Chuyên mục Giai điệu quê hương
Danh mục
Giai điệu quê hương
NỘI DUNG

Chương trình Giai điệu quê hương 3.10.2021

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Trong kho tàng âm nhạc dân gian của vùng đất BTT ngày trước vốn rất phong phú, đa dạng với nhiều làn điệu dân ca khác nhau. Ngay từ đầu thế kỷ XVI Dương Văn An đã có những nhận xét về lòng yêu thích văn nghệ dân gian - đặc biệt là Hò của dân xứ "Ô châu ác địa":

"Xuân sang thì mở hội đua thuyền với nhiều trai thanh gái lịch, hạ đến thì bày cuộc viếng thăm với nhiều chốn múa nơi ca”.

Hò Bình Trị Thiên phong phú, đa dạng, đủ các làn điệu hò trên cạn, dưới nước, được phân bố đều từ vùng trung du, đồng bằng đến vùng biển. Cùng với các điệu hò như hò hụi, hò mái nhì, mái đẩy, hò mái chè, hò mái nện…thì hò giã gạo là một trong những làn điệu dân ca gần gũi với đời sống của nhân dân lao động ngày trước

Trích

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với điệu hò giã gạo BTT. Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng gặp gỡ với cô giáo- Trần thị Diễm Lệ- Giáo viên âm nhạc Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành để tìm hiểu về làn điệu dân ca này.

Trích

1/PTV: Xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Diễm Lệ đã tham gia cùng chương trình của chúng tôi. Thưa chị, trong các làn điệu dân ca BTT thì họ giã gạo là một trong những làn điệu gần gũi và quen thuộc. Là một giáo viên âm nhạc dành nhiều tâm huyết với các làn điệu dân ca, xin chị cho biết đôi nét về làn điệu này ạ?

Chị Lệ trả lời…

2/Vâng! Vậy qua thực tế của công tác nghiên cứu và giảng dạy, theo chị điểm khác biệt giữa hò giã gạo với các làn điệu dân ca khác của vùng đất Bình Trị Thiên là gì ạ?

Chị Lệ trả lời (lấy ví dụ minh họa..)

trích

3/ Thưa chị Diễm Lệ, hiện nay dạy hát dân ca trong trường học đang được ngành giáo dục coi trọng. Được biết thời gian qua trường TH Nguyễn Tất Thành cũng đã đưa các tiết học hát dân ca vào giảng dạy cho các em học sinh. Vậy là một người trực tiếp dạy hát dân ca cho các em, chị nhận thấy khi được tham gia học hát dân ca, tinh thần của các em ntn ạ?

Chị Lệ trả lời…

4/ Và chắc chắc trong các làn điệu dân ca thông qua các giờ học, không thể không có làn điệu hò giã gạo BTT phải ko ạ?

Chị Lệ trả lời..(đúng vậy, bởi đây là làn điệu dễ hát nên phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh và để giúp các em làm quen với điệu hò này, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học……)

5/Vâng! Dân ca là loại hình âm nhạc truyền thống của cha ông ta, với vùng đất BTT ngày trước vốn phong phú, đa dạng với nhiều làn điệu khác nhau. Theo chị, ngoài giúp cho các em học sinh làm quen với dân ca thì những tiết học hát dân ca còn có ý nghĩa ntn đ/v các em?

Chị Lệ trả lời…(Giúp các em hiểu hơn về cội nguồn văn hóa của cha ông với kho tàng âm nhạc dân ca độc đáo…, đồng thời dân ca cũng gắn liền với sinh hoạt, đời sống của nhân dân lao động ngày trước nên từ đó giáo dục cho các em những bài học ý nghĩa về lao động, về tình cảm con người…)

6/Thưa chị Diễm Lệ, hiện nay dịch bệnh Covid 19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, các trường học đang duy trì dạy học online cho các em học sinh. Bên cạnh các môn học chính thống, nhiều trường đã có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy nhằm tránh ự căng thẳng, nhàm chán cho các em hs. Chị nghĩ thế nào nếu như đưa các tiết học âm nhạc trong đó có dân ca lồng ghép trong những giờ học trực tuyến cho các em hs?

Chị Lệ trả lời…(tôi nghĩ nếu dduwwocj đây cũng là một cách làm rất hay…)

Trích

PTV: Xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Diễm Lệ với cuộc trò chuyện ngày hôm nay

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 28/09/2021 10:46 Lê Vĩnh Nhiên 29/09/2021 09:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà