Pháp luật và đời sống 19 7 2022 – Đưa chương trình hỗ trợ bình đẳng giới đồng bào dân tộc thiểu số vào cuộc sống
Danh mục
Pháp luật và Đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về dân tộc thiểu số vùng núi không ngừng hoàn thiện và có ý nghĩa lớn đến đồng bào vùng núi nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Tỉnh Quảng Trị cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025. Đối với huyện Đakrông, một địa bàn vùng núi có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang có nhiều hoạt động nhằm thực hiện tốt việc hỗ trợ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số. Chuyên mục Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập đến nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Pháp luật và đời sống 19 7 2022 – Đưa chương trình hỗ trợ bình đẳng giới đồng bào dân tộc thiểu số vào cuộc sống

Thưa quý vị và các bạn! Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về dân tộc thiểu số vùng núi không ngừng hoàn thiện và có ý nghĩa lớn đến đồng bào vùng núi nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Tỉnh Quảng Trị cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025. Đối với huyện Đakrông, một địa bàn vùng núi có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang có nhiều hoạt động nhằm thực hiện tốt việc hỗ trợ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số.  Chuyên mục Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập đến nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Tại một buổi truyền thông về bình đằng giới tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, chị em đã được tuyên truyền về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và việc phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Buổi truyền thông lồng ghép với những câu chuyện cụ thể được cán bộ Hội LHPN tuyên truyền đã giúp cho chị em xã Hướng Hiệp hiểu rõ hơn về kiến thức bình đẳng giới. Chị Hồ Thị Cơ, thôn Xa Rúc, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Đakrông là huyện miền núi nghèo, gần 80% dân cư là hộ bào DTTS Pa Cô và Vân Kiều. Hiện nay, toàn huyện có 57,17% hộ nghèo và cận nghèo (49,40% hộ nghèo và 7,77% hộ cận nghèo). Đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, hạn chế.  Việc phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức hiểu biết cho người dân trên huyện về pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng là chủ trương kịp thời phù hợp và rất thiết thực; đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, việc xoá bỏ các quan niệm lạc hậu định kiến về giới, mất cân bằng giới sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, rút ngắn khoảng cách xã hội, góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng xã hội phát triển, công bằng, văn minh.  Để thực hiện bình đẳng giới tại địa phương, huyện Đakrông đã tập trung chỉ đạo, điều hành các ban, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị; kinh tế, lao động; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế; gia đình; tuyên truyền đến mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện. Chia sẻ thêm về hoạt động này, bà Nguyễn Thị Ty, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Sau thời gian thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025", công tác bình đẳng giới tại huyện Đakrông đã đạt được những kết quả tích cực. Về công tác cán bộ (nhiệm kỳ 2016 -2021): Các cơ quan ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện có 44,4% cán bộ, công chức là nữ, trong đó cán bộ lãnh đạo là nữ đạt 15,6%. Tỷ lệ nữ kết nạp Đảng trên tổng số đảng viên được kết nạp đạt 54%. Tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số tham gia ở HĐND cấp huyện đạt 5/12 đại biểu, chiếm 41.66%, nữ dân tộc thiểu số tham gia ở HĐND cấp xã đạt 42/182 đại biểu, chiếm 23.06%. Về giáo dục: Cuối năm 2021 đã phổ cập biết chữ cho đạt 95% số phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 tuổi đạt 87,6%. Quan tâm đến Phụ nữ, thực hiện bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận chăm sóc các dịch vụ y tế 1530/1537 đạt trên 99,54%. Phụ nữ, đặc biệt là nữ người dân tộc thiểu số đã tham gia nhiều vào các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và có đóng góp nhiều thành tích. Thực hiện bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong cả hệ thống chính trị; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ trong xã hội đã được củng cố và từng bước khẳng định; khoảng cách về giới dần dần rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy vai trò của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Chia sẻ thêm về công tác hỗ trợ bình đẳng giới tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới được thực hiện lồng ghép thông qua việc triển khai thực hiện các đề án, dự án như: Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2021”, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” và Tiểu dự án “Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn trong Dự án 135” , Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027", Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 –2020”, Kế hoạch hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025... Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện bình đẳng giới tại các địa phương vùng núi...

Không chỉ đối với Đakrông mà tại các địa phương vùng núi, thực hiện bình đẳng giới quan trọng vẫn là tuyên truyền và thực thi Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình. Cần bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, các trường học, người có uy tín tại địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời có những hoạt động nhằm giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ, có điều kiện phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao trình độ, dân trí, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và chủ quyền quốc gia./.              

GTPS - Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về dân tộc thiểu số vùng núi không ngừng hoàn thiện và có ý nghĩa lớn đến đồng bào vùng núi nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Tỉnh Quảng Trị cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025. CM Pháp luật và đời sống kì này sẽ đề cập đến công tác hỗ trợ bình đẳng giới tại huyện Đakrông, CM được phát sóng vào lúc 11h10 trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón nghe./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 19/07/2022 10:20 Nguyễn Thị Bảo 19/07/2022 10:20
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà