GIÁO DỤC ĐÀO TẠO T12
Danh mục
Khuyến học
NỘI DUNG

 

Chuyên mục Giáo dục Đào tạo Quảng Trị

Phát sóng thứ 5 ngày 8-12

Nhạc hiệu

MC: Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Giáo dục Đào tạo Quảng Trị! Chương trình được phối hợp thực hiện giữa Sở GD ĐT QT và Đài PTTH QT. Thưa quý vị và các bạn. Vai trò của những lớp ghép ở các “ốc đảo” vùng Càng đã thật sự kết thúc vào năm học 2020-2021 khi một ngôi trường mới khang trang được xây dựng nên ngay tại càng An Thơ, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng. Từ ngôi trường mơ ước này, sự học và tương lai của các em học sinh vùng Càng - vốn đã trải qua bao nhọc nhằn từ hàng chục năm qua - được kỳ vọng sẽ trở nên tươi sáng hơn… . CM GD – ĐT kỳ này sẽ là ghi nhận về niềm vui của thầy trò nơi đây.  Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Ngôi trường mơ ước ở vùng Càng

Vùng Càng - là những xóm làng nhỏ loi thoi nằm rải rác giữa cánh đồng bao la của huyện Hải Lăng, tuy không quá xa xôi với các trung tâm xã, thị trấn nhưng từ lâu thường được gọi tên là những “ốc đảo” bởi sự phân bố khá biệt lập, đi lại gian nan. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, khi cánh đồng mênh mông ngập nước bạc trắng, trông từ xa những “ốc đảo” này như những chấm xanh nổi lên mặt nước thật hiu quạnh. Những con đường độc đạo nối liền các “ốc đảo” của vùng Càng lúc ấy bị chia cắt, việc đi lại mùa mưa lũ chủ yếu bằng ghe, thuyền. Với đặc thù như vậy nên ngoài khó khăn về cuộc sống sinh hoạt của người dân thì việc dạy và học ở vùng đất này cũng gian truân không kém. Được sự quan tâm của Nhà nước, ngành giáo dục đầu tư xây dựng nên năm học 2020 các em học sinh vùng Càng đã được học tại điểm trường Càng (thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa) khang trang, kiên cố.

Việc thầy cô giáo, các em học sinh được dạy và học trong ngôi trường khang trang bắt đầu từ năm học này là một sự kiện hết sức đáng nhớ. Với người dân ở vùng đất biệt lập này thì đó là điều mà họ mong ước hàng chục năm qua. Trong hoàn cảnh đất đai chật hẹp đặc thù của vùng Càng, nhưng trường được bố trí ngay tại một khoảnh đất trung tâm bằng phẳng, thoáng rộng là điều hết sức xúc động và đáng ghi nhận. Điểm trường được xây dựng với quy mô gồm: Một dãy nhà 2 tầng, có 5 phòng học, 1 phòng giáo viên, 1 phòng để trang thiết bị dạy học, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng rãi… Điểm trường Càng được xây dựng đã chính thức xóa sổ các lớp ghép tồn tại hơn 20 năm qua ở các càng kể từ năm học 2020.

Phỏng vấn: Thầy Trương Văn Mẫu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa, Hải Lăng

Theo đó, năm học này 71 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của các càng: An Thơ, Hưng Nhơn, Hội Điền (xã Hải Phong); Cây Da (thị trấn Diên Sanh); Mỹ Chánh (Hải Chánh)… đã về học tập trung tại ngôi trường này. Với điều kiện trang thiết bị, vật chất dạy học đầy đủ, trường lớp khang trang, thầy cô giáo dạy riêng từng lớp học thì chắc chắn chất lượng dạy và học nơi đây sẽ được nâng lên so với những năm học trước. Về vùng Càng những ngày cuối năm, chúng tôi đã được gặp gỡ các thầy cô giáo, các em học sinh nơi đây. Trong những lớp học sạch đẹp tinh tươm còn thoảng thơm mùi sơn mới, các em học sinh say sưa nghe thầy cô giảng bài. Giáo viên và học sinh ai cũng tỏ ra phấn khởi, mang trong mình niềm vui khó diễn tả thành lời.

Phỏng vấn: Em Nguyễn Ngọc Bảo Hân – Học sinh Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Em Nguyễn Ngọc Tố Uyên - Học sinh Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Thầy giáo Nguyễn Văn Huynh – một học sinh của vùng Càng từ thuở học trò đã gắn bó với những lớp ghép tạm bợ ở càng Hội Điền, từng chèo thuyền đi học, bới cơm ở lại trường suốt 12 năm trời nay lại giành tình yêu thương, sự nhiệt huyết cống hiến với nghề cho các em học sinh nơi mảnh đất mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Hơn ai hết thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Huynh hiểu rõ nỗi nhọc nhằn của các em học sinh vùng Càng quê mình, vậy nên sau khi tốt nghiệp Trường CĐSP Quảng Trị, năm 2012 thầy Huynh xin về dạy học ngay tại quê hương, dù điều kiện nơi này còn nhiều khó khăn. Thầy chọn về công tác tại vùng Càng vì ở đây đa phần các em là con em của những gia đình nông dân, các gia đình làm nghề sông nước có cuộc sống còn nhiều vất vả, sự học đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Đó cũng là lý do mà thầy muốn được gắn bó với vùng Càng để truyền lửa tiếp sức cho các em hăng say học hành, có ý chí vượt khó chinh phục tri thức để có tương lai tươi sáng hơn.Và thầy Huynh suốt những năm qua đã cùng các em học sinh nơi đây viết tiếp ước mơ giang dở của thầy, biến nó thành hiện thực. Chính vì thế mỗi ngày đến lớp với thầy Huynh không chỉ là nhiệm vụ dạy học mà còn là niềm vui trao đi yêu thương, sự chăm sóc trong mỗi giờ lên lớp.

Phỏng vấn: Thầy giáo Nguyễn Văn Huynh – Giáo viên Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Khó khăn của thầy trò nơi đây khó có thể nói hết, nhất là vào mùa mưa lũ… Nhiều hôm để đến điểm trường phải nhờ phụ huynh chống ghe đưa vào, nhiều hôm dạy xong trở ra không được vì nước dâng quá lớn. Tuy vậy nhiều giáo viên có thâm niên dạy học vẫn bám trụ ở đây để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh, giúp các em vơi đi bớt thiệt thòi. Cô giáo Lê Thị Thu Hiền hiện đang sinh sống tại xã Triệu Trung huyện Triệu Phong, mỗi ngày đi về một quãng đường khá xa, chưa kể mùa mưa lũ khó khăn bộn bề những chưa một lần cô có ý định rời xa các em học sinh vùng Càng. Cô đảm nhận vai trò là cô giáo những cũng là mẹ, là bà bởi nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già yếu, vì vậy, các em ốm sốt cô cho uống thuốc, trời mưa, trời nắng cô phải chở về tận nhà...

Phỏng vấn: Cô giáo Lê Thị Thu Hiền – Giáo viên Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Thầy Trương Văn Mẫu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa, Hải Lăng 

Từ khi có điểm trường mới ở vùng Càng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa đã bố trí 5 giáo viên chuyên trách giảng dạy luôn ở điểm trường Càng. Việc bố trí cố định như thế này sẽ tạo điều kiện tốt để giáo viên yên tâm cho công tác giảng dạy, nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Việc dạy và học tập trung nên sẽ tạo thuận lợi trong việc đi lại cho cả học sinh, giáo viên. Trong số 5 giáo viên dạy ở điểm trường Càng thì có 3 giáo viên người địa phương, 2 giáo viên ở xa hơn. Tuy nhiên, thầy cô giáo nào khi được hỏi cũng đều bày tỏ sự nhiệt huyết của mình đối với giáo dục vùng Càng. Trong câu chuyện của mình, những người đưa đò thầm lặng và tâm huyết ấy luôn bày tỏ mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người đầy gian khó và vinh quang. Họ kỳ vọng ngày càng có nhiều hơn những em học sinh ở vùng Càng vững vàng vào đời bằng ý chí vượt khó, bằng vốn tri thức được truyền dạy, bằng những con chữ được ươm lên từ vùng đất gian khó này…

Chào cuối!

Đón xem: Vai trò của những lớp ghép ở các “ốc đảo” vùng Càng đã thật sự kết thúc vào năm học 2020-2021 khi một ngôi trường mới khang trang được xây dựng nên ngay tại càng An Thơ, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng. Từ ngôi trường mơ ước này, sự học và tương lai của các em học sinh vùng Càng - vốn đã trải qua bao nhọc nhằn từ hàng chục năm qua - được kỳ vọng sẽ trở nên tươi sáng hơn…Mời quý vị và các bạn cùng đón xem nội dung này trong CM GD – ĐT vào lúc .. ....thứ 5 ngày 8-12 trên sóng truyền hình của Đài PT -TH Quảng Trị.

Chuyên mục Giáo dục Đào tạo Quảng Trị

Phát sóng thứ 5 ngày 8-12

Nhạc hiệu

MC: Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Giáo dục Đào tạo Quảng Trị! Chương trình được phối hợp thực hiện giữa Sở GD ĐT QT và Đài PTTH QT. Thưa quý vị và các bạn. Vai trò của những lớp ghép ở các “ốc đảo” vùng Càng đã thật sự kết thúc vào năm học 2020-2021 khi một ngôi trường mới khang trang được xây dựng nên ngay tại càng An Thơ, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng. Từ ngôi trường mơ ước này, sự học và tương lai của các em học sinh vùng Càng - vốn đã trải qua bao nhọc nhằn từ hàng chục năm qua - được kỳ vọng sẽ trở nên tươi sáng hơn… . CM GD – ĐT kỳ này sẽ là ghi nhận về niềm vui của thầy trò nơi đây.  Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Ngôi trường mơ ước ở vùng Càng

Vùng Càng - là những xóm làng nhỏ loi thoi nằm rải rác giữa cánh đồng bao la của huyện Hải Lăng, tuy không quá xa xôi với các trung tâm xã, thị trấn nhưng từ lâu thường được gọi tên là những “ốc đảo” bởi sự phân bố khá biệt lập, đi lại gian nan. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, khi cánh đồng mênh mông ngập nước bạc trắng, trông từ xa những “ốc đảo” này như những chấm xanh nổi lên mặt nước thật hiu quạnh. Những con đường độc đạo nối liền các “ốc đảo” của vùng Càng lúc ấy bị chia cắt, việc đi lại mùa mưa lũ chủ yếu bằng ghe, thuyền. Với đặc thù như vậy nên ngoài khó khăn về cuộc sống sinh hoạt của người dân thì việc dạy và học ở vùng đất này cũng gian truân không kém. Được sự quan tâm của Nhà nước, ngành giáo dục đầu tư xây dựng nên năm học 2020 các em học sinh vùng Càng đã được học tại điểm trường Càng (thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa) khang trang, kiên cố.

Việc thầy cô giáo, các em học sinh được dạy và học trong ngôi trường khang trang bắt đầu từ năm học này là một sự kiện hết sức đáng nhớ. Với người dân ở vùng đất biệt lập này thì đó là điều mà họ mong ước hàng chục năm qua. Trong hoàn cảnh đất đai chật hẹp đặc thù của vùng Càng, nhưng trường được bố trí ngay tại một khoảnh đất trung tâm bằng phẳng, thoáng rộng là điều hết sức xúc động và đáng ghi nhận. Điểm trường được xây dựng với quy mô gồm: Một dãy nhà 2 tầng, có 5 phòng học, 1 phòng giáo viên, 1 phòng để trang thiết bị dạy học, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng rãi… Điểm trường Càng được xây dựng đã chính thức xóa sổ các lớp ghép tồn tại hơn 20 năm qua ở các càng kể từ năm học 2020.

Phỏng vấn: Thầy Trương Văn Mẫu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa, Hải Lăng

Theo đó, năm học này 71 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của các càng: An Thơ, Hưng Nhơn, Hội Điền (xã Hải Phong); Cây Da (thị trấn Diên Sanh); Mỹ Chánh (Hải Chánh)… đã về học tập trung tại ngôi trường này. Với điều kiện trang thiết bị, vật chất dạy học đầy đủ, trường lớp khang trang, thầy cô giáo dạy riêng từng lớp học thì chắc chắn chất lượng dạy và học nơi đây sẽ được nâng lên so với những năm học trước. Về vùng Càng những ngày cuối năm, chúng tôi đã được gặp gỡ các thầy cô giáo, các em học sinh nơi đây. Trong những lớp học sạch đẹp tinh tươm còn thoảng thơm mùi sơn mới, các em học sinh say sưa nghe thầy cô giảng bài. Giáo viên và học sinh ai cũng tỏ ra phấn khởi, mang trong mình niềm vui khó diễn tả thành lời.

Phỏng vấn: Em Nguyễn Ngọc Bảo Hân – Học sinh Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Em Nguyễn Ngọc Tố Uyên - Học sinh Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Thầy giáo Nguyễn Văn Huynh – một học sinh của vùng Càng từ thuở học trò đã gắn bó với những lớp ghép tạm bợ ở càng Hội Điền, từng chèo thuyền đi học, bới cơm ở lại trường suốt 12 năm trời nay lại giành tình yêu thương, sự nhiệt huyết cống hiến với nghề cho các em học sinh nơi mảnh đất mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Hơn ai hết thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Huynh hiểu rõ nỗi nhọc nhằn của các em học sinh vùng Càng quê mình, vậy nên sau khi tốt nghiệp Trường CĐSP Quảng Trị, năm 2012 thầy Huynh xin về dạy học ngay tại quê hương, dù điều kiện nơi này còn nhiều khó khăn. Thầy chọn về công tác tại vùng Càng vì ở đây đa phần các em là con em của những gia đình nông dân, các gia đình làm nghề sông nước có cuộc sống còn nhiều vất vả, sự học đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Đó cũng là lý do mà thầy muốn được gắn bó với vùng Càng để truyền lửa tiếp sức cho các em hăng say học hành, có ý chí vượt khó chinh phục tri thức để có tương lai tươi sáng hơn.Và thầy Huynh suốt những năm qua đã cùng các em học sinh nơi đây viết tiếp ước mơ giang dở của thầy, biến nó thành hiện thực. Chính vì thế mỗi ngày đến lớp với thầy Huynh không chỉ là nhiệm vụ dạy học mà còn là niềm vui trao đi yêu thương, sự chăm sóc trong mỗi giờ lên lớp.

Phỏng vấn: Thầy giáo Nguyễn Văn Huynh – Giáo viên Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Khó khăn của thầy trò nơi đây khó có thể nói hết, nhất là vào mùa mưa lũ… Nhiều hôm để đến điểm trường phải nhờ phụ huynh chống ghe đưa vào, nhiều hôm dạy xong trở ra không được vì nước dâng quá lớn. Tuy vậy nhiều giáo viên có thâm niên dạy học vẫn bám trụ ở đây để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh, giúp các em vơi đi bớt thiệt thòi. Cô giáo Lê Thị Thu Hiền hiện đang sinh sống tại xã Triệu Trung huyện Triệu Phong, mỗi ngày đi về một quãng đường khá xa, chưa kể mùa mưa lũ khó khăn bộn bề những chưa một lần cô có ý định rời xa các em học sinh vùng Càng. Cô đảm nhận vai trò là cô giáo những cũng là mẹ, là bà bởi nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già yếu, vì vậy, các em ốm sốt cô cho uống thuốc, trời mưa, trời nắng cô phải chở về tận nhà...

Phỏng vấn: Cô giáo Lê Thị Thu Hiền – Giáo viên Trường TH và THCS Hải Hòa – Hải Lăng

Thầy Trương Văn Mẫu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa, Hải Lăng 

Từ khi có điểm trường mới ở vùng Càng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Hòa đã bố trí 5 giáo viên chuyên trách giảng dạy luôn ở điểm trường Càng. Việc bố trí cố định như thế này sẽ tạo điều kiện tốt để giáo viên yên tâm cho công tác giảng dạy, nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Việc dạy và học tập trung nên sẽ tạo thuận lợi trong việc đi lại cho cả học sinh, giáo viên. Trong số 5 giáo viên dạy ở điểm trường Càng thì có 3 giáo viên người địa phương, 2 giáo viên ở xa hơn. Tuy nhiên, thầy cô giáo nào khi được hỏi cũng đều bày tỏ sự nhiệt huyết của mình đối với giáo dục vùng Càng. Trong câu chuyện của mình, những người đưa đò thầm lặng và tâm huyết ấy luôn bày tỏ mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người đầy gian khó và vinh quang. Họ kỳ vọng ngày càng có nhiều hơn những em học sinh ở vùng Càng vững vàng vào đời bằng ý chí vượt khó, bằng vốn tri thức được truyền dạy, bằng những con chữ được ươm lên từ vùng đất gian khó này…

Chào cuối!

Đón xem: Vai trò của những lớp ghép ở các “ốc đảo” vùng Càng đã thật sự kết thúc vào năm học 2020-2021 khi một ngôi trường mới khang trang được xây dựng nên ngay tại càng An Thơ, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng. Từ ngôi trường mơ ước này, sự học và tương lai của các em học sinh vùng Càng - vốn đã trải qua bao nhọc nhằn từ hàng chục năm qua - được kỳ vọng sẽ trở nên tươi sáng hơn…Mời quý vị và các bạn cùng đón xem nội dung này trong CM GD – ĐT vào lúc .. ....thứ 5 ngày 8-12 trên sóng truyền hình của Đài PT -TH Quảng Trị.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 30/11/2022 09:01 Lê Vĩnh Nhiên 05/12/2022 07:03
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà