chuyên mục Hàng Việt
Danh mục
Người Việt hàng Việt
NỘI DUNG

Chuyên mục Hàng Việt chinh phục Người Việt ngày 25.5.2022.

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi CM Hàng Việt chinh phục Người Việt của Đài PTTH Quảng Trị phối hợp với UBMTTQVN tỉnh thực hiện. CM hôm nay sau phần điêm những tin tức Hàng Việt là phóng sự về quá trình xây dựng thương hiệu cho gạo hữu cơ Sepon với những tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường sau khi hoàn chỉnh với các tiêu chí phù hợp chứng chỉ chứng nhận hữu cơ USDA organic & EU. Sau đây là nội dung chi tiết của CT.

NHẠC CẮT

Tin 1: Vụ sầu riêng năm nay, trong thời kỳ cây sầu riêng ra hoa, đậu quả non thì gặp nhiều trận mưa lớn kéo dài, khiến cho bông bị khô, thối và rụng đại trà. Vùng trọng điểm trồng sầu riêng tại địa bàn xã Đắk Ru, huyện Đắk R’ Lấp, tỉnh Đắk Nông bị thiệt hại nặng khi sầu siêng mất mùa 50 đến 60% .
Xã Đắk Ru hiện có khoảng 600ha sầu riêng. Đúng vào thời kỳ sầu riêng ra hoa đậu quả, thời tiết không thuận lợi do mưa lớn bất thường, không khí ẩm thấp, ít nắng nên phần lớn diện tích sầu riêng trên địa bàn xã không thể đơm hoa kết trái bình thường. Mặc dù bà con đã kết hợp phun thuốc trừ sâu phòng bệnh, đồng thời che phủ gốc để giảm thiểu tình trạng dư thừa nước, giúp cây có đủ thời gian phân hóa mầm hoa nhưng vẫn bị thiệt hại về sản lượng. 

Tin 2: Dẫn: Những năm gần đây, chanh leo là một mô hình tiêu biểu, phát huy được hiệu quả và ngày càng được nhân rộng sau khi triển khai trên địa bàn huyện Hướng Hóa,có liên kết đầu ra đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Sau khi nghiên cứu kỹ chất đất cũng như thời tiết khí hậu, Hướng Phùng là một trong 3 xã đầu tiên tại Hướng Hóa được lựa chọn làm nơi xây dựng mô hình điểm về trồng chanh leo với tổng diện tích 7,5 ha. Sau gần 4 năm triển khai, kết quả bước đầu cho thấy chanh leo trồng ở Hướng Phùng phát triển tốt, năng suất khá cao, bình quân đạt 18 tấn/ha. Trừ chi phí đầu tư, nông dân thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Từ kết quả đó, Hướng Phùng đã liên tục nhân rộng diện tích, đến nay đã đạt 30 ha với hơn 50 hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

 Lúc được giá, chanh leo đạt trên 23 nghìn đồng/kg, còn lại bình quân từ 10 - 15 nghìn đồng/kg. Với năng suất trung bình ước đạt từ 15 - 18 tấn/ha, mỗi năm cho thu 3 - 4 vụ thì các mô hình chanh leo tại Hướng Hóa đem lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định, tính bình quân 1 ha chanh leo đem lại nguồn thu nhập trên 250 triệu đồng mỗi năm. Thấy hiệu quả nên nông dân Hướng Hóa đầu tư mở rộng mô hình. Đến nay, tổng diện tích chanh leo ở Hướng Hóa đã lên đến 42 ha. . Vấn đề liên doanh liên kết thuận lợi nên khỏi lo lắng vấn đề đầu ra của sản phẩm.

Qua gần 4 năm triển khai thí điểm, kết quả bước đầu của mô hình chanh leo đã được khẳng định tại Hướng Hóa, đặc biệt là góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi từ các loại cây trồng kém chất lượng, năng suất thấp để mở rộng mô hình chanh leo từ 42 ha lên 150 - 200 ha. Tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm để ổn định đầu ra cho sản phẩm chanh leo ở địa phương.

Nhạc cắt: Sản phẩm Quảng Trị.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Sản phẩm Gạo hữu cơ SEPON là một sản phẩm nằm trong chuỗi Dự án phát triển lúa hữu cơ, VietGAP giai đoạn 2021-2030 do Tổng công ty thương mại Quảng Trị làm chủ đầu tư. Qua vụ thu hoạch đông xuân 2022 với rất nhiều những quy trình nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, làm đất, gieo cấy, phân bón và sau thu hoạch thì sản phẩm gạo hữu cơ Sepon đã chính thức có mặt  trên thị trường. Quy trình sản xuất như thế nào để có thể đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế,mời quí vị và các bạn theo dõi PS sau.

GẠO HỮU CƠ SEPON

 

Với mục tiêu hình thành các vùng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP thông qua hợp tác với các hợp tác xã; xây dựng và định hình mô hình liên kết giữa 5 nhà; xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo sạch, gạo hữu cơ Quảng Trị để xuất khẩu; áp dụng dịch vụ nông nghiệp vào sản xuất để giảm chi phí; từ đó giúp nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nâng cao thu nhập; xây dựng, nhân rộng mô hình “làng sinh thái” gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiêp qua việc bán sản phẩm lúa, gạo đạt chuẩn hữu cơ và các sản phẩm sau gạo.

PV: Ông HỒ XUÂN HIẾU- Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị về mục tiêu và quyết tâm xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ như thế nào?

Xác định sản xuất gạo hữu cơ có chiến lược lâu dài và vươn tầm thị trường xuất khẩu thị trường lớn. Lãnh đạo tổng công ty TM QT đã chủ động tìm hiểu quy trình kỹ thuật, mời chuyên gia qua từng công đoạn để tư vấn từ khâu chọn giống, ươm giống cho đến làm đất. Thực hiện liên kết trồng lúa hữu cơ, đơn vị đã thuê chuyên gia về khảo sát và phân tích chất đất ở vùng ruộng của huyện Hải Lăng để tìm ra những diện tích đạt tiêu chuẩn. Trong gần 7.500 ha ruộng của huyện thì chỉ có gần 1.500 ha đạt tiêu chuẩn sản xuất lúa hữu cơ. Tất cả đều phải thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khâu đầu tiên đều phải áp dụng đúng khoa học kỹ thuật với mục tiêu cho ra đời sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cùng với đó, công tác chăm sóc cây lúa theo từng giai đoạn cũng không kém phần quan trọng, cán bộ công ty cùng với thành viên của các HTX chủ động phân bón, tưới các loại phân vi sinh được chế biến theo quy chuẩn để xử lý các loại sâu bệnh trong quá trình cây lúa sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp đã hợp tác với Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Khuyến nông tỉnh…nghiên cứu và thành lập xưởng sản xuất phân bón vi sinh chuyên dùng cho cây lúa; nhập máy cấy lúa, máy bay không người lái phun các chế phẩm hữu cơ chăm sóc lúa; lắp ráp dây chuyền sản xuất các chế phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp như gừng, ớt, tỏi, cá rô phi… dùng làm chế phẩm sinh học trừ sâu cho cây lúa. Với mục tiêu cuối cùng là cho ra sản phẩm gạo theo đúng chuẩn gạo hữu cơ để phục vụ nhu cầu thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích và quan trọng hơn nữa là tạo độ phì nhiêu cho đất, phát triển lâu dài, bảo vệ môi trường.

 

Những thành viên ở Hợp tác xã Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng  đã nhiều năm tham gia làm lúa bón phân hóa học nên lần này khi nghe tin Sepon Group liên kết sản xuất lúa hữu cơ với HTX, họ đã tích cực tham gia với mong muốn nâng cao thêm thu nhập từ cây lúa và cải tạo đồng ruộng, phát triển bền vững hơn. Vụ mùa năm nay, những thành viên của HTX Kim Long đã thu hoạch những hạt lúa hữu cơ đầu tiên sau một quá trình tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ cán bộ kỹ thuật Công ty TM QT. Những tín hiệu khả quan bước đầu đã tạo cho họ niềm tin để tiến hành trong vụ mùa tiếp theo.

PV: Ông LÊ VĂN HÙNG- HTX Kim Long- Hải Quế- Hải Lăng- Quảng Trị.

 

Vụ sản xuất đông xuân 2021-2022, Sepon Group ký hợp đồng sản xuất lúa ST25 với HTX Kim Long trên diện tích 20 ha. Theo đó, hơn 90 thành viên của HTX sẽ thực hiện quy trình sản xuất lúa hữu cơ theo quy định của doanh nghiệp này đưa ra. Sepon Group cam kết với HTX Kim Long cung cấp công nghệ, giống và kỹ thuật gieo mạ, người dân chịu trách nhiệm cày đất, chăm sóc theo quy trình công nghệ sản xuất của Sepon Group. Ngoài HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Kim Long, Sepon Group đã ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa hữu cơ và VietGAP vụ đông xuân này với các HTX Lương Điền, xã Hải Sơn và HTX Văn Quỹ, xã Hải Phong trên diện tích 50 ha. Cùng với diện tích ở Hải Lăng, Sepon Group còn liên kết với nhiều huyện trong tỉnh để sản xuất lúa hữu cơ VietGAP.

PV: Ông NGUYỄN NGỌC CHƠN- HTX Kim Long- Hải Quế- Hải Lăng- Quảng Trị.

Sau khi lúa được thu hoạch từ ruộng, doanh nghiệp thu mua tại ruộng với giá 11 nghìn đồng/kg lúa tươi. Để phục vụ sản xuất, Sepon Group cũng đã đưa nhà máy sấy công suất 200 tấn/ngày, kho chứa lúa công suất 2.000 tấn đi vào hoạt động.

 

Mục đích của việc trồng lúa hữu cơ để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu “Gạo hữu cơ Sepon” xuất qua thị trường Châu Âu và Mỹ nên các yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe. Dự án phát triển lúa hữu cơ VietGAP được UBND tỉnh giao cho Sepon Group làm chủ đầu tư từ năm 2021 có mục tiêu hình thành, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh lúa thông qua hợp tác với các HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng sống của người dân trồng lúa.

 PV: Ông HỒ XUÂN HIẾU- Chủ tịch HĐQT -Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị.

( chiến lược phát triển bền vững gạo hữu cơ ở Quảng Trị đòi hỏi điều gì?)

 

Để sản xuất được gạo hữu cơ Sepon thông qua việc xây dựng và thực hiện mô hình liên kết giữa 5 nhà gồm: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và ngân hàng để góp phần hoàn thành và xây dựng đề án quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ VietGAP Quảng Trị giai đoạn 2021-2025. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có trên 1.000 ha lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ, trên 3.000 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và đến năm 2030 sẽ có 3.000 ha lúa hữu cơ, 7.000 ha lúa VietGAP triển khai tại các huyện: Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Triệu Phong.

Để làm được lúa hữu cơ đúng tiêu chuẩn xuất đi nước ngoài, vào được các thị trường khó tính cần phải có sự nỗ lực và chuyên nghiệp với yêu cầu nghiêm ngặt, đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí hữu cơ với mục tiêu hướng đến sản xuất bền vững trong tương lai.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 25/05/2022 09:01 Lê Vĩnh Nhiên 26/05/2022 13:46
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà