CM HÀNG VIỆT
Danh mục
Người Việt hàng Việt
NỘI DUNG

Chuyên mục Hàng Việt chinh phục Người Việt 11.5.2022

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi CM Hàng Việt chinh phục Người Việt của UBMTTQVN tỉnh phối hợp với Đài PTTH Quảng Trị thực hiện.

CM hôm nay sau phần điểm tin về thị trường Hàng Việt là phóng sự “ Kết nối sản phẩm của người khuyết tật”. Sau đây là nội dung chi  tiết của CM.

Nhạc cắt Thị trường Hàng Việt.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Công ty cổ phần KLG tổ chức khởi công xây dựng dự án Khu dịch vụ và sản xuất rượu gạo Kim Long Giao Quảng Trị và ra mắt sản phẩm rượu Kim Long Giao.

Dự án Khu dịch vụ và sản xuất rượu gạo Kim Long Giao Quảng Trị được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư vào năm 2019 và được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư lần thứ nhất vào tháng 8/2021.

 Dự án có mục tiêu sản xuất, kinh doanh rượu truyền thống kết hợp với công nghệ mới, kinh doanh dịch vụ ăn uống nhà hàng, công suất 150.000 lít sản phẩm/năm; diện tích đất sử dụng 28.500 m2, tổng vốn đầu tư dự án trên 34,3 tỉ đồng, địa điểm thực hiện tại xã Hải Dương (huyện Hải Lăng). Dự kiến dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3/2024. Dịp này, Công ty cổ phần KLG ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm rượu Kim Long Giao với 5 đơn vị tiêu thụ trong cả nước.

Đối với sản phẩm rượu Kim Long Giao, đề nghị nhà đầu tư cần chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặt sức khỏe người tiêu dùng lên trên hết. Có chiến lược tuyên truyền, quảng bá nhằm đưa sản phẩm đi xa hơn trên thị trường trong nước, quốc tế. Chính quyền địa phương cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư hoàn thành dự án theo đúng quy định.

Dẫn: Những năm gần đây, chanh leo là một mô hình tiêu biểu, phát huy được hiệu quả và ngày càng được nhân rộng sau khi triển khai trên địa bàn huyện Hướng Hóa,có liên kết đầu ra đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Sau khi nghiên cứu kỹ chất đất cũng như thời tiết khí hậu, Hướng Phùng là một trong 3 xã đầu tiên tại Hướng Hóa được lựa chọn làm nơi xây dựng mô hình điểm về trồng chanh leo với tổng diện tích 7,5 ha. Sau gần 4 năm triển khai, kết quả bước đầu cho thấy chanh leo trồng ở Hướng Phùng phát triển tốt, năng suất khá cao, bình quân đạt 18 tấn/ha. Trừ chi phí đầu tư, nông dân thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Từ kết quả đó, Hướng Phùng đã liên tục nhân rộng diện tích, đến nay đã đạt 30 ha với hơn 50 hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

 Lúc được giá, chanh leo đạt trên 23 nghìn đồng/kg, còn lại bình quân từ 10 - 15 nghìn đồng/kg. Với năng suất trung bình ước đạt từ 15 - 18 tấn/ha, mỗi năm cho thu 3 - 4 vụ thì các mô hình chanh leo tại Hướng Hóa đem lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định, tính bình quân 1 ha chanh leo đem lại nguồn thu nhập trên 250 triệu đồng mỗi năm. Thấy hiệu quả nên nông dân Hướng Hóa đầu tư mở rộng mô hình. Đến nay, tổng diện tích chanh leo ở Hướng Hóa đã lên đến 42 ha. . Vấn đề liên doanh liên kết thuận lợi nên khỏi lo lắng vấn đề đầu ra của sản phẩm.

PV: Chị LÊ THỊ HIỀN- Hộ thành viên HTX Nông Nghiệp Tân Hợp- Hướng Hóa- Quảng Trị.

Qua gần 4 năm triển khai thí điểm, kết quả bước đầu của mô hình chanh leo đã được khẳng định tại Hướng Hóa, đặc biệt là góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi từ các loại cây trồng kém chất lượng, năng suất thấp để mở rộng mô hình chanh leo từ 42 ha lên 150 - 200 ha. Tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm để ổn định đầu ra cho sản phẩm chanh leo ở địa phương.

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Công tác chăm lo cho người khuyết tật được ngành chức năng thực hiện theo quy định của Nhà nước. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đào tạo nghề, tạo điều kiện để người khuyết tật có thể tự lao động và có thu nhập từ chính sức lao động của mình, vượt lên hoàn cảnh để có cuộc sống ổn định hơn. Cùng với việc đào tạo nghề phù hợp với khả năng và sau đó là tìm đầu ra cho sản phẩm của người khuyết tật cũng rất quan trọng. Mới đây, Hội chợ kết nối sản phẩm của người khuyết tật cũng đã được tổ chức với quy mô toàn huyện Gio Linh cũng đã được tổ chức, ghi nhận về hội chợ nhiều ý nghĩa này qua những hình ảnh sau đây.

Kết nối sản phẩm của người khuyết tật

Hội chợ diễn ra với sự kết hợp giữa Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) và UBND xã Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) trong những ngày cuối tháng 4 vừa qua.Khẩn trương, háo hức và cũng không kém phần công phu từ công tác trang trí gian hàng cho đến việc chuẩn bị những mặt hàng của chính các thành viên của các câu lạc bộ người khuyết tật đến từ các xã của huyện Gio Linh.

Sản phẩm mật ong là kết quả của một quá trình tập huấn kỹ thuật, chăm sóc nuôi ong lấy mật như thế nào cho đến việc xây dựng nhãn mác của Trung tâm phát triển nông thôn bền vững dành cho đối tượng là người khuyết tật ở xã Gio Châu. Đem đến hội chợ những sản phẩm nhiều tâm huyết và cũng mong muốn được kết nối nhiều hơn với thị trường trong và ngoài tỉnh.

PV: Ông…..Chủ nhiệm CLB Người khuyết tật xã Gio Châu huyện Gio Linh- Quảng Trị. 

Tại hội chợ có những gian hàng với nhiều đặc sản của vùng biển Gio Việt, Gio Hải như mực, nước mắm, các loại cá. Ngoài những sản phẩm từ biển thì còn có những sản phẩm tiêu biểu thủ công nghiệp như dầu, lạc, hương, miến, tinh bột, bánh kẹo, đá mỹ nghệ...; những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như khoai, môn, gừng, hoa quả, mắm cà, chao,...đa số các sản phẩm đã được người tiêu dùng đón nhận. Quan trọng hơn là khẳng định được chất lượng sản phẩm địa phương khi giới thiệu đến nhiều khách hàng biết đến.

PV: Ông ………Chủ nhiệm CLB Người khuyết tật xã Gio Hải- Gio Linh.

PV: Ông LÊ PHƯỚC HIẾU- Phó chủ tịch UBND xã Gio An- Gio Linh.

Hàng trăm sản phẩm đặc trưng vùng miền ở Gio Linh đã được những thành viên của các CLB người khuyết tật ở các địa phương đem đến hội chợ. Niềm vui nhân đôi khi họ được giao lưu cùng nhau và có thể khẳng định được vị trí của mình trong gia đình, trong xã hội khi họ được tạo điều kiện để học nghề và tự làm ra sản phẩm hoặc cùng với những thành viên khác trong CLB, trong chính gia đình của họ làm ra sản phẩm để có nguồn thu nhập nuôi sống bản thân mình. Đây chính là điều mà Hội chợ này mong muốn được thực hiện để họ có thêm tự tin vào chính mình và được khẳng định điều đó.

PV: Bà NGUYỄN THỊ TOAN- Trung tâm phát triển Nông thôn tại Quảng Trị.

Từ những sản phẩm truyền thống của mỗi làng quê cho đến những sản phẩm được đóng gói và có bao bì, nhãn mác đã được đem đến hội chợ, và điều thực sự phấn khởi là người tiêu dùng đã đón nhận và thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm ngay ngày đầu tiên khai mạc. Không chỉ thực hiện mục đích trao đổi sản phẩm tiêu biểu của người khuyết tật trên địa bàn huyện mà ý nghĩa lớn hơn là giúp họ có cơ hội được giao lưu, trải nghiệm, tạo động lực để sống vui, sống khoẻ, sống có ích, có thêm cơ hội để đưa sản phẩm của chính họ làm ra đến nhiều hơn với thị trường.

Dẫn: Chào cuối.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 11/05/2022 09:03 Lê Vĩnh Nhiên 13/05/2022 18:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà