Người cao tuối sống xanh - sống khỏe
Danh mục
Người cao tuổi
NỘI DUNG

PTTT : NGƯỜI CAO TUỔI QUẢNG TRỊ Sống xanh – Sống khỏe

Thời lượng : 30 phút

Nhạc hiệu chương trình

MC1 : Kính chào quý vị và các cụ đang nghe chương trình PTTT Người cao tuổi Quảng Trị sống xanh – sống khỏe.

Thưa QV & các cụ! Có một câu nói rất hay về người cao tuổi như sau: Tuổi già không phải là sự thất bại mà là sự trưởng thành về tâm hồn, kinh nghiệm và sự hiểu biết về cuộc sống mà không phải ai cũng đạt được. Quả đúng như vậy thưa QV, NCT luôn có 1 vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống gia đình. Họ không những là người chỉ đường, dẫn dắt thế hệ sau mà còn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và nỗ lực đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng. Đặc biệt hơn cả là dù ở bất cứ thời kì nào, NCT luôn là cầu nối để gắn kết các thành viên trong gia đình. Và đây cũng là chủ đề chính của chương trình NCT Quảng Trị sống xanh – sống khỏe ngày hôm nay.

MC2: Qv & các cụ thân mến như thường lệ chương trình hôm nay sẽ có 3 phần: mở đầu mời QV & các cụ cùng điểm lại tin tức hoạt động NCT ở cơ sở, địa phương và các chính sách mới cho NCT. Mục Tuổi già sống xanh – Sống khỏe mời QV & các cụ cùng tìm hiểu về bệnh đục thủy tinh thể ở NCT và cách phòng tránh. Phần cuối chương trình là tiểu mục chuyện tuổi già mời QV & các bạn cùng gặp gỡ với nhà giáo Nguyễn Văn Thảo Nguyên để cùng bàn luận về chủ đề: NCT là cầu nối của gia đình.

MC1: Qv & các cụ thân mến chương trình của chúng tôi đang được phát trực tiếp trên sóng Phát thanh tần số 92,5 mkh của Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các cụ quan tâm theo dõi chương trình xin mời tương tác :

-                     Kết nối trực tiếp qua số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trả lời trực tiếp về vấn đề mà bạn quan tâm

-                     Gửi nội dung câu hỏi qua số điện thoại zalo 0918898246; email Nguoicaotuoisongxanh-songkhoe@gmail.com hoặc Gửi thư về địa chỉ Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng trị số 105/2 Đường Nguyễn Trãi – tp Đông Hà -  Quảng Trị. Chương trình sẽ tổng hợp vào chuyển đến khách mời giao lưu trực tiếp cùng quý vị và các cụ.

Còn bây giờ mời QV & các cụ cùng với khách mời của chương trình là nhà giáo Nguyễn Văn Thảo Nguyên đến với phần tin tức liên quan đến đời sống NCT.

Nhạc cắt - Kết nối người cao tuổi cùng QRTV

Tin tức:

Tin 1: Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc trợ giúp pháp lý đối với NCT, NCT có khó khăn về tài chính, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý đối với NCT, NCT có khó khăn về tài chính bảo đảm được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành hành Kế hoạch "Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với NCT, NCT có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022-2030". Theo kế hoạch này, hàng năm tỉnh Quảng Trị sẽ xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho NCT, NCT có khó khăn về tài chính. Đảm bảo trên 80% cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý cho NCT được tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho NCT, NCT có khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, thực hiện việc trợ giúp pháp lý đối với NCT, NCT có khó khăn về tài chính, đa dạng về hình thức trợ giúp pháp lý, tập trung chủ yếu vào các vụ việc có đối tượng NCT bị bạo lực, bạo hành, bị ngược đãi. Bảo đảm 100% NCT, NCT có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.

Tin 2: Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi Quảng Trị: Hăng say lao động, cống hiến không ngừng

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển (8/6/2003 – 8/6/2023), từ 14 hội viên ban đầu, đến nay CLB có 42 hội viên. Hiện tuổi đời bình quân của hội viên CLB xấp xỉ 70 tuổi. Điều đáng ghi nhận là tuy tuổi cao nhưng các nhà báo cao tuổi vẫn hăng say lao động, cống hiến, chủ động bám sát những sự kiện của tỉnh, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh có chất lượng, đạt giải cao tại một số cuộc thi.  Hằng năm, CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh tổ chức sinh hoạt 2 lần với các hình thức như: tọa đàm, tham quan, giao lưu giữa các tổ chức và các cơ quan địa phương trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Tin 3:

Nhạc cắt : Sologan :  “Người Cao tuổi sống vui, sống khỏe ”, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội văn minh”

Thưa Qv& các cụ, thưa nhà giáo Nguyễn Văn Thảo Nguyên vừa rồi là những thông tin liên quan đến NCT. Còn bây giờ chúng ta sẽ cùng đến với chủ đề chính của chương trình ngày hôm nay đó là: Người cao tuổi là cầu nối trong gia đình.

Thầy Nguyễn Văn Thảo Nguyên thân mến! Thầy nghĩ như thế nào về chủ đề này?

Trả lời

Và xin hỏi thầy Thảo Nguyên 1 chút là hiện tại gia đình mình có bao nhiêu thành viên ạ?

Trả lời

Vâng, rất hạnh phúc khi có con cháu đuề huề đúng không thưa thầy?

Trả lời

Và có một câu nói rất hay mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Qv và các cụ như thế này:  ở trong gia đình, ông bà chính là khâu nối giữa quá khứ và hiện tại, là trung tâm gắn kết của các thành viên trong gia đình. Thầy Thảo Nguyên có thể lí giải một chút về câu nói này được không ạ?

Trả lời

Người Việt ta thường có câu "trẻ cậy cha, già cậy con", từ nhiều đời nay trong quan niệm Á Đông nói chung và văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói riêng, bố mẹ khi về già thường sống chung với con cháu. Mô hình này được gọi là tam, tứ đại đồng đường.  Thầy Thảo Nguyên có thể chia sẻ 1 chút về nét văn hóa của mô hình tam, tứ đại đồng đường của người Việt Nam ta?

Trả lời

Thưa thầy hiện nay thì mô hình này có những thay đổi như thế nào?

Trả lời

Vâng như nhà giáo Nguyễn Văn Thảo Nguyên vừa chia sẻ thì những năm gần đây xã hội ghi nhận sự dịch chuyển xu hướng sống mới của người già. Tuổi xế chiều khi đã lo lắng xong xuôi việc học hành, dựng vợ gả chồng cho con cái thì họ đã chọn cách sống cho riêng mình. Với cá nhân thầy thì thầy nhận thấy xu hướng này sẽ có những ưu điểm và hạn chế gì?

Trả lời

Thực tế cho thấy mặc dù xu thế hiện nay là con khi đã trưởng thành thì họ sẽ chọn sống riêng vì sợ khoảng cách thế hệ, khác biệt về suy nghĩ và lối sống sẽ dẫn đến những xung đột trong gia đình. Thầy suy nghĩ như thế nào trước thực tế này?

Trả lời

Vậy thầy có nghĩ rằng nếu ở riêng thì sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, khoảng cách giữa ông bà, con cháu sẽ ngày càng xa không?

Trả lời

Vâng, và như thầy Thảo Nguyên vừa chia sẻ thì dù cuộc sống có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì vai trò của ông bà, cha mẹ trong gia đình vẫn không thay đổi. Như người ta vẫn thường nói: cha mẹ chính là gia đình. Và với những người con xa quê thì nỗi nhớ nhung, khắc khoải về quê hương, cha mẹ vẫn luôn thường trực trong họ. Đó cũng là lí do mà mỗi dịp tết đến hay hè sang, họ đều muốn dành thời gian để trở về bên cha mẹ, để con họ được gần gũi với ông bà. Sau đây là những tâm sự của thính giả mà chúng tôi đã ghi lại được khi thính giả gọi qua số điện thoại 02333 595 399 của chương trình.

Chia sẻ thính giả:

Tâm sự 1: Tôi tên là Tâm hiện đang làm công nhân tại Sài Gòn. Tôi xa quê đã hơn 5 năm rồi và đã lấy chồng, sinh được 2 cháu. Cuộc sống công nhân không mấy dư dả nên chúng tôi rất ít khi về quê. Nhưng 2 năm dịch bệnh Covid vừa qua cả nhà được về quê ăn tết cùng gia đình. Các con của tôi lúc đó mới được gần ông bà nội, ngoại nhiều hơn. Nhìn các con quấn quýt bên ông bà mà tôi rưng rưng nước mắt. Tôi hiểu rằng và ông bà, cha mẹ là thiệt thòi rất lớn. Chính về thế khi trở lại Sài Gòn làm việc tôi và chồng đã động viên nhau cố gắng hơn nữa để mỗi năm ít nhất cho con về thăm quê, thăm ông bà một lần.

Tâm sự 2: Tôi là Quân, đã xa quê lập nghiệp được 3 năm rồi. Các anh chị em tôi cũng đều xa quê để lập nghiệp và sinh sống. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau. Và đặc biệt chúng tôi luôn hẹn với nhau sẽ cùng về quê thăm cha mẹ của mình. Dù có đi đâu, làm gì thì cha mẹ vẫn còn đó, đó chính là sợi dây gắn kết chúng tôi lại với nhau và chúng tôi luôn trân quý mọi khoảnh khắc bên nhau, bên cha mẹ, gia đình.

Tâm sự 3: Gia đình chúng tôi đông anh em, nhưng chỉ có 1 người anh là ở với cha mẹ còn lại đều sống và làm việc xa quê. Lúc còn cha mẹ thì chúng tôi còn thường về quê cùng nhau. Rồi các dịp nghỉ hè hay tết đến là cả nhà chúng tôi và đặc biệt là các con tôi lại háo hức để được về quê ông bà. Nhưng từ khi ông bà mất đi, sợi dây gắn kết vô hình dường như cũng mất. Chúng tôi ít về quê hơn, anh chị em cũng thi thoảng mới điện thoại thăm hỏi nhau. Tôi chợt hiểu hơn về câu nói của 1 người bạn tâm sự với mình đó là: Còn cha còn mẹ thì chúng ta là gia đình, cha mẹ mất đi rồi chúng ta chỉ là anh em.

Vâng, thưa Qv và các cụ, những tâm sự rất xúc động đúng không ạ. Thầy Thảo Nguyên thân mến! Qua nghe những tâm sự này thầy có cảm xúc như thế nào?

Trả lời

Và trong những chia sẻ vừa rồi, có một chia sẻ khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều, đó là chia sẻ của vị thính giả thứ 3, như anh nói thì còn cha còn mẹ thì còn gia đình, cha mẹ mất đi rồi thì chỉ còn anh em. Bằng sự trải nghiệm của mình, thầy Thảo Nguyên có thể lí giải vì sao mà người ta lại nói như vậy?

Trả lời

Như vậy dù cuộc sống có thay đổi như thế nào thì ông bà, cha mẹ luôn là cầu nối gắn kết các thành viên trong gia đình. Vậy theo thầy, để sợi dây gắn kết này càng trở nên bền chặt chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời

Cuối cùng thầy có điều gì muốn nhắn gửi, chia sẻ đến Qv thính giả đang nghe đài.

Xin cảm ơn Thầy Thảo Nguyên đã tham gia chương trình và có những chia sẻ rất ý nghĩa. Xin chúc thầy thật nhiều sức khỏe, sống vui và hạnh phúc bên gia đình.

Nhạc cắt : Sologan :  “Người Cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích”, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội văn minh”

MC: Quý vị và các cụ đang theo dõi chương trình PTTT : Người cao tuổi Quảng Trị  Sống xanh – Sống khỏe. Phần cuối chương trình hôm nay xin được gửi đến quý vị và các câu chuyện tuổi già: Bà nội, bà ngoại thời hiện đại . Kính mời quý vị và các cụ cùng nghe.

 

Bà nội, bà ngoại thời hiện đại

( đọc trên nền nhạc)

Trước đây, nhiều người nghĩ “nghề” của người già khi về hưu là giữ cháu giúp con cái đi làm. Nhưng hiện nay, nhiều ông bà nội, ngoại nghĩ “thoáng” hơn rằng họ chỉ hỗ trợ con cháu khi cần thiết và vẫn giữ cho mình một nhịp sống tự do, thoải mái.

Từng là nhân viên một công ty xây dựng, bà Tuyết Lê (sinh năm 1958, trú phường I, thành phố Đông Hà) về hưu đã 9 năm. Suốt 9 năm nay, cuộc sống của bà và chồng là những chuyến đi thiện nguyện, du lịch trong và ngoài nước.

Năm 2019, con trai út của ông bà cưới vợ, hiện tại gia đình có thêm thành viên nhí hơn 3 tuổi. Bà bảo, mặc dù đang là những “tỷ phú thời gian” nhưng bà không dành toàn bộ thời gian để chăm cháu mà chỉ hỗ trợ các con khi cần thiết.

Trong ngày, bà vẫn có thời gian riêng để theo đuổi những sở thích cá nhân. Bà Lê bày tỏ: “Tôi rất thích khiêu vũ. Đó là sở thích, là đam mê cháy bỏng từ khi tôi còn trẻ nhưng vì cơm áo gạo tiền, vì con cái, gia đình, công việc và trăm ngàn mối lo của cuộc sống nên tôi không thể thỏa mãn ước mơ của mình. Vì thế, khi các con đã trưởng thành, có gia đình riêng, tôi cũng đã đến tuổi nghỉ hưu nên tôi nhất định phải thực hiện ước mơ từ thời trẻ”.

Một ngày của bà Lê bắt đầu bằng việc tập thể dục ở công viên Phi- Đen cùng hội bạn thân. Sau đó, nhóm bạn của bà cùng ăn sáng, uống cà phê. Đến 9 giờ, bà mới đi chợ rồi về nhà. Đó cũng là lúc con dâu chở cháu nội qua gửi. Bà nói rằng, quan điểm của bà từ đầu, ông bà chỉ có trách nhiệm nuôi dạy con, còn việc nuôi dạy cháu là trách nhiệm của bố mẹ chúng nó.

Trường hợp bố mẹ chúng khó khăn, bà sẽ hỗ trợ trong điều kiện có thể để giúp con nhưng không làm “vú nuôi” 24/24 giờ cho con cháu. Bà cũng đưa ra “quy định” với các con, ông bà chỉ giữ cháu vào các ngày trong tuần, không giữ thứ bảy, chủ nhật và tuyệt đối không giữ buổi tối. Trừ những trường hợp bất khả kháng như các con có tiệc tùng của công ty, cơ quan hay bạn bè thân thiết thì ba mẹ… du di.

Bà Lê kể, mặc dù chỉ có 1 đứa con trai nhưng từ khi con cưới vợ, bà đã sắp xếp cho con ở riêng. Theo bà, khi con cái ở cùng ba mẹ, chúng sẽ cứ mãi nhỏ bé. Mục đích của bà là để con tự lo, tự có trách nhiệm với bản thân, với gia đình nhỏ của mình.

Với bà Lê, gia đình là trên hết. Bất cứ khi nào các con gặp khó khăn về tư tưởng hay phương hướng làm ăn, đều có thể chia sẻ với ba mẹ. Ba mẹ sẽ luôn dang rộng vòng tay giúp đỡ con, nhưng trong cái chung thì phải có cái riêng. Ba mẹ lao động cả đời rồi, bây giờ là lúc ông bà phải được nghỉ ngơi và thực hiện những ước mơ của mình. Thực tế, tâm lý “trẻ chăm con, già chăm cháu” đã là nếp nghĩ bao đời vận vào phụ nữ Việt.

Thậm chí, những cô con gái, con dâu trẻ, thân là phụ nữ nhưng vẫn có suy nghĩ “cha mẹ về hưu phải có nghĩa vụ giúp đỡ con cháu”. Có người còn  nghĩ rằng: “Chăm cháu là trách nhiệm của ông bà, đó là “trách nhiệm lên chức”. Thứ nữa, giờ bà còn sức khỏe thì nên đỡ đần cho con cháu. Mai sau già yếu, ngã bệnh, con cái nó mới chăm lo lại cho.

Buổi chiều, chỉ cần ra các khu vui chơi công cộng, khu công viên, chúng ta có thể chứng kiến những cảnh quen thuộc, bà nội hoặc bà ngoại đưa cháu đi chơi, một tay cầm tô thức ăn, tay kia cầm theo cái quạt để quạt cho cháu, trên vai vắt chiếc khăn lau. Trẻ con cứ chạy nhảy nô đùa, bà lật đật chạy theo, dỗ dành không ngừng, mồ hôi rơi ướt áo… Dường như việc chăm cháu là chuyện đương nhiên, chẳng bà nội, bà ngoại nào kêu ca, nề hà. Phần nhiều phụ nữ Việt khổ vì tư duy đó...

Có bao giờ con cái nhận ra việc tước đoạt của người cao tuổi cuộc sống riêng tư, buộc họ phải có trách nhiệm trông cháu, giữ nhà, thay vì nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, thăm thú bạn bè, đi chơi... cũng là một sự bạo hành thầm lặng.

Thiết nghĩ, không chỉ tuổi già, ở tuổi nào cũng phải có một đời sống lành mạnh và biết yêu lấy bản thân mình, chăm sóc cho trí tuệ và có một đời sống tinh thần phong phú, đó mới là cuộc sống đích thực.

          MC: Quý vị và các cụ vừa nghe chương trình Người cao tuổi Quảng Trị  Sống xanh – Sống khỏe được phát sóng Phát thanh tần số 92,5 mkh của Đài PTTH Quảng Trị. Hy vọng chương trình sẽ trở thành điểm hẹn ý nghĩa của Người cao tuổi và Thính giá QRTV vào 10h30 thứ 3 hàng tuần. Quý vị và các cụ quan tâm hãy tương tác với chương trình : Kết nối trực tiếp qua số điện thoại 02333 595 399, chúng tôi sẽ gọi lại và khách mời sẽ trả lời trực tiếp về vấn đề mà bạn quan tâm

-                     Gửi nội dung câu hỏi qua số điện thoại zalo 0918898246; email Nguoicaotuoisongxanh-songkhoe@gmail.com hoặc Gửi thư về địa chỉ Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng trị số 105/2 Đường Nguyễn Trải – tp Đông Hà Quảng Trị. Chương trình sẽ tổng hợp vào chuyển đến khách mời giao lưu trực tiếp cùng quý vị và các cụ.  NGƯỜI CAO TUỔI QUẢNG TRỊ Sống xanh – Sống khỏe –

MC: Chương trình hôm nay đến đây xin tạm dừng cảm ơn quý vị và các cụ đã quan tâm lắng nghe.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 16/06/2023 09:13 Lê Vĩnh Nhiên 19/06/2023 08:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà