chuyên mục Hàng Việt
Danh mục
Người Việt hàng Việt
NỘI DUNG

Chuyên  mục Hàng Việt chinh phục Người Việt ngày 28.9.2022.

 

Dẫn: Kính chào quí vì và các bạn đang theo dõi CM Hàng Việt chinh phục Người Việt của Đài PTTH QT phối hợp với UBMTTQVN tỉnh thực hiện. CM hôm nay sau phần điểm tin về thị trường Hàng Việt là PS về giải pháp liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm Ocop trên địa bàn tỉnh. Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt.

Dẫn: Nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị lần thứ XIII, mới đây , Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức hoạt động “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm thanh niên khởi nghiệp năm 2022”.

Gian hàng “Trưng bày giới thiệu sản phẩm thanh niên khởi nghiệp” có sự tham gia của 70 thanh niên khởi nghiệp với 100 sản phẩm khởi nghiệp nổi bật và mang đặc trưng văn hóa của các địa phương. Tiêu biểu như: Chuỗi sản phẩm nông sản sạch đạt chuẩn OCOP của đoàn viên Trần Thị Lan ở Triệu Phong; các thực phẩm khô mang đặc trưng núi rừng của thanh niên Hồ Thị Họa My, các loại trà của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh đến từ Đakrông; Bột diếp cá, Bột tía tô, Bột rau má sấy lạnh và các loại rượu của thanh niên Nguyễn Đức Việt - HTX Nông nghiệp sạch Đông Triều; dụng cụ sinh hoạt được làm thủ công từ tre Krong Aho của Đoàn xã Hướng Việt - Hướng Hóa.

Đây là dịp để thanh niên khởi nghiệp trong toàn tỉnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm; gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm để tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường; tăng cường kết nối và phát triển cộng đồng thanh niên khởi nghiệp tỉnh Quảng Trị. Đồng thời khẳng định quyết tâm của toàn Đoàn thực hiện có hiệu quả “Đề án tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên gắn với các đề án động lực phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030” và khâu đột phá: “Đồng hành hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ” của nhiệm kỳ mới.

Dẫn:  Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ hè thu 2022 toàn tỉnh gieo cấy trên 23.000 ha lúa, vượt 3,5% so với kế hoạch; trong đó có 19.000 ha lúa chất lượng cao. Hiện nay, diện tích lúa trên địa bàn tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh ước đạt 56 tạ/ha. Tuy vậy, bên cạnh niềm vui được mùa, nông dân trong tỉnh hiện đang canh cánh nỗi lo vì giá lúa xuống thấp so với vụ trước và bán ra rất chậm. Đây thực sự là “bài toán khó”, rất cần cơ quan chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc, có giải pháp hỗ trợ để nông dân thu được một vụ mùa trọn vẹn.

Để sản xuất 1 ha lúa, nông dân phải chi phí 29.500.000 đồng từ tiền phân bón, thuốc trừ cỏ, bảo vệ thực vật, công làm đất, công gặt, công thủy nông, công chăm sóc lúa, phơi sấy, bảo quản thóc… Nếu tính năng suất lúa bình quân đạt 5 tấn/ha, giá bán bình quân 6.000 đồng/kg thì có thể sẽ đạt xấp xỉ 30 triệu đồng/ha. Lấy chi phí để trừ ra số tiền thu vào từ sản xuất 1 ha lúa thì xem như nông dân chỉ lấy công làm lãi. Có thể thấy, việc giá phân bón đột ngột tăng mạnh trong vụ hè thu này cũng đã gây bất lợi lớn đến sản xuất nông nghiệp. Cần có biện pháp giúp nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích, gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân cũng như nâng cao tính cạnh tranh của lúa gạo Quảng Trị nói riêng và gạo Việt Nam trên thị trường.

Dẫn: Mới đây, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh cho biết, sau 2 lô hàng cao dược liệu an xoa xuất khẩu đi Mỹ, hiện nay huyện đang gấp rút chuẩn bị thêm lô hàng lên đến 2 tấn để chuyển cho Cổ phần Agidynamics xuất khẩu sang thị trường Canada với giá hơn 3 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, dự kiến lô hàng thứ 2 này sẽ được vận chuyển bằng đường hàng hải qua cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh; thủ tục thông quan dự kiến vào cuối tháng 9/2022. Hai đơn vị được UBND huyện giao chiết xuất cao là Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân và cơ sở chế biến cao của ông Trần Văn Luyến, ở thôn Định Sơn, xã Cam Nghĩa.

 

Để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cao theo yêu cầu của đối tác, việc triển khai nấu theo đúng quy trình, nhất là vấn đề chọn nguyên liệu, đóng gói phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối.

 

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Ngày 16/9 vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo kế hoạch chương trình mỗi xã một sản phẩm  gọi tắt là OCOP giai đoạn 2022 - 2025 và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP năm 2021. Nhìn lại quá trình thực hiện chương trình này, đã có nhiều sản phẩm được chứng nhận  sau một thời gian nỗ lực nâng cao từ chất lượng cho đến mẫu mã để kết nối thị trường. Tiếp tục thực hiện chương trình này với những giải pháp như thế nào và vấn đề kết nối tiêu thụ có ý nghĩa ra sao? Mời quí vị và các bạn cùng theo dõi PS sau.

          Đã có những sản phẩm đạt ocop 4 sao như gạo QTO, tiêu đỏ Vĩnh Linh, cà gai leo An Xuân, dầu lạc Từ Phong….  Với những lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất , chất lượng đầu ra, quy mô sản xuất cũng như tính cạnh tranh trên thị trường do đó các sản phẩm được chứng nhận 4 sao là một trong những sản phẩm có tiềm năng để tiếp tục phát triển. Trên cơ sở khảo sát, bình chọn, đánh giá từ hội đồng bình chọn các sản phẩm tham gia chương trình ocop dần hoàn thiện về chất lượng, ATVS thực phẩm, đặc biệt là vấn đề nhãn mác, bao bì với những thông tin cần thiết đảm bảo truy xuất nguồn gốc trước khi tiếp cận thị trường. Với xu thế đang hướng tới là Người Việt ưu tiên dùng Hàng Việt, những sản phẩm thương hiệu Việt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đặc biệt là có quy trình sản xuất hữu cơ, Vietgap…sẽ được thị trường đón nhận. Từ chương trình Ocop sẽ tạo động lực cho các DN, CSSX, HTX …nỗ lực hơn trong việc đưa thương hiệu Quảng Trị đến với người tiêu dùng trên cả nước.

PV: Ông HOÀNG MINH TRÍ- Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Quảng Trị.

          Là đơn vị sản xuất các sản phẩm nông sản sạch, cơ sở sản xuất Liên Giang đã có 3 sản phẩm đạt chất lượng Ocop, nhận thấy hiệu quả từ chương trình này. Chủ cơ sở đã tích cực chuẩn bị trên cơ sở chất lượng sẵn có, sáng tạo, nghiên cứu thêm về cách thức đóng gói, bao bì phù hợp để tham gia chương trình. Những sản phẩm chủ lực như bột ngũ cốc dinh dưỡng, tinh bột nghệ và mới đây là trà gạo lứt đã đạt ocop 3 sao, tự tin để quảng bá qua các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn cả nước.

PV: Chị PHAN THỊ GIANG- Chủ cơ sở sản xuất Liên Giang- Thị xã Quảng Trị.

          Ấp ủ với quy trình sản xuất gạo theo hướng hữu cơ đảm bảo theo quy trình từ năm 2020, sau khi được khẳng định chất lượng đưa ra thị trường, có kết nối ổn định thì mới đây, sau khi hoàn thiện các thủ tục, Gạo sạch Cam An cuả HTX Cam An đã được chứng nhận ocop 3 sao, là sản phẩm chủ lực của xã Thanh An trong chương trình mục tiêu xây dựng NTM. Đây là một bước khẳng định về chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế để thành viên HTX yên tâm mở rộng sản xuất lúa hữu cơ cung cấp cho thị trường.

PV: Anh TRẦN THẾ HOÀI- PGĐ HTX Cam An – Cam Lộ về mong muốn kết nối thị trường.

Theo dự thảo kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2022 – 2025, đến cuối năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 100 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 2 – 3 sản phẩm OCOP đạt 5 sao, 1 – 2 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

Ưu tiên phát triển các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu mỗi năm có thêm 4 – 6 HTX có sản phẩm OCOP; đến cuối năm 2025 có ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

 PV: Ông HOÀNG MINH TRÍ- Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Quảng Trị.

Một trong những nội dung trọng tâm thời gian tới ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm ocop thì nội dung về hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; chuyển đổi số trong chương trình OCOP; tháo gỡ những khó khăn trong việc chứng nhận tiêu chuẩn đối với sản phẩm OCOP, nhất là nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu là những nội dung cần được quan tâm giai đoạn tới... Năm 2021 có  43 sản phẩm của 27 chủ thể đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP . Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 87 sản phẩm của 49 chủ thể đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 16 sản phẩm 4 sao, 71 sản phẩm 3 sao. Có 14 chủ thể là HTX, và tổ hợp tác, còn lại là doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh, với những ý nghĩa từ chương trình mang lại đã tạo động lực cho các đơn vị sản xuất tiếp tục khẳng định thương hiệu sản phẩm Quảng Trị cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường thời gian tới.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 26/09/2022 09:24 Lê Vĩnh Nhiên 26/09/2022 14:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà