH Quảng Trị, mời….

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 09/11/2022 17:42 Lê Vĩnh Nhiên 14/11/2022 07:20
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà