Nông thông QT
Danh mục
Nông nghiệp nông thôn Quảng Trị
NỘI DUNG

NÔNG NGHIỆP, nông thôn QT NGÀY  07-9- 2022

MC: Kính chào bà con và các bạn! CT Nông nghiệp, nông thôn  tuần này có những nội dung đáng chú ý sau:

-Hiệu quả chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Mục số tay nhà nông lưu ý bà con các biện pháp chăm sóc và phòng trừ bệnh loét sọc mặt cạo và nứt vỏ xì mủ trên cây Cao su.

  Nhạc cắt

                                        

MC: Vụ Hè Thu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do không đủ nước tưới, nên hàng ngàn ha lúa bị bỏ không. Để chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng các cây trồng cạn. Vụ Hè Thu 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình chuyển đổi trên đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối liên kết cùng Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tiêu thụ sản phẩm, và mô hình đã đưa lại hiệu quả cao. Bài viết sau ghi nhận hiệu quả này, mời bà con và các bạn cùng nghe!

Mô hình triển khai thôn Lễ Môn xã Phong Bình và thôn Ba De, Cu Đinh, xã Linh Trường huyện Gio Linh với quy mô 10 ha, sử dụng giống ngô biến đổi gen NK7328 BT/GT có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 75-80 ngày. Để triển khai mô hình trung Tâm đã hỗ trợ cho các hộ dân tham gia mô hình xã Phong Bình 50% và xã Linh Trường 70% giống, phân bón và thuốc BVTV, Công ty Thương mại cho người dân ứng trước 50 % phân hữu cơ cuối vụ khi thu hoạch ngô sẽ đối trừ. Để thực hiện đúng quy trình Trung tâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn có 60 người tham gia, cử hai cán bộ bám sát chỉ đạo tại hiện trường, từ làm đất, gieo hạt đến chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.

P/v bà Hồ Thị Hoa, thôn Ba De , xã Linh Trường, huyện Gio Linh chia sẻ:

Ghi âm

Qua quá trình triển khai cho thấy giống ngô biến đổi gen NK7328 BT/GT có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp gieo trồng trên đất Lúa thiếu nước trong vụ Hè Thu. Giống Ngô chịu hạn mức độ trung bình, chịu úng kém, có khả năng phát triển tốt trong điều kiện thâm canh cao, đặc biệt bộ phận thân lá phát triển mạnh, nên cho năng suất sinh khối cao, đây là yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt mô hình này có sự liên kết với tổng Công ty Thương mại Quảng Trị thu mua tại ruộng cho bà con với giá 1.000 đồng/kg chặt ngang gốc cây. Dự kiến Năng suất tại xã Linh Trường 55 tấn/ha tại xã và  66 tấn/ha tại Phong Bình, cho thu nhập từ 55-65 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 25 triệu/ha, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

P/v ông Bùi Ngọc Dương: Phó chủ tịch UBND xã Phong Bình cho biết:

Ghi âm

P/v ông Hồ Xuân Hiếu – Giám đốc Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị nói:

Ghi âm

Mô hình triển khai đã có tác động trong thay đổi tập quán sản xuất bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng phân hữu cơ Vi sinh, nhằm tăng độ màu mỡ, tạo môi trường thuận lợi cho cây Ngô sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng suất sinh khối, tăng chất lượng sản phẩm xanh và hiệu quả kinh tế.

Việc triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất trên chân đất trồng lúa không chủ động nước tưới, năng suất thấp bằng mô hình trồng ngô sinh khối liên kết tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo được bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

p/v ông Trần Cẩn: Giám Đốc trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị  cho biết thêm

Ghi âm

Nhạc cắt

MC: Kính thưa bà con và các bạn! Trong mục số tay nhà nông tuần này, Kỹ sư Phương Thảo- Trung tâm khuyến nông Quảng Trị  hướng dẫn biện  pháp chăm sóc và phòng trừ bệnh loét sọc mặt cạo và nứt vỏ xì mủ trên cây Cao su.

Để phòng trừ tốt bệnh loét sọc mặt cạo và nứt vỏ xì mủ trên cây Cao su bà con cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại, tỉa bỏ các cành bị bệnh để tạo sự thông thoáng trong vườn cây, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những cây bị bệnh.

Những vùng bị loét sọc mặt cạo nặng nên giảm chu kỳ cạo hoặc nghỉ cạo trong thời gian mưa dầm, không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp (quá gần mặt đất) vì như vậy dễ làm đất văng lên miệng cạo lúc mưa. Định kỳ vệ sinh mặt cạo, miệng cạo và bôi thuốc để phòng bệnh bằng các loại thuốc như Ridomil Gold 68 WG, Fortazeb 72WP, Agrifos 400,... pha nồng độ 2% (pha 20g thuốc trong 1 lít nước) và bôi thêm lớp vaseline để chống ướt. Trong mùa mưa nên bôi thuốc từ 1-2 lần/tháng.

Những cây bị bệnh, được đánh dấu và nghỉ cạo, rồi quét các loại thuốc trên một tuần 2 lần cho đến khi khỏi bệnh mới cạo lại, nhằm tránh lây lan sang các cây khác qua dao cạo.

Khi bệnh xì mủ xuất hiện trên thân phải lấy dao sắc cạo mô bị bệnh và bôi quét thuốc kịp thời. Cần phát hiện bệnh sớm khi vết bệnh còn nhỏ và nhẹ. Sử dụng thuốc  có hoạt chất metalaxyl + mancozeb như Ridomil MZ-72, Mexyl MZ-72... pha nồng độ 2% trong nước hoặc có thêm chất bám dính. Lưu ý: Chỉ áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc khi có triệu chứng bệnh xuất hiện. Các cây bị bệnh nặng phải cho nghỉ cạo để chữa trị dứt điểm rồi mới cho cạo lại.

MC: Trên đây là một số các biện pháp chăm sóc và phòng trừ một số bệnh gây hại trên cây cao su trước khi bước vào mùa mưa. Đề nghị bà con chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp trên nhằm mang lại hiệu quả cao.Cảm ơn bà con và các bạn đã theo dõi Ct nông nghiệp, nông thôn tuần này, hẹn gặp lại bà con và các bạn trong khung giờ này tuần sau! 

 

GTPS: Vụ Hè Thu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do không đủ nước tưới, nên hàng ngàn ha lúa bị bỏ không. Để chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng các cây trồng cạn. Vụ Hè Thu 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình chuyển đổi trên đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối liên kết cùng Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tiêu thụ sản phẩm, và mô hình đã đưa lại hiệu quả cao. Nội dung này sẽ có trong ct Nông nghiệp, nông thôn QT được phát sóng vào lúc 11h20 ngày 7/9 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, kính mời bà con và các bạn đón nghe!  

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 06/09/2022 10:03 Lê Vĩnh Nhiên 06/09/2022 14:39

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà