Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Tết nội hay tết ngoại

                                                                         Trực tiếp trên sóng FM, kênh FB

16h30, ngày 17.12.2022

Thời lượng: 28p

MC: Rất vui khi Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV Vĩnh Lộc gặp lại quý thính giả thân yêu trong khung giờ 16h30 thứ 7 hằng tuần. Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói hiện nay đang phát trực tiếp trên sóng FM Đài PTTH Quảng Trị, được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Chủ đề của tuần này là Tết nội hay tết ngoại. Khách mời đồng hành cùng chương trình là giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm, hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị.

Trước tiên cảm ơn chị đã dành thời gian tham gia đồng hành cùng chương trình.  

Chị Diễm: Vâng, chào Mỹ Nhị cùng quý thính giả đang lắng nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Rất vui được tham gia cùng chương trình với chủ để cũng khá đặc biệt và nhiều người quan tâm, đó là “Tết nội hay tết ngoại”, câu chuyện mà tôi nghĩ không của riêng ai.

MN: Vâng ạ, hi vọng rằng trong chương trình ngày hôm nay thì chị sẽ cùng chúng tôi chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này ạ. Và quý vị thính giả hãy tham gia cùng chúng tôi qua các cách thức sau: 

NH: Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

NH: Thưa quý vị thính giả. Câu chuyện ăn Tết ở nhà nội hay ngoại luôn là đề tài tranh luận chưa có hồi kết. Các chị em mỗi người có một quan điểm khác nhau và cũng chưa có Tết năm nào, việc ăn Tết ở nhà nội hay ngoại được “đồng thuận”.

MN: Xưa ông bà ta có câu: “Xuất giá tòng phu” nói về việc phụ nữ đã lấy chồng thì phải theo chồng. Đó là quan niệm xưa còn với thời buổi ngày nay, quan niệm đó đã có phần cởi mở hơn. Tuy nhiên, quan niệm gì đã gắn sâu trong đời sống nhân dân thì vẫn mang nhiều ảnh hưởng. Thực tế, có không ít nàng dâu phải chịu cảnh nhiều năm không được về nhà ăn Tết vì phải ở nhà chồng.

NH: Nếu ngày xưa, việc đó là bình thường thì với xã hội văn minh, công bằng như ngày nay, năm nào cũng ăn Tết nhà chồng khiến các nàng dâu không mấy vui vẻ. Có nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến câu chuyện buồn lòng này. Đó có thể là vì con nhỏ, vì đường sá xa xôi hay đơn giản chỉ là vì phía nhà chồng không muốn cho về.

MN: Xin được hỏi chị Diễm một chút ạ, quan điểm cá nhân của chị như thế nào về việc “Ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại?

Chị Diễm trả lời: Vâng! Câu hỏi và vấn đề này Diễm thấy rất hay ạ. Xin được chia sẻ với tất cả thính giả là Diễm lấy chồng cũng đã hơn …năm và chuyện ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại cũng là vấn đề của gia đình mình. Năm đầu tiên lấy chồng thì D ăn tết ở nhà Nội, năm tiếp theo nữa thì nhà Ngoại. Cứ xen kẽ như vậy nên ai cũng cảm thấy rất vui và thoải mái. Tâm lí của mỗi chúng ta là thường thích ở lại đón tết với ba mẹ anh chị em nhà mình. Nhưng đó là lúc chúng ta chưa có gia đình nhỏ. Mình hiểu cảm giác của mình thích gì thì đối phương cũng sẽ thích thứ đó. Chính vì vậy, đón tết ở Nhà nội hay nhà ngoại đơn giản là phụ thuộc vào quan điểm, suy nghĩ của mỗi người. Quan trọng là dù ăn tết ở đâu chúng ta cũng cảm thấy vui vẻ, hài hòa và hạnh phúc.

MN: Vâng, cảm ơn những chia sẻ vừa rồi của chị Diễm. Cứ mỗi dịp Tết đến, câu chuyện "ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại" lại là chủ đề dấy lên nhiều tranh cãi, bởi mỗi người, mỗi gia đình lại có một quan điểm khác nhau. Đặc biệt, đối với những gia đình có nhà nội và nhà ngoại ở xa nhau, mong muốn được ăn Tết ở nhà đẻ lại càng lớn hơn. Mặc dù mỗi người một ý kiến, nhưng dù là nhà nội hay nhà ngoại thì, ai cũng cần có Tết. Không thể phủ nhận nhu cầu được về nhà ngoại ăn Tết của chị em phụ nữ là hoàn toàn chính đáng, nhưng ở hướng ngược lại, cũng không thể bỏ bê chuyện nhà nội để nằng nặc đòi về bằng được.

Bắt đầu phát ca khúc Đi về nhà

Thưa quý vị thính giả, cách đây hơn 1 tuần thì MN có nhận được một lá thư qua Mail của thính giả có tên là Nguyễn Thị Trang, trú tại Gio Linh. Thính giả bộc bạch rất nhiều xung quanh câu chuyện “Ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại” và kèm với một bài hát có tên là: Đi về nhà. MN xin mời khách mời và quý thính giả cùng thưởng thức ca khúc trước khi đến với lá thư chia sẻ.

Vuốt ca khúc lên cao

Nhạc cắt

MN: Vâng, bài hát rất xúc động. Bây giờ thì MN xin mời quý thính giả cùng nghe chị NH đọc lá thư ngay sau đây ạ. Xin mời chị NH.

NH: Cảm ơn MN, NH xin được đọc lá thư của thính giả Nguyễn Thị Trang trú tại huyện Gio Linh ngay sau đây.

Kính gửi chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Tôi tên là Nguyễn Thị Trang. Tôi năm nay 35 tuổi và đã lập gia đình, vợ chồng tôi có 1 đứa con đầu lòng. Quê tôi ở Hà Tĩnh, lấy chồng nên đã theo anh vào Quảng Trị sinh sống. Lấy chồng từ năm 30 tuổi, đến bây giờ đã 5 năm, chưa có năm nào tôi về gia đình mẹ đẻ ăn tết. Có phải tôi quá nhu nhược hay do chồng tôi và phía nhà chồng tôi không muốn vậy. Tôi viết những dòng này để giải tỏa nỗi buồn, có thể cũng là nỗi lòng của nhiều phụ nữ khác, phận làm dâu không thể cùng cha mẹ thân yêu của mình đón Tết. Ba mẹ tôi có hai người con và đều là con gái, tôi là chị cả. Chúng tôi đều sống và làm việc tại Quảng Bình sau khi học xong đại học. Chị em tôi đều có gia đình riêng, nhà chồng tôi ở Gio Linh, nhà chồng em gái ở Bình Định.

5 cái tết vừa qua là những cái tết mà tôi thấy ân hận, trống vắng vô cùng. Năm đầu lấy chồng tôi vui vẻ ăn tết ở nhà chồng, bàn với chồng các năm sau thì chia đều ra. Năm này nhà nội thì năm sau nhà ngoại. Nhưng năm tiếp đó, chồng tôi như bỗng quên lời hứa năm nào.

Tôi bàn với chồng năm nay về nhà ngoại ăn Tết sau hơn 5 năm lấy chồng nhưng anh không đồng ý.

Nhà tôi cách nhà chồng hơn 2h đi xe ô tô. Hơn 5 năm nay, năm nào vợ chồng tôi cũng lo toan chu đáo tết cho nhà nội. Nhà nội chỉ là những cuộc điện thoại vội vàng hỏi thăm. Năm nay em gái tôi mới lấy chồng, nhà lại chỉ có hai chị em gái, tôi bàn với chồng về ngoại ăn Tết một năm. Vả lại nhà chồng tôi có ba anh em, em trai cùng bố mẹ, em gái thì lấy chồng gần nhà. Thêm nữa, hơn 6 năm nay, tôi vẫn luôn mong muốn được về ăn Tết với bố mẹ một lần. Tôi thấy bây giờ con cái sắp xếp về ăn Tết thế nào với bố mẹ hai bên cho hợp lý là được, không hẳn con gái đi lấy chồng nhất định năm nào cũng phải ăn Tết ở nhà chồng.

Khi nghe ý kiến của tôi, chồng gạt phăng đi bảo rằng tôi lấy chồng rồi phải theo chồng, làm gì có chuyện về ngoại ăn Tết, người khác thế nào anh không biết, chứ ở nhà anh thì không có chuyện đó. Tôi buồn lắm. Chẳng lẽ bố mẹ tôi mang nặng đẻ đau, nuôi tôi khôn lớn, cho ăn học đàng hoàng, công việc ổn định, kiếm tiền cũng chẳng ít hơn chồng, vậy sao tôi chỉ được báo hiếu mỗi bên nội? Con trai là con, chẳng lẽ con gái không phải là con?

Chưa bao giờ tôi thấy bản thân bất lực và chán ghét giới tính của mình như bây giờ. Tôi không có tư tưởng "trọng nam khinh nữ" hoặc "con gái là con người ta" nhưng xã hội này đang bắt tôi phải chấp nhận điều đó. Giá như chồng có thể hiểu cho mong muốn của tôi, gia đình chồng có thể thông cảm cho con dâu, có lẽ tôi sẽ cảm thấy được trân trọng và cuộc sống tươi đẹp hơn nhiều. Giờ tôi thấy chán nản, ghét Tết, cũng chẳng hào hứng sum vầy.

Tôi phải làm gì để mỗi dịp tết đến, tôi có thể vui vẻ và không còn cảm thấy day dứt khi không về được nhà ngoại? Trong khi ba mẹ ngày càng già đi, thời gian gặp ba mẹ ngày một ít đi?.

NH: Vâng, đọc lá thư vừa rồi mà NH cảm thấy quả thực cũng rất buồn cho chị Trang ạ. Là phụ nữ, đặc biệt khi có chồng đều mong muốn được về nhà ngoại ăn tết. Năm thì nhà nội, năm thì nhà ngoại đúng không ạ.

MN: Vâng, như chị Hòa vừa chia sẻ, ai trong chúng ta khi đã lập gia đình thì đều mong muốn chồng cũng như gia đình nhà chồng hiểu, cảm thông và chia sẻ với mình. Đặc biệt là mỗi dịp tết đến đúng không ạ? Xin được hỏi khách mời của chương trình ạ, chị nghĩ như thế nào về câu chuyện của chị Trang ở trên?

Chị Diễm: Trước hết tôi cảm ơn chị Trang đã chia sẻ câu chuyện của mình, mà tôi nghĩ đây là câu chuyện không của riêng ai. Quan trọng là chúng ta có nói ra hay là không. Tôi rất đồng cảm với chị Trang. Chúng ta đi lấy chồng, lại xa quê. Nỗi nhớ khi nào cũng đong đầy. Bởi thế, rất muốn về nhà, đặc biệt là trong dịp lễ tết. Tết nội, Tết ngoại - cụm từ đầy ấm áp, lẽ ra cho người ta thấy sự đoàn tụ, sum vầy của tình thân - nay lại trở thành nguyên nhân của các cuộc “đại chiến” nảy lửa của không ít cặp vợ chồng. Vì đâu nên nỗi? Nếu ta đặt mình vào vị trí của chị Trang thì quả thật rất cảm thông cho chị ấy. Lấy chồng xa nhà, xa quê, 5 năm chưa về ăn tết với ba mẹ…..

MN: Vâng, bây giờ thì MN mời chị Diễm cùng quý thính giả nghe một vài ý kiến mà MN ghi lại được khi hỏi các chị cũng như các anh quan điểm như thế nào về việc ăn tết nội hay tết ngoại.

Phát 3 băng

MN: Vừa rồi là những ý kiến rất sát thực đúng không ạ, người thì cho là nên chia đều ra, năm này tết nội thì năm sau tết ngoại, người thì nói là nhập gia tùy tục…thưa chị Nguyễn Thị Diễm, sau khi nghe những ý kiến đó thì chị nghĩ như thế nào ạ?

Trả lời:

MN: Trong thư thì chị đã nói rất cụ thể rồi đúng không ạ? Vậy thưa khách mời của chương trình, chị có những chia sẻ gì để giúp chị Trang không còn cảm thấy là ghét tết vì nỗi buồn tết nội hay tết ngoại.

Trả lời:

( - chúng ta phải hiểu tết cổ truyền của dân tộc là gì, con cháu có trách nhiệm, nghĩa vụ gì)

( - hầu hết thì khi phụ nữ lấy chồng đều mong muốn chồng mình là người hiểu và chia sẻ cùng mình nhiều nhất nên chồng của chị Thi cần…….)

( - đặc biệt đừng để mình sợ tết vì lúc đó sẽ mất hết ý nghĩa ngày tết đến, xuân về)

( - Người vợ cũng cần có chứng kiến của riêng mình, phải nói để mọi người cùng hiểu, theo tôi nên đặt tâm lí vào mẹ của chồng. Ngày trước mẹ cũng lấy chồng và tâm lí của mẹ cũng muốn về nhà ngoại ăn tết…)

MN: Vâng, lúc này thì chúng tôi đang có cuộc gọi đến từ một thính giả. Alo, chào thính giả ạ. Thình giả có thể tự giới thiệu đôi chút về bản thân mình?

Thính giả: Vâng, chào MC Mỹ Nhị cùng quý vị thính giả. Tôi tên là …… Tôi nghe chương trình và có câu hỏi muốn nhờ chương trình chia sẻ cho tôi với được không ạ? Vợ chồng tôi cũng rơi vào trường hợp như chị Trang. Tôi định năm nay sẽ bồng con về nhà ba mẹ ăn tết vì hơn 8 năm trời chưa có bao giờ tôi được về nhà mẹ đẻ ăn tết? Tôi làm như vậy thì có được hay không khi tôi đã nhiều lần đề cập đến việc này mà chồng tôi lơ đi. Tôi cảm ơn chương trình rất nhiều.

MN: Với câu hỏi này thì tôi xin mời khách mời của chương trình ạ?

Chị Diễm:

MN: Thưa quý thính giả. Tết đoàn viên, Tết sum họp chứ đừng để Tết đến giận hờn không vui vẻ với nhau, chỉ vì một người không được đón Tết với bố mẹ đẻ của mình. Đừng quá bận tâm đến chuyện Tết quê nội hay Tết quê ngoại. Cũng đừng mang quê nội hay quê ngoại ra so sánh, bởi nếu so sánh là công bằng. Dù là đón Tết ở đâu thì quan trọng nhất là chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ, cùng nhau thông cảm và nghĩ cho đối phương một chút, như vậy Tết sẽ trọn vẹn niềm vui! Nên nếu ai hỏi tôi "Năm nay ăn Tết quê nội hay quê ngoại", tôi sẽ không cần phải suy nghĩ mà trả lời ngay "cả hai".

Bắt đầu chèn bài hát Tết đông đầy

NH: Rõ ràng, mỗi năm chỉ có vài ngày tết, ăn tết ở nội hay ngoại không quan trọng, mà ăn tết trong không khí như thế nào và làm gì để những ngày rộng tháng dài phía trước là những ngày vui, mới là điều cần lưu tâm. Hơn nữa, khi con cái hục hặc chuyện tết nội hay tết ngoại, chắc hẳn chẳng ông bố, bà mẹ nào thấy vui, bởi khi ấy niềm vui đoàn viên chỉ còn là sự gượng ép từ một phía. Nhìn người ta rồi lại nhìn mình, các chị nhắc nhau, phụ nữ thông thái là phải biết tìm niềm vui trong mọi hoàn cảnh. Không được về bên ba mẹ thì gầy dựng niềm vui bên con, bên chồng, bên anh chị cha mẹ chồng, tạo nên những ký ức tết tươi đẹp cho con.

Thuở nhỏ, chúng ta may mắn được làm con của ba mẹ, trải nghiệm những cái tết ấm êm bên gia đình. Thì nay, khi đã có một gia đình nhỏ của riêng mình, vun vén và tổ chức để con được trải qua những mùa tết ấm áp, cũng là cách tiếp nối tết truyền thống...

Vuốt bài hát lên cao

NH: Cảm ơn khách mời và chào cuối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 15/12/2022 22:11 Nguyễn Việt Hà 23/12/2022 14:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà