chương trình PTTH 20.7
Danh mục
Chương trình phát thanh tổng hợp
NỘI DUNG

Chương trình PTTH ngày 20.7

Chủ đề: Nỗi đau ở lại

Dẫn: Kính chào quí thính giả đang nghe CT PTTH trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Chủ đề mà chúng tôi muốn chuyển đến quí thính giả là tình trạng đuối nước ở trẻ em. Vấn đề tuy không mới nhưng mùa hè năm nay, trên cả nước cũng như tỉnh QT chúng ta, thực trạng này đang dóng lên hồi chuông với những người làm cha làm mẹ, các cấp ngành và toàn xã hội cùng chung tay vào cuộc. CT PTTH “ Nỗi đau ở lại” sẽ có PS về tình hình đuối nước với những con số biết nói, sự vào cuộc của các lực lượng ĐVTN, Nhà trường, và lãnh đạo tỉnh sẽ trao đổi về nội dung này như thế nào? Mời quí thính giả cùng đến với nội dung chi  tiết ngay sau đây.

Tiếng còi xe cứu thương….

Sáng ngày 31.5, trên chuyến xe cấp cứu không đồng của 2 anh em Lê Văn Mão và Vũ Văn Đinh ở Cam Lộ đã không còn kịp nữa…mọi người lặng đi vì tất cả đã quá muộn màng…

PV: Anh LÊ VĂN MÃO- cảm giác của mình khi đã thực hiện được nhiều chuyến xe cấp cứu hỗ trợ kịp thời cho nhiều trường hợp, tuy nhiên với 2 em bị đuối nước ở Cam Tuyền huyện Cam Lộ thì không cứu được.

Trích băng phỏng vấn.

Đó là lời chia sẽ của anh Mão cũng chính là sự tiếc nuối của những người phải chứng kiến cảnh đau lòng đầy nước mắt của hai em học sinh lớp 6 và lớp 7 trong ngày Tết thiếu nhi 1.6 vừa qua.

Chỉ kịp đưa các em về nhà, ngôi nhà nhỏ thân yêu đã gắn bó với em Hồ Hoàng Dũng 12 năm, nơi đó có ba, có mẹ, có em trai năm nay 6 tuổi cùng vui đùa và lớn lên. Chỉ mới sáng nay, vẫn còn vươn vai thức dậy, đánh răng, rửa mặt, kịp ăn tô mỳ tôm buổi sáng….buổi sáng cuối cùng của em …vẫn còn vẹn nguyên chồng sách lớp 7 và tập vỡ mới được học sinh xuất sắc đứng thứ 2 của lớp chưa kịp bóc ra…tờ giấy khen chưa ráo mực…giờ em đâu còn để có thể sử dụng cho năm học tới ….

Lặng đi trong nước mắt, nỗi đau nào lớn hơn với những người làm cha, làm mẹ khi đứa con rứt ruột sinh thành, nuôi dưỡng đã vĩnh viễn không còn .

PV: Anh Hồ Hiếu Trung – Ba của em Dũng nghẹn nghào…

Sau 15 ngày khi sự việc quá đau buồn xãy ra, chúng tôi đến để thắp cho  em Dũng ở thôn Bình Mỹ xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ một nén nhang. Mẹ em làm thợ may nhỏ ở chợ, ba em làm nông, cày thuê qua ngày…chỉ còn là những kỷ niệm về một đứa con ngoan, chăm lo viêc học trong tâm thức của mẹ, của ba, người thân và của bạn bè. Qúa muộn màng để nói đến nguyên nhân hay lý do xãy ra sự việc vào lúc này bởi thứ quan trọng nhất là sinh mạng của các em đã không còn nữa. Tóc bạc tiến mái đầu xanh,

2 trường hợp trẻ em đuối nước thương tâm mới đây thêm một lần nữa cảnh tỉnh mọi người, những người lớn hãy hành động. Chúng ta cùng điểm lại những trường hợp đau lòng về tai nạn đuối nước, và hãy đặt mình vào những gia đình ấy, những người làm cha làm mẹ, những người ông, người bà để thấy hết được nỗi đau:

( Lồng nhạc: Gần 1 năm sau ngày 2 đứa con xấu số chết đuối, vợ chồng anh Đoàn Minh Luận và chị Nguyễn Thị Hằng (trú phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) vẫn chưa thể nguôi ngoai. Sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 18/7, hai chị em 13 tuổi và 9 tuổi cùng một bạn nam 7 tuổi đạp xe qua khu đô thị Võ Thị Sáu trên địa bàn thị xã để chơi. Khi đến nơi, cả ba dựng xe đạp ở bên đường rồi đi bộ lên bờ đê. Bất ngờ, người em bị trượt chân ngã xuống kênh nước thuỷ lợi. Thấy em gặp nạn, chị nhảy xuống nước để cứu. Tuy nhiên, cả hai bị nước cuốn trôi và chết đuối.

Đã hơn 2 năm từ khi đứa con trai SN 2006 của chị Nguyễn Thị Hướng (SN 1967, trú thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị gặp tai nạn đuối nước, chị vẫn còn quặn thắt nỗi nhớ con.

Chiều tháng 2/2019, chị Hướng đang đi làm đồng thì người hàng xóm vội chạy đến báo tin con trai rơi xuống sông Vĩnh Định chết đuối, chị không dám tin, dù có gào khóc bao nhiêu thì con trai của chị cũng không còn nữa, lúc ra đi, con chị mới học lớp 7.

Tháng 3/2020 là đại tang của người dân khu phố 2, phường 4, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vì có đến 2 trẻ nhỏ chết đuối.

Đó chỉ là 6 trong số nhiều trường hợp thương tâm đã xãy ra trên địa bàn Quảng Trị. 

Dẫn: Thưa quí thính giả nghe Đài! Những người ngoài cuộc còn cảm nhận được nỗi đau khi cứ nghe đâu đó lại có trường hợp các em bị tai nạn đuối nước, còn với người thân phải mất đi con cháu anh chị em của mình đó là nổi đau quá lớn. Tìm ra giải pháp cho thực trạng đau lòng này, liệu có quá khó để thực hiện hay không? Chúng tôi sẽ trở lại trong phóng sự  tiếp theo, mời quí thính giả đón nghe.

Nhạc cắt.

Phóng sự 2: Để biết bơi- Cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Dẫn: Thưa quí vị thính giả nghe Đài! Như chúng tôi đã phản ánh trong PS vừa rồi về thực trạng đuối nước, tất cả chỉ còn đó là nỗi đau ở lại cho những người làm cha làm mẹ…. gia đình này tiễn con thơ, rồi vài ngày, vài tuần, mấy tháng…lại nghe tin đuối nước, nhất là dịp hè về. Phóng sự “Để biết bơi- cần sự chung tay của cả cộng đồng” chúng tôi muốn lắng nghe, chia sẽ những người trong cuộc, những người có trách nhiệm và hơn hết là họ cũng là những người làm cha, làm mẹ sẽ nói gì để đưa ra giải pháp bằng những hành động thiết thực nhất, mời quí thính giả cùng nghe.

Còn với lực lượng đoàn viên thanh niên, họ có mặt ở khắp các làng quê, những chi đoàn tiêu biểu với những phong trào đi đầu về hoạt động xã hội, những mô hình kinh tế…và cả trong việc dạy bơi miễn phí cho trẻ em. Tiêu biểu là thầy giáo Nguyễn Viết Tước ở Triệu Phong, những lớp dạy bơi miễn phí đã được tổ chức, hàng trăm em học sinh ở vùng quê nghèo nhiều sông nước này đã được học bơi, đó là điều an ủi, sự yên tâm phần nào cho những người làm cha làm mẹ suốt ngày phải lo cơm áo gạo tiền.

Thầy Tước chia sẽ:

Trích băng.

Ngược lên vùng cao nơi có sông Đakrong vẫn chảy, ở đó những bạn đoàn viên thanh niên của xã Đakrong cùng nhau cột những thanh tre dạy bơi cho trẻ em vùng núi….tiếng vui đùa vang cả một khúc sông.

PV: Anh HỒ VĂN MIÊN- Bí thư xã đoàn Tà Long- Dakrong- Quảng Trị chia sẽ suy nghĩ của mình.

Trích băng.

Những biển cắm báo nguy hiểm, dựng lên rồi đỗ ngã lúc nào không ai biết…các em cũng chưa kịp nhìn thấy.

Những bài thuyết giảng giáo dục kỹ năng về phòng tránh đuối nước rồi cũng theo lời thầy cô mà lãng quên …

Những lớp dạy bơi đa số chỉ dành cho ít bạn có điều kiện ở Thành phố…

Những chương trình phát thanh, những phóng sự truyền hình, những bài báo in….về chủ đề phòng tránh đuối nước năm nào cũng đăng, cũng phát.

Đuối nước thì vẫn còn, nỗi đau thì dai dẵng mãi….

PV: Ý kiến của người dân, học sinh..

Trích băng.

Đó là trăn trở của một học sinh trong diễn đàn gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh mới đây và ý kiến của một phụ huynh  về nguyện vọng của mình.

Những người có trách nhiệm đã nói lên tiếng nói của mình, những người thầy giáo tâm huyết, những bạn đoàn viên thanh niên sẵn sàng vào cuộc, vậy dạy bơi cho học sinh cũng như trang bị kiến thức cho học sinh rất cần và luôn cần sự chung tay của cả cộng đồng, cùng với gia đình, người thân sẽ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài là hãy trang bị kiến thức từ trong nhà trường như mong muốn của phụ  huynh có thực hiện được hay không? Chúng tôi sẽ đề cập trong phóng sự tiếp theo “ Dạy bơi ở nơi có giáo dục toàn diện” trong chương trình thời sự tiếp theo, mời quí thính giả đón nghe.

Bài hát: Về mái trường, học sinh

Phóng sự 3: Dạy bơi ở nơi có giáo dục toàn diện

Dẫn: Thưa quí thính giả nghe Đài!  Để phòng, chống đuối nước một cách lâu dài, mang tính gốc rễ cần có chủ trương, đề án riêng về xây dựng bể bơi, tổ chức chương trình dạy bơi và các kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích đuối nước trong trường học. Đó là giải pháp căn cơ, lâu dài và hết sức cần thiết.

Phóng sự “ Dạy bơi ở nơi có giáo dục toàn diện”, mời quí thính giả cùng nghe.

Bài hát về mái trường…..

Bài hát này và cả những thông điệp “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đã không còn trọn vẹn với tuổi học sinh của nhiều bạn khi không may bị đuối nước….hãy đến trường để học những kiến thức bổ ích, để làm Bác sỹ, kỷ sư, làm phóng viên, nhà báo….và các em cũng mong được học để giử lấy tín mạng của mình.

Bơi không chỉ là môn thể thao tốt nhất trong các môn thể thao giúp rèn luyện, vận động một cách toàn diện về thân thể mà còn là phương pháp để phòng vệ cho con trẻ tránh bị đuối nước. Và chúng ta phải đặt ra câu hỏi là vì sao từ trước đến nay dạy bơi không được đưa vào chương trình giáo dục mà chỉ có nhảy xa, nhảy cao, đá cầu, chạy… Có rất nhiều công trình, dự án được xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ thành công….

 Chúng tôi, những người thực hiện chương trình, cũng là những người làm cha, làm mẹ không thể tính toán bài toán là xây bể bơi bao nhiêu tiền, mỗi tháng phải nộp thêm bao nhiêu học phí học bơi…nhưng chúng tôi mong con mình được học bơi. Những địa phương vùng sông suối thì càng mong mõi điều đó.

Ông MAI HUY PHƯƠNG- PGĐ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị nói .

Trích băng

Trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, cần có chủ trương, đề án cụ thể, chi tiết việc xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng bể bơi là giải pháp tối ưu. Trước hết, ngành GDĐT cần chuẩn bị xây dựng đề án xã hội hoá bể bơi và chương trình dạy bơi cho học sinh trong trường học nhằm tiến dần đến đưa môn bơi trở thành một môn phổ cập trong chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường.

Ông MAI HUY PHƯƠNG- PGĐ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị nói thêm.

Trích băng

TS.BS Vũ Thị Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐTBXH cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em chết đuối. Số trẻ em tiểu học, trung học cơ sở biết bơi chỉ khoảng 40%. Không biết bơi là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị đuối nước. Quanh đây thôi, những mất mát do đuối nước vẫn còn quá lớn, đó là hồi chuông để thúc dục chúng ta hành động, gia đình phải là yếu tố quan trọng, cùng với nhà trường, các hội đoàn thể…tất cả vì sự bình yên và nụ cười của trẻ thơ.

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí thính giả nghe Đài! Với chủ đề của CTPTTH hôm nay “ Nỗi đau ở lại” chúng tôi mong muốn có sự vào cuộc, chung tay của cả cộng đồng về tình trạng đuối nước ở trẻ em hiện nay. Trong phần cuối của CT hôm nay, PV Minh Hiển có một vài trao đổi với ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, mời quí thính giả cùng nghe.

Trao đổi của PV Đài PTTH Quảng Trị, ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Trích bài hát về trẻ em….

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Nỗi đau mà đuối nước để lại thì đã rõ, sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể từ hoạt động của lực lượng đoàn viên thanh niên ở mỗi vùng quê cho đến lồng ghép trong chương trình giáo dục ở nhà trường và quan trọng hơn nữa là sự quan tâm của gia đình. Từ những chương trình, đề án của lãnh đạo tỉnh đã và sẽ triển khai thực hiện về nội dung phòng chống đuối nước cho trẻ em hy vọng rằng thời gian tới sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng này trên địa bàn tỉnh, để mùa hè thực sự là kỳ nghĩ ngơi ý nghĩa của tất cả học sinh.

CT Phát thanh tổng hợp của PV Minh Hiển cùng với sự tham gia của Như Hòa- Vĩnh Lộc thực hiện hi vọng có thể đưa ra lời giải để phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Cảm ơn quí thính giả đã quan tâm lắng nghe.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 19/07/2022 15:25 Lê Vĩnh Nhiên 20/07/2022 07:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà