Nông thông QT
Danh mục
Nông nghiệp nông thôn Quảng Trị
NỘI DUNG

 

NÔNG NGHIỆP nông thôn  NGÀY  20-7- 2022

MC: Kính chào bà con và các bạn! CT Nông nghiệp, nông thôn  tuần này có những thông tin đáng chú ý sau:

 

-         Biện pháp phòng trừ sâu bệnh giai đoạn lúa làm đồng trổ bông

-         Hiệu quả trồng sen trên vùng đất thấp trũng

 

Sau đây mời bà con và các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết!

                                              Nhạc cắt

 

MC: Kính thưa bà con nông dân và các bạn! Vụ Hè Thu 2022, toàn tỉnh gieo cấy khoảng trên 22.300 ha lúa. Hiện nay cây lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đồng trổ bông, đây là giai đoạn quan trọng để quyết định năng suất. Nhằm giúp bà con phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trong giai đoạn này. Trong trang nông nghiệp tuần này kỷ sư Dương Văn Tuấn – Chi cục Trồng trọt và BTBV tỉnh Quảng Trị sẽ chuyển đến bà con biện pháp phòng trừ sâu bệnh giai đoạn lúa làm đồng trổ bông, xin mời bà con cùng theo dõi.

     Ghi âm : Biện pháp phòng trừ sâu bệnh giai đoạn lúa làm đồng trổ bông

(phát lại)

III. MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

MC: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Những năm trở lại đây, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả thường xuyên bị ngập nước, các vùng thấp trũng bàu, ao hồ... để phát triển trồng sen, từ đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Phóng sự: HIỆU QUẢ TRỒNG SEN TRÊN VÙNG ĐẤT THẤP TRŨNG, mời bà con và các bạn cùng nghe!

Thời gian qua các địa phương trên địa bàn huyện đã rà soát diện tích lúa vùng ngập nước hiệu quả thấp và một số diện tích thấp trũng khác để vận động người dân chuyển đổi trồng sen. Sen được trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 - 6 tháng có thể cho thu hoạch, sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Hiện tại thị trường sen đang dễ bán, hạt sen có đầu ra, giá cả ổn định và được thị trường ưa chuộng, các thương lái tìm đến thu mua tận nơi, đầu vụ giá sen hạt khoảng 40 đến 50 nghìn đồng/1kg, cuối vụ khoảng 30 nghìn đồng/kg. Mỗi ha trồng sen cho năng suất trung bình khoảng  2,8- 3,2 tấn/ha với thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi ròng từ 70-80 triệu đồng/ha.

 anh Trần Quốc Quý thôn An Lưu, Triệu Sơn, Triệu Phong chia sẻ:

Ghi âm

Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng sen trên địa bàn huyện Triệu Phong hơn 100ha, tập trung nhiều ở các xã Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Thượng, Triệu Hòa, Triệu Trạch... Cùng với đó chính quyền địa phương các xã đã phối hợp với các đơn vị chuyển giao tiến bộ kỷ thuật như Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

 anh Trần Đức Hùng - Chủ tịch Hội nông dân xã Triệu Sơn, Triệu Phong nói:

Ghi âm

Hiện nay một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện đã mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. sơ chế, chế biến các sản phẩm từ sen nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Tìm kiếm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường quảng bá thông qua các chương trình, lễ hội đối với các sản phẩm từ cây sen.

Chị Trần Thị Lan- chủ cơ sở Nông sản sạch Trần Lan cho biết:

Ghi âm

Những hiệu quả và lợi ích mang lại từ cây sen đã đem lại hiệu quả kinh tế cũng  như góp phần cải thiện môi trường tạo cảnh quang, và giúp tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở các địa phương. Từ hiệu quả của mô hình này, việc trồng sen đã và đang tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa phương, mở  ra hướng trong chiến lược phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới.

MC: Cảm ơn bà con và các bạn đã theo dõi ct  nông nghiệp, nông thôn tuần này. Hẹn gặp lại bà con trong khung giờ này tuần sau!

 

 

 GTPS: Vụ Hè Thu 2022, toàn tỉnh gieo cấy khoảng trên 22.300 ha lúa. Hiện nay cây lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đồng trổ bông, đây là giai đoạn quan trọng để quyết định năng suất. Nhằm giúp bà con phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trong giai đoạn này. Trong ct nông nghiệp, nông thôn QT tuần này kỷ sư Dương Văn Tuấn – Chi cục Trồng trọt và BTBV tỉnh Quảng Trị sẽ chuyển đến bà con biện pháp phòng trừ sâu bệnh giai đoạn lúa làm đồng trổ bông, xin mời bà con cùng theo dõi vào lúc 11h20 ngày 20/7 trên sóng phát thanh  của Đài PTTH Quảng Trị!

 

 

 

 


 

-    :


 

 

 

 

-     .

 

 

 

I.            SỔ TAY NHÀ NÔNG

II.        

 

Thực hiện Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030”; các Quyết định của UBND tỉnh: số 478/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2030 và số 3634/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Trị năm 2022; Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò năm 2022 như sau:

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 80% so với tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) tại thời điểm tiêm phòng.

- Tập trung chỉ đạo tiêm phòng nhanh gọn, đảm bảo tiến độ, đúng thời gian, đúng yêu cầu kỹ thuật; tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các bước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và nhà sản xuất vắc xin.

- Thực hiện tốt công tác giám sát đàn trâu, bò sau khi tiêm để xử lý kịp thời các trường hợp phát bệnh có thể xảy ra, đặc biệt tại các ổ dịch cũ. Lập danh sách và ghi chép đầy đủ, chính xác số trâu, bò được tiêm phòng, có xác nhận của chủ hộ và chính quyền địa phương.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Thời gian tiêm phòng: Từ 01/7/2022 đến ngày 20/7/2022

 

1.           Phạm vi và đối tượng tiêm phòng

a)         Phạm vi tiêm phòng

Các xã, phường, thị trấn tiêm cho 100% đàn trâu, bò thuộc diện tiêm, đạt 80% tổng đàn trâu bò hiện có của địa phương.

b)        Đối tượng tiêm phòng

Tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ 02 tháng tuổi trở lên.

2.           Chủng loại và số lượng vắc xin tiêm phòng

-                   Chủng loại vắc xin: Vắc xin Lumpyvac (Lumpy skin desease virus vaccine).

-    Số lượng vắc xin: Căn cứ vào tổng đàn trâu, bò và đăng ký sử dụng vắc xin của các địa phương, dự kiến số lượng như sau:


 

 

 


 

 

như: phản ứng sốt, bỏ ăn hoặc giảm ăn, các triệu chứng khác của trâu, bò được tiêm phòng để xử lý kịp thời;

+ Đội tiêm phòng của xã, phường, thị trấn và chủ hộ theo dõi tình hình đàn trâu, bò sau khi tiêm; báo cáo ngay cho UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) và Trạm Chăn nuôi và Thú y khi có dấu hiệu bệnh để kiểm tra, kịp thời xử lý.

Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phối hợp giải quyết.

- Phân công giám sát

+ Các hộ chăn nuôi: Phải theo dõi đàn trâu, bò sau khi tiêm phòng, số phản ứng, … và báo cáo ngay những biểu hiện bất thường cho tổ tiêm phòng của xã, phường, thị trấn.

+ UBND cấp xã: Chỉ đạo tổ tiêm phòng theo dõi đàn trâu, bò của xã. Tổ trưởng tiêm phòng có sổ sách ghi chép, theo dõi, kiểm tra và báo cáo kịp thời cho UBND cấp xã và Trạm Chăn nuôi và Thú y kết quả tiêm phòng, số phản ứng, số chết (nếu có) để xử lý.

+ Trạm Chăn nuôi và Thú y: Phân công cán bộ quản lý địa bàn để kịp thời nắm bắt tình hình sau tiêm phòng. Theo dõi và hướng dẫn điều trị số trâu, bò phản ứng, nếu phản ứng thông thường thì Trạm tự xử lý; nếu có hiện tượng trâu bò phát bệnh nặng, chết sau tiêm phòng, phải báo cáo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y biết để hỗ trợ.

+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Phân công cán bộ và chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức theo dõi trâu, bò sau khi tiêm, xử lý các sự cố; kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp PTNT, UBND tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý.

6.           Công tác khử trùng, tiêu độc

-     Thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại; phun thuốc diệt các loại côn trùng hút máu như: ruồi, muỗi, ve, mòng...tại các hộ chăn nuôi trâu, bò, bãi chăn thả gia súc tập trung.

-     Thực hiện vệ sinh cơ giới, phun khử trùng tiêu độc tại các điểm tiêm phòng tập trung (điểm đặt vị trí làm gióng cố định để tiêm phòng, hoặc chuồng nuôi), thực hiện phun khử trùng tiêu độc sau mỗi đợt tiêm phòng và có biện pháp diệt côn trùng, ve, ruồi, mòng... sau khi tiêm phòng.

7.           Giao nhận và sử dụng vắc xin

-     Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Tiếp nhận và phân phối vắc xin đến Trạm Chăn nuôi Thú y các huyện, thành phố, thị xã.

-    Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã: Có trách nhiệm bảo quản vắc xin đã nhận theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất - cung ứng vắc xin và phân phối cho UBND cấp xã hàng ngày theo kế hoạch.

-    UBND cấp xã: Cử cán bộ phụ trách về Trạm Chăn nuôi và Thú y nhận vắc xin cho từng ngày tiêm và phân phối cho các nhóm tiêm của xã, phường, thị trấn. Các nhóm tiêm phòng phải bảo quản và sử dụng vắc xin đảm bảo yêu cầu kỹ thuật


 

 

đã được tập huấn.

II.   KINH PHÍ

-     Cơ chế tài chính và chính sách hỗ trợ được thực hiện theo Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2030 và những văn bản hiện hành khác.

-     Những đàn trâu, bò thuộc đối tượng tiêm phòng nêu trên, nếu không chấp hành tiêm phòng mà để xảy ra dịch, bị chết buộc phải tiêu huỷ thì chủ chăn nuôi sẽ không được hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh.

 

 

 

 

 

Kính thưa bà con và các bạn! Tiếp theo chương trình là tiểu mục dự báo thời tiết nông vụ. Thưa bà con, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị trong khoảng thời gian từ ngày 06 tháng 7 đến ngày 19 tháng 7 tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh như sau:

Khu vực tỉnh chịu ảnh hưởng chủ yếu của phía nam rãnh áp thấp nối với áp thấp phía Tây hoặc áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa Tây Nam gây hiệu ứng phơn.

Thời tiết chủ yếu: Đêm ít mưa, ngày nắng nhiều, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ khoảng 0.5 độ; vùng đồng bằng đạt từ 29.0-31.0 độ, vùng núi từ đạt từ 25.0-27.0 độ. Lượng mưa ở mức xấp xỉ cao hơn TBNN cùng kỳ; vùng đồng bằng phổ biến đạt 30-60 mm, vùng núi và trung du đạt 50-100 mm. Gió Tây đến Tây Nam cấp 2-3, có ngày cấp 4-5. Độ ẩm từ 45-90%.

Mực nước vùng thượng lưu sông các sông chủ yếu biến đổi chậm và có xu thế hạ thấp dần. Lượng dòng chảy các sông ở mức nhỏ hơn TBNN cùng kỳ. Vùng hạ lưu các sông ở thời kỳ triều mãn trong thời gian cuối tháng 6 và bắt đầu triều cường từ đầu tháng 7, mực nước sông thay đổi theo chế độ triều với biên độ triều lớn nhất thời xuất hiện trong khoảng từ ngày 02-04/7.

Các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm tác động đến nông, lâm, như nghiệp, thủy sản trong khoảng thời gian dự báo:

- Nắng nóng có khả năng xảy ra trong khoảng ngày 22/6 và ngày 27/6-05/7. Nắng nóng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và không quá gay gắt với mức nhiệt cao nhất phổ biến 36-38 độ, độ ẩm thấp nhất 45-55%.

- Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ gần sáng sau trưa hàng ngày, với sức gió mạnh cấp 3-4, có lúc cấp 5, giật cấp 6.

- Mưa dông thường xuất hiện vào chiều tối, trong cơn dông cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như sét, lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh.

- Độ mặn xâm nhập vào sông mạnh hơn TBNN cùng kỳ nhưng yếu hơn năm 2021. Độ mặn lớn nhất trong thời kỳ này khả năng xuất hiện vào ngày 02-04/7.

Với điều kiện thời tiết như vậy ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân đối với cây lúa cần tăng cường công tác phòng chống hạn cho cây trồng; Chăm sóc, tỉa dặm xới xáo sục bùn, bón phân thúc lần 1 cho các trà lúa sau gieo sạ 12-15 ngày; Tăng cường Diệt chuột và ốc bưu vàng, tập trung công tác phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh LSĐ; Còn đối với lâm nghiệp cần tiếp tục phòng chống cháy rừng, chống hạn cho vườn ươm.

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản bà con cần tăng cường quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi tôm, cá. Thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đề phòng các trường hợp nắng nóng cao kết hợp với mưa dông làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các đối tượng thủy sản nuôi. 

Về hoạt động thủy lợi các địa phương cần kiểm tra hệ thống kênh mương tưới tiết kiệm và chống tổn thất nước; theo dõi tình hình mặn xâm nhập nội đồng, sông để có kế hoạch lấy nước từ sông bảo đảm cấp nước sản xuất; thường xuyên kiểm tra các công trình ngăn mặn không để mặn xâm nhập vào nội đồng. Triển khai công tác chống hạn đảm bảo phát triển sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

 

TT

 

 

Đơn vị

Tổng đàn trâu bò (số liệu

thống kê đến 01/01/2022)

 

Số gia súc trong diện tiêm (80% tổng đàn)

Số lượng vắc xin VDNC

đăng ký của các địa phương

(liều)

 

 

Tổng số

Trong đó

 

Trâu

 

1

Vĩnh Linh

15.641

4.041

11.600

12.500

11.000

2

Gio Linh

10.811

2.654

8.157

8.650

8.325

3

Đông Hà

1.244

214

1.030

990

950

4

Triệu Phong

7.236

1.003

6.233

5.760

6.000

5

TX Quảng Trị

1.228

520

708

980

700

6

Hải Lăng

5.527

1.154

4.373

4.400

4.500

7

Cam Lộ

6.963

1.063

5.900

6.000

5.600

8

Đakrông

13.148

6.267

6.881

10.500

8.000

9

Hướng Hóa

15.806

3.845

11.961

12.650

2.650

10

Cồn Cỏ

31

 

31

25

25

 

Tổng cộng

77.604

20.761

56.843

62.000

57.750

 

Trong quá trình triển khai tiêm phòng, các đơn vị cập nhật số liệu, kịp thời báo cáo để điều chỉnh, cung ứng vắc xin đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch của địa phương, tránh để thừa, lãng phí vắc xin.

5.           Tiêm phòng vắc xin

a)         Lực lượng tiêm phòng

-     Thành lập các tổ tiêm phòng thành phần gồm có: Nhân viên thú y, Nhân viên khuyến nông, trưởng thôn, thú y đang hành nghề tại địa phương… để thực hiện tiêm phòng.

-     Căn cứ vào số lượng trâu, bò và tình hình thực tế tại địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp xã triệu tập lực lượng thú y cơ sở, khuyến nông viên cơ sở xây dựng kế hoạch tiêm phòng phù hợp, đảm bảo tiêm phòng theo đúng lịch, không tiêm phòng dàn trải, kéo dài; hạn chế tối đa lượng vắc xin dư thừa.

-     Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã phân công cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai tiêm phòng, giám sát trước, trong sau tiêm phòng.

b)        Cố định trâu, bò để tiêm phòng

Để đảm bảo tiêm phòng đúng thời gian, kỹ thuật, liều lượng vắc xin, an toàn cho người tiêm phòng, mỗi một xã/thôn, xóm tùy vào điều kiện địa hình đi lại làm ít nhất 01 gióng để cố định trâu, bò (lựa chọn địa điểm làm gióng cho phù hợp đảm bảo tiêm phòng hết các hộ chăn nuôi trong xóm).

d) Quản lý đàn trâu bò sau tiêm vắc xin

- Giám sát lâm sàng

+ Trong vòng 01 tuần sau khi tiêm phòng, giám sát các triệu chứng lâm sàng

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 18/07/2022 15:29 Lê Vĩnh Nhiên 18/07/2022 17:53

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà